Quyền được bồi thường của người nông dân khi Nhà nước thu

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 68)

hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế

Khi nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển, đất nước đang từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, việc xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng là một điều tất yếu đã có rất nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước được phê duyệt. Đi cùng với đó là phải có mặt bằng xây dựng và nhiều trường hợp phải thu hồi đất để phân phối lại theo quy hoạch. Trong khi đó những diện tích Nhà nước có nhu cầu sử dụng lại do những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang có quyền sử dụng do được giao đất, thuê đất hoặc nhận chuyển quyền sử dụng đất… Do đó, việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị,

xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ nhu cầu công cộng và lợi ích quốc gia là một vấn đề rất được chú trọng và được tiến hành mạnh mẽ từ khi Nhà nước ta thực hiện đường lối đổi mới chuyền từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình này được thúc đẩy nhanh hơn từ những năm 1990 khi nền kinh tế bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO thì nhu cầu thu hồi đất cho mục tiêu phát triển kinh tế càng lớn. Việc qui hoạch đất đai là cơ sở pháp lý cho việc phân phối lại đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên có hạn mà nhu cầu sử dụng đất thì ngày càng tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất cho các dự án kinh tế là rất lớn. Diện tích đất đai chưa sử dụng ở nước ta còn tương đối nhiều nhưng đa phần lại phân bố ở những nơi không thuận lợi về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nên rất khó đưa vào sử dụng một cách hiệu quả. Do đó, Nhà nước buộc phải điều tiết, phân phối lại để sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả.

Ngày 29/11/2013 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai trong đó quy định 4 trường hợp Nhà nước tiến hành thu hồi đất:

- Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

- Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe doạ tính mạng con người.

Điều 62 Luật Đất đai năm 2013 quy định Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trong các trường hợp sau:

- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất bao gồm những dự án sau:

+ Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;

+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông thuỷ lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;

- Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:

+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương

+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông. thuỷ lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải

+ Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hoả táng

+ Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu nông thôn mới; chỉnh trang đô thị; khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

+Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.

Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được Nhà nước tiến hành dựa trên những căn cứ quy định tại Điều 63 Luật Đất đai 2013 đó là:

Thứ nhất, dự án phải thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại

Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai 2013;

Thứ hai, dựa trên kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã

được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

Thứ ba, dựa trên tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất cũng như tránh tình trạng dự án treo không đủ năng lực triển khai dẫn đến thu hồi đất tràn lan ảnh hưởng tới người nông dân đang sử dụng đất ổn định, Luật Đất đai năm 2013 đã có những quy định chi tiết, cụ thể hơn về điều kiện đối với người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. Theo Điều 58 Luật Đất đai năm 2013, đối với dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào các mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khi có một trong các văn bản sau:

- Dự án chuyển mục đích sử dụng đất từ 10 héc ta đất trồng lúa trở lên; từ 20 héc ta đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ;

- Dự án chuyển mục đích sử dụng đất dưới 10 héc ta đất trồng lúa; dưới 20 héc ta đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng thì phải có nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định đối với các dự án có vốn đầu tư trực tiếp của nhà đầu tư nước ngoài tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới, ven biển không thuộc trường hợp Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư thì trước khi xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải gửi văn bản xin ý kiến của các Bộ.

Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao có ý kiến bằng văn bản gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai năm 2013 quy định cụ thể điều kiện của người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư đó là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, có năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến

độ của dự án đầu tư;

Thứ hai, ký quỹ theo quy định của pháp luật về đầu tư;

Thứ ba, không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với

trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác. Theo khoản 3 điều 14 Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 15/05/2014 việc xác định người được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai được xác định theo các căn cứ sau:

a) Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đối với dự án tại địa phương được lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Nội dung công bố về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai và kết quả xử lý vi phạm pháp luật đất đai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai đối với các dự án thuộc địa phương khác.

Có thể nói, những quy định mới của pháp luật đất đai về vấn đề thu hồi đất để phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng đã thể hiện sự chặt chẽ, nghiêm túc hơn tránh tình trạng thu hồi đất tràn lan như trước đây dẫn đến dự án treo, chậm tiến độ rất nhiều trong khi đó người dân bị mất đất sản xuất, đời sống khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Mặt khác, thông qua việc quy định cụ thể chi tiết các điều kiện để một dự án đầu tư được chấp thuận để từ đó Nhà nước tiến hành thu hồi đất của người nông dân và giao đất cho chủ đầu tư cũng tạo điều kiện đảm bảo quyền lợi cho người nông dân.

Một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết trong vấn đề thu hồi đất đó là phải đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước, chủ đầu tư và người nông dân hay nói cách khác là giữa người thu hồi đất, người bị thu hồi đất và người được giao đất. Gần 30 năm qua, Luật Đất đai cùng hàng loạt các nghị định của Chính phủ, thông tư của các Bộ, ngành… đã qua nhiều lần chỉnh sửa với mục tiêu tiếp cận thực tế để giải quyết các xung đột phát sinh trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thế nhưng khiếu nại liên quan đến lĩnh vực này không giảm, thậm chí có xu hướng ngày càng gay gắt. Trên thực tế, có hơn 70% khiếu nại của công dân liên quan đến đất đai mà nhiều nhất là khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất [40]. Do đó, nếu muốn việc thu hồi đất diễn ra nhanh chóng,thuận lợi đúng thời hạn của pháp luật thì Nhà nước cần phải có một hệ thống quy phạm pháp luật đất đai trong đó quyền lợi và nghĩa vụ của người nông dân trong vấn đề thu hồi đất được quy định cụ thể, rõ ràng, cùng với đó là một cơ chế đảm bảo cho quyền và nghĩa vụ đó được thực hiện trên thực tế.

Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các mối quan hệ về đất đai. Qua gần 10 năm thi hành, Luật Đất đai năm 2003 đã phát huy khá tốt vai trò ổn định các mối quan hệ về đất đai. Tuy nhiên, nó cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập, ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy, cần thiết phải ban hành Luật Đất đai mới thay thế Luật Đất đai 2003. Luật Đất đai năm 2013 vừa tiếp tục kế thừa, luật hoá những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật Đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế bấp cập của Luật Đất đai năm 2003. Cụ thể trong vấn đề thu hồi đất, Luật quy định cụ thể và đầy đủ từ việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đảm bảo một cách công khai, minh bạch và quyền lợi của người có đất thu hồi nhằm khắc phục, loại bỏ những trường hợp thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất đồng thời khắc phục một cách có hiệu quả những trường hợp thu hồi đất mà không đưa vào sử dụng, gây lãng phí, tạo các dư luận xấu trong xã hội. Các quy định của pháp luật đất đai về vấn đề thu hồi đất đã làm rõ quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất. Để tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, chúng ta phải tìm hiểu các quy định về thu hồi đất của Luật Đất đai năm 2013.

Đây chính là vấn đề được người có đất thu hồi quan tâm nhất bởi nó cho thấy quyền và lợi ích của họ có được đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan trong quan hệ thu hồi đất không. Chính vì thế, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định chi tiết về vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo đó, việc bồi thường phải được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc:

Thứ nhất, người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ các

điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 thì được bồi thường;

Thứ hai, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của từng loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất;

Thứ ba, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo khách

quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.

Không phải chủ thể sử dụng đất nào khi bị thu hồi đất cũng được hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư mà chỉ các đối tượng có đủ điều kiện mới được hưởng chế độ này. Điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi chung là giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 77 Luật Đất đai năm 2013; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp;

- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người nông dân khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 68)