Tình trạng tính thanh khoản hiện thời

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 38)

Tính thanh khoản cho biết khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp, trong đề tài này tác giả sử dụng chỉ tiêu tỷ số thanh khoản hiện thời, đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn để đánh giá khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp xây dựng trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Về mặt lý thuyết tỷ số thanh khoản phải lớn hơn 1 thì doanh nghiệp mới đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ngƣợc lại nếu nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp đang đứng trƣớc nguy cơ về tài chính. Xu hƣớng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2011 – 2014 đƣợc thể hiện qua hình 3.3

Nguồn: Báo cáo tài chính của 43 doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2011-2014

Hình 3.6: Khả năng thanh toán hiện thời của các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2011 – 2014

Qua biểu đồ ta thấy tỷ số thanh khoản của 44 doanh nghiệp trên sở giao dịch chứng khoán tƣơng đối tốt trong giai đoạn 2011 – 2014. Trong giai đoạn 2011 – 2014 nền kinh tế không ổn định, với tỷ số thanh khoản bình quân 4 năm của 44 doanh nghiệp là 1,36 cho thấy trong giai đoạn này các doanh nghiệp xây dựng giữ đƣợc mức thanh khoản khá an toàn, mặc dù giai đoạn này lãi suất ngân hàng khá cao nhƣng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo cho

1.20 1.30 1.40 1.50 2011 2012 2013 2014 1.36 1.31 1.33 1.42 TSNH_NNH

32

mình khả năng trả nợ tốt, để tạo sự tín nhiệm cho các ngân hàng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ có thể tiếp cận thuận lợi nguồn tín dụng để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.3.5 Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp có thể đo lƣờng qua doanh thu, tổng tài sản. Để đánh giá tốc độ tăng trƣởng của các doanh nghiệp xây dựng tác giả sử dụng chỉ tiêu doanh thu. Mức tăng trƣởng doanh thu qua các năm đƣợc thể hiện ở hình 3.4 sau:

Nguồn: Báo cáo tài chính của 43 doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2011-2014

Hình 3.7: Tốc độ tăng trƣởng doanh thu trong giai đoạn 2011-2014 Qua biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trƣởng doanh thu của các doanh nghiệp xây dựng không ổn định đặc biệt năm 2013 mức tắng trƣởngn ày âm 3,1%. Trong giai đoạn 2011 – 2014, tốc độ tăng trƣởng doanh thu cao nhất ở năm 2014 là 46,3% cho ta thấy rằng sự khôi phục của ngành xây dựng cũng nhƣ ngành bất động sản. -10.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 2011 2012 2013 2014 7.8% 20.8% -3.1% 46.3% TDTT_DT

33

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HỆ SỐ NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC LĨNH VỰC XÂY DỰNG

TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SỐ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN SỐ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN

4.1.1 Các kiểm định thực hiện

Kết quả kiểm định hệ số tƣơng quan cặp giữa các biến độc lập cho thấy hệ số tƣơng quan cặp giữa các biến độc lập đều rất thấp (nhỏ hơn 0,5). Mức độ tƣơng quan giữa các biến độc lập là không cao, do vậy có thể chấp nhận rằng giữa các biến độc lập không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến (xem phụ lục 1: Ma trận tương quan).

Thông qua kiểm định Hausman, với p_value = 0,0286 < 0,05 (xem phụ lục 2), suy ra bác bỏ giả thuyết , rằng FEM và REM không có sự khác biệt đáng kể. Nên phƣơng pháp ảnh hƣởng cố định – FEM đƣợc sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ số nợ của các doanh nghiệp xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

4.1.2 Kết quả mô hình hồi quy đạt đƣợc

Bảng 4.1: Kết quả hồi quy mô hình phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản

Mô hình FEM Hệ số β

Quy mô doanh nghiệp LogTTS 0,2323*

Cơ cấu tài sản TSCD_TTS -0,1907*

Tình trạng lợi nhuận LNTT_TTS -0,2745*

Tính thanh khoản hiện thời TSNH_NNH -0,1325*

Tốc độ tăng trƣởng TDTT_DT 0,0038

Mô hình Hệ số tự do -0,4023

0,5194

P_value 0,000

Nguồn: Kết quả hồi quy từ số liệu tài chính của 43 doanh nghiệp xây dựng trên sở giao dịch trong giai đoạn 2011-2014

Ghi chú:

34

-(*): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; -(**): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; -(***): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%;

Đánh giá chung mô hình hồi quy theo phƣơng pháp FEM

Bảng 4.1 trình bày kết quả hồi quy mô hình cho sự ảnh hƣởng của các biến giải thích đến tỷ số nợ của các doanh nghiệp vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo phƣơng pháp ảnh hƣởng cố định (FEM). Mô hình có giá trị P_value= 0,000 là rất nhỏ, từ đó ta có thể bác bỏ giả thuyết rằng các hệ số trong mô hình hồi quy bằng 0. Nhƣ vậy, có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0, với kết quả tìm đƣợc cho biết mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trong mô hình FEM có =0,5194 với ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích đƣợc 51,94% sự biến động trong tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Trong khi đó, có 48,06% đƣợc giải thích bởi các yếu tố bên ngoài mô hình.

Mô hồi quy nhận đƣợc hình

Z = -0,4023 + 0,2323LogTTS – 0,1907TSCD_TTS – 0,2745LNTT_TTS – 0,1325TSNH_NNH + 0,0038TDTT_DT.

Trong đó:

Các biến có ý nghĩa thống kê là: LogTTS, TSCD_TTS, LNTT_TTS, TSNH_NNH.

Các biến không có ý nghĩa thông kê là: TDTT_DT.

4.1.3 Giải thích

Thông qua kết quả hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% thì có 4 biến có ảnh hƣởng đến tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản đó là: quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, tình trạng lợi nhuận, tính thanh khoản hiện thời.

4.1.3.1 Quy mô doanh nghiệp

Kết quả hồi quy cho thấy, biến quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê 1% với hệ số hồi quy mang giá trị là 0,2323; đồng nghĩa với việc biến quy mô doanh nghiệp tƣơng quan thuận với tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu trùng với kết luận các nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc và Võ Kiều Trang (2008), Bùi Phan Nhã Khanh (2012), Lê Thị Mỹ Phƣơng (2012), Đào Thị Tiến Minh (2013), Nguyễn Công Thức (2013). Điều có nghĩa là khi quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì sử dụng nợ càng nhiều. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 1% thì tỷ số nợ sẽ tăng 0,2323%.

35

Như vậy, quy mô doanh nghiệp tương quan thuận với tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

4.1.3.2 Cơ cấu tài sản

Cơ cấu tài sản tƣơng quan nghịch với tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản, có mức ý nghĩa thống kê ở mức 1% và hệ số hồi quy -0,1907. Khi doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định càng lớn thì càng sử dụng ít nợ vay. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định tăng 1% thì hệ số nợ giảm 0,1907%.

Kết quả này không trùng với giả thuyết ban đầu là khi giá trị tài sản cố định càng tăng thì mức độ sử dụng nợ càng nhiều của tác giả. Ta có thể giải thích cho sự không giống nhau nhƣ sau: vì trong giai đoạn 2011 - 2014 nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp Xây dựng chiếm trung bình khoảng 83% trong cơ cấu nợ, điều này cho thấy rằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Xây dựng trong giai đoạn này thì chủ yếu sử dụng nợ để bổ sung tài sản lƣu động hơn là bổ sung tài sản cố định.

Như vậy, cơ cấu tài sản tương quan nghịch với tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

4.1.3.3 Tình trạng lợi nhuận

Kết quả hồi quy cho thấy, biến tình trạng lợi nhuận có ý nghĩa thống kê 1% và hệ số hồi quy mang giá trị âm, đồng nghĩa với việc biến này tƣơng quan nghịch với tỷ số nợ trên tổng tài sản. Kết quả này trùng với kết luận từ các nghiên cứu của Trƣơng Đông Lộc và Võ Kiều Trang (2008), Bùi Phan Nhã Khanh (2012), Lê Thị Kim Thƣ (2012), Lê Đào Thanh Chiêu An (2013). Điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng và giả thuyết kỳ vọng ban đầu của tác giả.

Hệ số tƣơng quan của biến LNTT_TTS so với tỷ số nợ bằng -0,2745 có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi cứ 1% tăng thêm của lợi nhuận thì tỷ số nợ giảm 0,2745%. Điều này chứng minh rằng tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản càng cao thì tỷ suất nợ trên tổng tài sản càng giảm.

Khi các yếu tố khác không đổi và chỉ có yếu tố tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản (LNTT_TTS), mà yếu tố này tăng thì có thể do một trong những nguyên nhân sau:

- Lợi nhuận trƣớc thuế tăng và tổng tài sản không đổi.

- Lợi nhuận trƣớc thuế không đổi và tổng tài sản giảm.

- Lợi nhuận trƣớc thuế tăng và tổng tài sản giảm.

Nhân tố LNTT_TTS tăng do yếu tố lợi nhuận trƣớc thuế tăng và tổng tài sản không đổi, với các yếu tố khác không đổi thì lợi nhuận giữ lại của doanh

36

nghiệp tăng. Theo thuyết trật tự phân hạng, khi doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thu đƣợc lợi nhuận cao thì các doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng lợi nhuận giữ lại tiếp tục đầu tƣ cho hoạt động kinh doanh của mình thay vì đi vay nợ từ bên ngoài. Do đó khi tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản tăng thì tỷ số nợ giảm.

Nhân tố LNTT_TTS tăng do yếu tố lợi nhuận trƣớc thuế không đổi tăng và tổng tài sản giảm. Khi tổng tài sản của doanh nghiệp giảm khi đó giá trị tài sản thuế chấp của các khoản vay giảm làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận đƣợc các khoản tín dụng bên ngoài.

Nhân tố LNTT_TTS tăng do yếu tố lợi nhuận trƣớc thuế tăng và tổng tài sản giảm làm cho tỷ số nợ giảm là theo thuyết trật tự phân tự phân hạng và giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp giảm làm cho tỷ số nợ giảm.

Như vậy, tình trạng lợi nhuận tương quan nghịch với tỷ số nợ của doanh nghiệp.

4.1.3.4 Tính thanh khoản hiện thời

Với mức ý nghĩa 1%, hệ số hồi quy của biến tỷ trọng tài sản ngắn hạn so nợ ngắn hạn (TSNH_NNH) mang giá trị âm, đồng nghĩa với việc biến tính thanh khoản hiện thời tƣơng quan nghịch với tỷ số nợ. Điều này có nghĩa là khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng cao thì mức độ sử dụng nợ càng thấp. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết ban đầu và lý thuyết trật tự phân hạng.

Trong giai đoạn 2011-2014, lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc điều chỉnh giảm dần nhằm tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp. Mặc dù lãi suất giảm nhƣng khả năng vay vốn của doanh nghiệp thấp một phần do các doanh nghiệp còn e dè trong việc mở rông quy mô kinh doanh khi tình hình kinh tế còn nhiều biến động, bên cạnh đó khi vay vốn các doanh nghiệp còn vƣớng phải rào cản về hồ sơ pháp lý đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp sử dụng các tài sản có tính thanh khoản cao để tự tài trợ cho hoạt động của mình. Vì vậy, tính thanh khoản có mối quan hệ nghịch với tỷ số nợ.

Hệ số tƣơng quan giữa TSNH_NNH và tỷ số nợ bằng -0,1325 nói lên rằng khi các điều kiện khác không đổi, cứ 1% tăng thêm của TSNH_NNH thì hệ số nợ giảm 0,1325%.

Như vậy, tỷ lệ tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn tương quan nghịch với tỷ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp.

4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ

37

4.2.1 Các kiểm định thực hiện

Thông qua kiểm định Hausman, với p_value = 0,0012 < 0,05 (xem phụ lục 2: hồi quy theo biến phụ thuộc tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu), suy ra bác bỏ giả thuyết , rằng FEM và REM không có sự khác biệt đáng kể. Nên phƣơng pháp ảnh hƣởng cố định – FEM đƣợc sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

4.2.2 Kết quả mô hình hồi quy đạt đƣợc

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy mô hình phân tích ảnh hƣởng của các nhân tố đến tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu

Mô hình FEM Hệ số β

Quy mô doanh nghiệp LogTTS 7,1906*

Cơ cấu tài sản TSCD_TTS -4,1201**

Tình trạng lợi nhuận LNTT_TTS -9,6246*

Tính thanh khoản hiện thời TSNH_NNH 0,2462 Tốc độ tăng trƣởng TDTT_DT 0,1565 Mô hình Hệ số tự do -36,5560* 0,2111 P_value 0,000

Nguồn: Kết quả hồi quy từ số liệu tài chính của 43 doanh nghiệp xây dựng trên sở giao dịch trong giai đoạn 2011-2014

Ghi chú:

Hệ số β: Hệ số hồi quy; P_value: mức ý nghĩa thống kê của mô hình; -(*): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 1%;

-(**): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; -(***): Biến có ý nghĩa thống kê ở mức 10%;

Đánh giá chung mô hình hồi quy theo phƣơng pháp FEM

Bảng 4.2 trình bày kết quả hồi quy mô hình cho sự ảnh hƣởng của các biến giải thích đến tỷ suất nợ so với chủ sở hữu của các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội theo phƣơng pháp ảnh hƣởng cố định (FEM). Mô hình có giá trị P_value= 0,000 ta có thể bác bỏ giả thuyết rằng các hệ số trong mô hình hồi quy bằng 0. Nhƣ vậy, có ít nhất

38

một hệ số hồi quy khác 0, với kết quả tìm đƣợc cho biết mô hình có ý nghĩa về mặt thống kê.

Trong mô hình FEM có =0,2111 với ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích đƣợc 21,11% sự biến động trong tỷ suất nợ so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong khi đó, có 79,99% đƣợc giải thích bởi các yếu tố bên ngoài mô hình.

Mô hồi quy nhận đƣợc hình

Z = -36,5560 + 7,1906LogTTS – 4,1201TSCD_TTS – 9,6246LNTT_TTS + 0,2462TSNH_NNH + 0,1565TDTT_DT.

Trong đó:

Các biến có ý nghĩa thống kê là: LogTTS, TSCD_TTS, LNTT_TTS,. Các biến không có ý nghĩa thông kê là: TDTT_DT, TSNH_NNH.

4.2.3 Giải thích

Thông qua kết quả hồi quy cho thấy với mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% thì có 3 biến có ảnh hƣởng đến tỷ suất nợ so với vốn chủ sở hữu đó là: quy mô doanh nghiệp, cơ cấu tài sản, tình trạng lợi nhuận,.

4.2.3.1 Quy mô doanh nghiệp

Kết quả hồi quy cho thấy, biến quy mô doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê 1% với hệ số hồi quy mang giá trị là 7,1906; đồng nghĩa với việc biến quy mô doanh nghiệp tƣơng quan thuận với tỷ suất nợ so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Điều có nghĩa là khi quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì các doanh nghiệp có xu hƣớng sử dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 1% thì tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng 7,1906%.

Như vậy, quy mô doanh nghiệp tương quan thuận với tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

4.2.3.2 Cơ cấu tài sản

Với mức ý nghĩa thống kê ở mức 5% và hệ số hồi quy -4,1201; đồng nghĩa với việc biến cơ cấu tài sản tƣơng quan âm với tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu. Khi doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định càng lớn thì càng sử dụng ít nợ vay. Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi doanh nghiệp có

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 38)