Tiêu chí xếp các doanh nghiệp vào lĩnh vực xây dựng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 30 - 31)

Các doanh nghiệp trong đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đều hoạt động đa ngành nghề nhƣng hoạt động chính của các doanh nghiệp vẫn là hoạt động về lĩnh vực xây dựng.

Theo quyết định về ban hành hệ thống ngành nghề của Việt Nam (Số 10/2007/QĐ – TTg) thì lĩnh vực Xây dựng nằm trong 21 ngành cấp 1. Các doanh nghiệp có thể chia thành những ngành nhƣ sau:

Xây dựng nhà các loại: hoạt động xây dựng các khu nhà để ở hoặc không phải để ở, tự tiến hành hoặc trên cơ sở các hợp đồng hoặc phí. Các đơn vị thực hiện chỉ một số công đoạn của quy trình xây dựng đƣợc xếp vào nhóm ngành này, bao gồm:

 Loại nhà ở: nhà cho một hộ gia đình, nhà cho nhiều hộ gia đình bao gồm các toàn nhà cao tầng.

 Loại nhà không để ở: nhà dành cho sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trƣờng học các khu văn phòng, khách sạn, cửa hàng, các dãy nhà hàng, cửa hàng ăn, nhà của sân bay, các khu thể thao trong nhà, gara, kho hàng, các tòa nhà dành cho tôn giáo.

 Lắp ráp và ghép các cấu kiện xây dựng đúc sẵn tại hiện trƣờng xây dựng.

 Tu sửa và cải tạo các khu nhà đã tồn tại.

Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng: xây dựng công trình đƣờng sắt, đƣờng bộ, cầu, cống, sân bay, cảng và dự án thủy khác, hệ thống thủy lợi, các công trình công nghiệp, đƣờng ống và đƣờng điện, các khu thể thao ngoài trời,

24

công trình công ích và các công trình kĩ thuật dân dụng khác. Các công việc này có thể tự thực hiện hoặc trên cơ sở phí hoặc hợp đồng; một phần công việc hay toàn bộ công việc có thể thực hiện dƣới dạng ký hợp đồng phụ cho các nhà thầu khoán.

Hoạt động xây dựng chuyên dụng:

 Các hoạt động xây dựng các công trình đặc biệt đáp ứng mục tiêu sử dụng, khai thác riêng. So với các công trình khác đòi hỏi các thiết bị và trình độ tay nghề đƣợc chuyên môn hóa nhƣ đóng cọc, san nền, đổ khung, đổ bê tông, xếp gạch, xây ốp đá, bắc giàn giáo, hợp mái… Việc lắp đặt các kết cấu thép mà các bộ phận đƣợc sản xuất không phải từ một đơn vị cũng bao gồm ở đây.

 Hoạt động lắp đặt các công trình xây dựng bao gồm việc lắp đặt các loại trang thiết bị mà chức năng xây dựng phải làm nhƣ thăm dò, lắp đặt hệ thống lò sƣỡi và điều hòa nhiệt độ, lắp đặt ăng ten, hệ thống báo động và các công việc khác thuộc về điện, hệ thống ống tƣới nƣớc, thanh máy, cầu thang tự động, … Nó còn bao gồm lắp đặt chất dẫn cách (chống thấm, nhiệt, ẩm), lắp đặt tấm kim loại, lắp đặt máy lạnh trong thƣơng nghiệp, lắp đặt các hệ thống chiếu sáng và hệ thống tín hiệu trên đƣờng quốc lộ, đƣờng sắt, sân bay, bến cảng… Hoạt động sữa chữa các loại trên cũng bao gồm ở đâu.

 Hoạt động hoàn thiện công trình bao gồm các hoạt động co liên quan đến việc hoàn thiện hoặc kết thúc một công trình nhƣ lắp kính, trát vữa, quét vôi, trang trí, ốp gạch tƣờng, lát sàn hoặc che phủ bằng những vật liệu khác nhƣ gỗ, thảm, giấy tƣờng,… đánh bóng sàn bằng cát , hoàn thiện phản mộc, công việc kiến trúc âm thanh, làm sạch ngoại thất, … kể cả việc tu sữa các loại trang thiết bị ở trên cũng nằm trong phần này.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)