Khái quát thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 25)

3.1.1.1 Lịch sử hình thành

Vào ngày 17/05/1972 tại Wall Street, 24 nhà môi giới và thƣơng gia đã chính thức ký thỏa thuận Buttonwood thành lập thị trƣờng chứng khoán New York (NYSE). Tại phiên họp các thƣơng gia quyết định sẽ gặp nhau hàng ngày tại Wall Street để giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Và cho đến bây giờ, chỉ số NYSE vẫn là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá thị trƣờng toàn cầu. Ngày nay, NYSE, AMEX, NASDAQ và hàng trăm các thị trƣờng chứng khoán khác đã góp phần quan trọng đáng kể vào nền kinh tế quốc gia và toàn cầu.

Trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam, thị trƣờng vốn luôn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển chung. Và trƣớc tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm đầu thập niên 90, sự ra đời của TTCKVN là một tất yếu. Chính vì thế, xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã đƣợc Đảng và Chính phủ Việt Nam định hƣớng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tƣ phát triển.

Một trong những bƣớc đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trƣờng vốn thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bƣớc đi thích hợp. Tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Trên cơ sở đề án của ban soạn thảo kết hợp với đề án của Ngân hàng nhà nƣớc và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trƣờng chứng khoán giúp Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam.

Đặc biệt, sự ra đời của ủy ban chứng khoán nhà nƣớc ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của thị trƣờng chứng khoán sau đó hơn 3 năm. Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đã thực thi chức năng, nhiệm vụ đạt đƣợc nhiều kết quả, thể hiện vai trò là

19

ngƣời tổ chức và vận hành thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy thị trƣờng chứng khoán phát triển, ngày 19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Ủy ban chứng khoán Nhà Nƣớc vào Bộ Tài chính.

Song, có thể nói rằng sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam là Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tƣớng Chính Phủ về việc thành lập hai trung tâm giao dịch Chứng khoán là Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TPHCM) và Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN). Và đặc biệt hơn, ngày 28/7/2000 TTGDCK TPHCM chính thức đi vào hoạt đông thực hiện phiên giao dịch đầu tiên đã đánh dấu một bƣớc ngoặt trong đời sống kinh tế - xã hôi của đất nƣớc. Tuy nhiên, tại thời điểm ra đời, TTGDCK TPHCM gặp rất nhiều khó khăn do hê thống pháp luật Việt Nam về chứng khoán nói chung chƣa đƣợc hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh hoạt động trên thị trƣờng chứng khoán còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chƣa có kinh nghiệm thực tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tƣ chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, TTGDCK khai trƣơng và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nƣớc chƣa thoát khỏi ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tƣ cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chƣa cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời còn quá thấp…Chính vì thế, trong giai đoạn đầu TTCKVN mà tiêu biểu là TTGDCK TPHCM hoạt động không đƣợc sôi nổi và vấn đề về chứng khoán là một vấn đề mờ nhạt rất ít ngƣời quan tâm.

Cuối cùng, mãi cho đến ngày 8/3/2005 TTGDCKHN chính thức khai trƣơng hoạt động, đánh dấu một bƣớc phát triển mới của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam và cũng là chính thức hiện thực hóa đề án xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán ở Việt Nam.

3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức

20

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hoạt động dƣới sự quản lý, điều hành và giám sát của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc – đơn vị trực thuộc Bộ Tài Chính. Do đó, khi nhắc đến tổ chức của thị trƣờng ta lƣợc khảo vài nét về Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc.

Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng trong tổ chức và quản lý nhà nƣớc về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán với mục tiêu chính là tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tƣ phát triển, đảm bảo cho thị trƣờng chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tƣ. Chức năng quản lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc thể hiện rõ trong nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhƣ:

-Xây dựng và kiện toàn pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán.

-Quản lý, điều hành, giám sát hoạt động của các Trung tâm Giao dịch và tổ chức thành viên liên quan đến lĩnh vực chứng khoán;

-Tổ chức nghiên cứu khoa học và thông tin, tuyên truyền phổ cập kiến thức về chứng khoán cho các tổ chức và công chúng

-Hợp tác quốc tế trong kinh doanh lĩnh vực chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. DÂN CHÚNG NHÀ ĐẦU TƢ QUỸ ĐẦU TƢ QUỸ BẢO HIỂM QUỸ TƢƠNG TRỢ XÃ HỘI C.PHỦ&C. QUYỀN ĐỊA PHƢƠNG DOANH NGHIỆP NGÂN HÀNG VÀ CÔNG TY TÀI CHÍNH CÔNG TY KIỂM TOÁN

CÔNG TY MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TT LƢU GIỮ CHỨNG

KHOÁN VÀ THANH TOÁN

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

TT PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƢỚC

21

Để thực hiện tốt chức năng trên, Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc đƣợc tổ chức chặt chẽ bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ Tịch; Các Ủy viên kiêm nhiệm cấp Thứ trƣởng Bộ Tài Chính, Bộ Tƣ Pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Ngoài ra Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc còn đƣợc phân chia thành 8 đơn vị trực tiếp hỗ trợ cho Chủ tịch của ủy ban bao gồm: ban Phát hành thị trƣờng chứng khoán, ban Quản lý phát hành chứng khoán, ban Quản lý kinh doanh chứng khoán, ban Hợp tác quốc tế, ban Tổ chức cán bộ, ban Kế hoạch – Tài chính, ban Pháp chế, Thanh tra, Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh). Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc:

1. Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội;

2. Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; 3. Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán; 4. Trung tâm tin học và thống kê; Tạp chí chứng khoán;

3.1.1.3 Chức năng của thị trƣờng

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có những chức năng cơ bản sau: - Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế: Thông qua hoạt động đấu thầu trái phiếu, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam góp phần không nhỏ trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Chính vì thế, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ra đời nhƣ một giải pháp kịp thời và hợp lý cho công tác huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc và đảm bảo sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đấu giá cổ phiếu, mua bán cổ phiếu rộng rãi làm cho thị trƣờng chứng khoán trở thành một địa điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp thấy rõ vị trí và giá trị của mình trên thị trƣờng cũng nhƣ thấy đƣợc nhu cầu về vốn cho sự phát triển của mình.

- Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng: Mong muốn chung của tất cả những nhà đầu tƣ là làm sao để đồng vốn mình nắm trong tay có khả năng sinh lời cao nhất. Tuy nhiên, không phải mọi nhà đầu tƣ đều có thể tìm thấy cho mình một nơi mà ở đó đồng vốn của mình có thể sinh lời. Trƣớc đây, hoạt động đầu tƣ của ngƣời dân chủ yếu nhằm vào việc hƣởng lãi ở ngân hàng, hoặc hƣớng đến các dự án nhỏ lẽ, không đem lại lợi nhuận hoặc đòi hỏi những điều kiện đầu tƣ không mong muốn. Ngoài ra, nhà đầu tƣ cũng chỉ đúng vai trò là ngƣời có vốn chứ không chủ động sử dụng nguồn vốn của mình. Khi thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ra đời, nhà đầu tƣ tìm thấy cho mình một môi trƣờng mà ở đó, đồng vốn của mình có thể sinh lời ở mức cao hơn nếu đƣợc sử dụng phù hợp. Ngoài ra, nhà đầu tƣ còn có thể chủ động hơn trong việc sủ dụng đồng vốn của mình thông qua nhiều phƣơng án đầu tƣ.

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Chứng khoán theo một mặt nào đó chỉ là những chứng chỉ đảm bảo tài sản cho những ngƣời nắm giữ nó. Vì thế, bản thân của chứng khoán không tạo ra đƣợc giá trị trong trao đổi nếu

22

nhƣ nó không trở thành hàng hóa của thị trƣờng. Và thị trƣờng chứng khoán là một thị trƣờng đặc biệt, nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa đặc biệt này. Thông qua thị trƣờng chứng khoán, các chứng khoán trở nên có giá trị trao đổi. Do đó, ta nói rằng chức năng của thị trƣờng chứng khoán là tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.

- Đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp: Một doanh nghiệp muốn đƣợc tham gia trên thị trƣờng bƣớc đầu tiên là phải đáp ứng điều kiện do Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đặt ra. Trong đó, đòi hỏi phải đáp ứng điều kiện về vốn và chất lƣợng hoạt động. Ngoài ra, các thông tin cổ phiếu đƣợc giao dịch phải thƣờng xuyên cung cấp một cách minh bạch và kịp thời cho thị trƣờng. Chính vì thế, đối với các doanh nghiệp thì đây là cơ hội để nhận thấy rõ năng lực của đơn vị mình, từ đó tùy thuộc vào mục tiêu phát triển mà các doanh nghiệp có chiến lƣợc phát triển hơp lý. Thông qua thông tin đƣợc các đơn vị cung cấp thƣờng xuyên, các nhà quản lý thị trƣờng và các nhà đầu tƣ có thể nhận định đánh giá tình hình hoạt động và cả những tiềm ẩn của doanh nghiệp. Do đó, thị trƣờng chứng khoán góp phần đánh giá hoạt động và định giá giá trị của doanh nghiệp.

- Tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô: trong quá trình hoàn thiện phát triển thị chứng khoán. Chính phủ không ngừng nghiên cứu và kiện toàn pháp luật pháp về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. Bên cạnh đó, thông qua sự vận động và phát triển thị trƣờng chứng khoán, các nhà quản lý phần nào hiểu đƣợc nhu cầu về vốn và khả năng cung ứng vốn trong nền kinh tế, cũng nhƣ tình hình hoạt động và khả năng của doanh nghiệp. Vì thế trong những giai đoạn nhất định có thể đề ra và thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp tƣơng xứng với từng giai đoạn của thị trƣờng, của nền kinh tế.

3.1.2 Khái quát Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 02/01/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại thị trƣờng giao dịch chứng khoán Hà nội, thị trƣờng giao dịch chứng khoán Hà nội đƣợc thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-Ttg ngày 11/07/1998, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trƣờng giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Sau hơn 5 năm hoạt động, thị trƣờng chứng khoán Hà Nội đã có những bƣớc trƣởng thành nhanh và mạnh, thu hút đƣợc sự quan tâm của doanh nghiệp và công chúng đầu tƣ. Thị trƣờng chứng khoán Hà Nội đã đƣợc Chủ tịch nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng huân chƣơng lao động hạng ba vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển

23

có hiệu quả của thị trƣờng chứng khoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

3.2.1 Đặc điểm lĩnh vực xây dựng

3.2.1.1 Giới thiệu về lĩnh vực xây dựng

Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng. Chu kỳ sản xuất thƣờng dài chừng 2 – 3 năm hoặc lâu hơn. Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp. Sản xuất xây dựng chịu ảnh hƣởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện địa điểm xây dựng đem lại. Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn. Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô.

3.2.1.2 Tiêu chí xếp các doanh nghiệp vào lĩnh vực xây dựng

Các doanh nghiệp trong đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đều hoạt động đa ngành nghề nhƣng hoạt động chính của các doanh nghiệp vẫn là hoạt động về lĩnh vực xây dựng.

Theo quyết định về ban hành hệ thống ngành nghề của Việt Nam (Số 10/2007/QĐ – TTg) thì lĩnh vực Xây dựng nằm trong 21 ngành cấp 1. Các doanh nghiệp có thể chia thành những ngành nhƣ sau:

Xây dựng nhà các loại: hoạt động xây dựng các khu nhà để ở hoặc không phải để ở, tự tiến hành hoặc trên cơ sở các hợp đồng hoặc phí. Các đơn vị thực hiện chỉ một số công đoạn của quy trình xây dựng đƣợc xếp vào nhóm ngành này, bao gồm:

 Loại nhà ở: nhà cho một hộ gia đình, nhà cho nhiều hộ gia đình bao gồm các toàn nhà cao tầng.

 Loại nhà không để ở: nhà dành cho sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trƣờng học các khu văn phòng, khách sạn, cửa hàng, các dãy nhà hàng, cửa hàng ăn, nhà của sân bay, các khu thể thao trong nhà, gara, kho hàng, các tòa nhà dành cho tôn giáo.

 Lắp ráp và ghép các cấu kiện xây dựng đúc sẵn tại hiện trƣờng xây dựng.

 Tu sửa và cải tạo các khu nhà đã tồn tại.

Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng: xây dựng công trình đƣờng sắt, đƣờng bộ, cầu, cống, sân bay, cảng và dự án thủy khác, hệ thống thủy lợi, các công trình công nghiệp, đƣờng ống và đƣờng điện, các khu thể thao ngoài trời,

24

công trình công ích và các công trình kĩ thuật dân dụng khác. Các công việc này có thể tự thực hiện hoặc trên cơ sở phí hoặc hợp đồng; một phần công việc hay toàn bộ công việc có thể thực hiện dƣới dạng ký hợp đồng phụ cho các nhà thầu khoán.

Hoạt động xây dựng chuyên dụng:

 Các hoạt động xây dựng các công trình đặc biệt đáp ứng mục tiêu sử dụng, khai thác riêng. So với các công trình khác đòi hỏi các thiết bị và trình độ tay nghề đƣợc chuyên môn hóa nhƣ đóng cọc, san nền, đổ khung, đổ bê tông, xếp gạch, xây ốp đá, bắc giàn giáo, hợp mái… Việc lắp đặt các kết cấu thép mà các bộ phận đƣợc sản xuất không phải từ một đơn vị cũng bao gồm ở

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 25)