Chức năng của thị trƣờng

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 28)

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam có những chức năng cơ bản sau: - Huy động vốn đầu tƣ cho nền kinh tế: Thông qua hoạt động đấu thầu trái phiếu, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam góp phần không nhỏ trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Chính vì thế, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ra đời nhƣ một giải pháp kịp thời và hợp lý cho công tác huy động vốn cho ngân sách nhà nƣớc và đảm bảo sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đấu giá cổ phiếu, mua bán cổ phiếu rộng rãi làm cho thị trƣờng chứng khoán trở thành một địa điểm thuận lợi cho các doanh nghiệp thấy rõ vị trí và giá trị của mình trên thị trƣờng cũng nhƣ thấy đƣợc nhu cầu về vốn cho sự phát triển của mình.

- Cung cấp môi trƣờng đầu tƣ cho công chúng: Mong muốn chung của tất cả những nhà đầu tƣ là làm sao để đồng vốn mình nắm trong tay có khả năng sinh lời cao nhất. Tuy nhiên, không phải mọi nhà đầu tƣ đều có thể tìm thấy cho mình một nơi mà ở đó đồng vốn của mình có thể sinh lời. Trƣớc đây, hoạt động đầu tƣ của ngƣời dân chủ yếu nhằm vào việc hƣởng lãi ở ngân hàng, hoặc hƣớng đến các dự án nhỏ lẽ, không đem lại lợi nhuận hoặc đòi hỏi những điều kiện đầu tƣ không mong muốn. Ngoài ra, nhà đầu tƣ cũng chỉ đúng vai trò là ngƣời có vốn chứ không chủ động sử dụng nguồn vốn của mình. Khi thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ra đời, nhà đầu tƣ tìm thấy cho mình một môi trƣờng mà ở đó, đồng vốn của mình có thể sinh lời ở mức cao hơn nếu đƣợc sử dụng phù hợp. Ngoài ra, nhà đầu tƣ còn có thể chủ động hơn trong việc sủ dụng đồng vốn của mình thông qua nhiều phƣơng án đầu tƣ.

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán: Chứng khoán theo một mặt nào đó chỉ là những chứng chỉ đảm bảo tài sản cho những ngƣời nắm giữ nó. Vì thế, bản thân của chứng khoán không tạo ra đƣợc giá trị trong trao đổi nếu

22

nhƣ nó không trở thành hàng hóa của thị trƣờng. Và thị trƣờng chứng khoán là một thị trƣờng đặc biệt, nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa đặc biệt này. Thông qua thị trƣờng chứng khoán, các chứng khoán trở nên có giá trị trao đổi. Do đó, ta nói rằng chức năng của thị trƣờng chứng khoán là tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.

- Đánh giá hoạt động của một doanh nghiệp: Một doanh nghiệp muốn đƣợc tham gia trên thị trƣờng bƣớc đầu tiên là phải đáp ứng điều kiện do Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đặt ra. Trong đó, đòi hỏi phải đáp ứng điều kiện về vốn và chất lƣợng hoạt động. Ngoài ra, các thông tin cổ phiếu đƣợc giao dịch phải thƣờng xuyên cung cấp một cách minh bạch và kịp thời cho thị trƣờng. Chính vì thế, đối với các doanh nghiệp thì đây là cơ hội để nhận thấy rõ năng lực của đơn vị mình, từ đó tùy thuộc vào mục tiêu phát triển mà các doanh nghiệp có chiến lƣợc phát triển hơp lý. Thông qua thông tin đƣợc các đơn vị cung cấp thƣờng xuyên, các nhà quản lý thị trƣờng và các nhà đầu tƣ có thể nhận định đánh giá tình hình hoạt động và cả những tiềm ẩn của doanh nghiệp. Do đó, thị trƣờng chứng khoán góp phần đánh giá hoạt động và định giá giá trị của doanh nghiệp.

- Tạo môi trƣờng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô: trong quá trình hoàn thiện phát triển thị chứng khoán. Chính phủ không ngừng nghiên cứu và kiện toàn pháp luật pháp về chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. Bên cạnh đó, thông qua sự vận động và phát triển thị trƣờng chứng khoán, các nhà quản lý phần nào hiểu đƣợc nhu cầu về vốn và khả năng cung ứng vốn trong nền kinh tế, cũng nhƣ tình hình hoạt động và khả năng của doanh nghiệp. Vì thế trong những giai đoạn nhất định có thể đề ra và thực hiện những chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp tƣơng xứng với từng giai đoạn của thị trƣờng, của nền kinh tế.

3.1.2 Khái quát Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 02/01/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại thị trƣờng giao dịch chứng khoán Hà nội, thị trƣờng giao dịch chứng khoán Hà nội đƣợc thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-Ttg ngày 11/07/1998, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trƣờng giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Sau hơn 5 năm hoạt động, thị trƣờng chứng khoán Hà Nội đã có những bƣớc trƣởng thành nhanh và mạnh, thu hút đƣợc sự quan tâm của doanh nghiệp và công chúng đầu tƣ. Thị trƣờng chứng khoán Hà Nội đã đƣợc Chủ tịch nƣớc Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng huân chƣơng lao động hạng ba vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển

23

có hiệu quả của thị trƣờng chứng khoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

3.2 KHÁI QUÁT VỀ LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

3.2.1 Đặc điểm lĩnh vực xây dựng

3.2.1.1 Giới thiệu về lĩnh vực xây dựng

Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu tính ổn, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng. Chu kỳ sản xuất thƣờng dài chừng 2 – 3 năm hoặc lâu hơn. Sản phẩm xây dựng rất đa dạng, có tính cá biệt cao và chi phí lớn. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp. Sản xuất xây dựng chịu ảnh hƣởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện địa điểm xây dựng đem lại. Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn. Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô.

3.2.1.2 Tiêu chí xếp các doanh nghiệp vào lĩnh vực xây dựng

Các doanh nghiệp trong đối tƣợng nghiên cứu của đề tài đều hoạt động đa ngành nghề nhƣng hoạt động chính của các doanh nghiệp vẫn là hoạt động về lĩnh vực xây dựng.

Theo quyết định về ban hành hệ thống ngành nghề của Việt Nam (Số 10/2007/QĐ – TTg) thì lĩnh vực Xây dựng nằm trong 21 ngành cấp 1. Các doanh nghiệp có thể chia thành những ngành nhƣ sau:

Xây dựng nhà các loại: hoạt động xây dựng các khu nhà để ở hoặc không phải để ở, tự tiến hành hoặc trên cơ sở các hợp đồng hoặc phí. Các đơn vị thực hiện chỉ một số công đoạn của quy trình xây dựng đƣợc xếp vào nhóm ngành này, bao gồm:

 Loại nhà ở: nhà cho một hộ gia đình, nhà cho nhiều hộ gia đình bao gồm các toàn nhà cao tầng.

 Loại nhà không để ở: nhà dành cho sản xuất công nghiệp, bệnh viện, trƣờng học các khu văn phòng, khách sạn, cửa hàng, các dãy nhà hàng, cửa hàng ăn, nhà của sân bay, các khu thể thao trong nhà, gara, kho hàng, các tòa nhà dành cho tôn giáo.

 Lắp ráp và ghép các cấu kiện xây dựng đúc sẵn tại hiện trƣờng xây dựng.

 Tu sửa và cải tạo các khu nhà đã tồn tại.

Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng: xây dựng công trình đƣờng sắt, đƣờng bộ, cầu, cống, sân bay, cảng và dự án thủy khác, hệ thống thủy lợi, các công trình công nghiệp, đƣờng ống và đƣờng điện, các khu thể thao ngoài trời,

24

công trình công ích và các công trình kĩ thuật dân dụng khác. Các công việc này có thể tự thực hiện hoặc trên cơ sở phí hoặc hợp đồng; một phần công việc hay toàn bộ công việc có thể thực hiện dƣới dạng ký hợp đồng phụ cho các nhà thầu khoán.

Hoạt động xây dựng chuyên dụng:

 Các hoạt động xây dựng các công trình đặc biệt đáp ứng mục tiêu sử dụng, khai thác riêng. So với các công trình khác đòi hỏi các thiết bị và trình độ tay nghề đƣợc chuyên môn hóa nhƣ đóng cọc, san nền, đổ khung, đổ bê tông, xếp gạch, xây ốp đá, bắc giàn giáo, hợp mái… Việc lắp đặt các kết cấu thép mà các bộ phận đƣợc sản xuất không phải từ một đơn vị cũng bao gồm ở đây.

 Hoạt động lắp đặt các công trình xây dựng bao gồm việc lắp đặt các loại trang thiết bị mà chức năng xây dựng phải làm nhƣ thăm dò, lắp đặt hệ thống lò sƣỡi và điều hòa nhiệt độ, lắp đặt ăng ten, hệ thống báo động và các công việc khác thuộc về điện, hệ thống ống tƣới nƣớc, thanh máy, cầu thang tự động, … Nó còn bao gồm lắp đặt chất dẫn cách (chống thấm, nhiệt, ẩm), lắp đặt tấm kim loại, lắp đặt máy lạnh trong thƣơng nghiệp, lắp đặt các hệ thống chiếu sáng và hệ thống tín hiệu trên đƣờng quốc lộ, đƣờng sắt, sân bay, bến cảng… Hoạt động sữa chữa các loại trên cũng bao gồm ở đâu.

 Hoạt động hoàn thiện công trình bao gồm các hoạt động co liên quan đến việc hoàn thiện hoặc kết thúc một công trình nhƣ lắp kính, trát vữa, quét vôi, trang trí, ốp gạch tƣờng, lát sàn hoặc che phủ bằng những vật liệu khác nhƣ gỗ, thảm, giấy tƣờng,… đánh bóng sàn bằng cát , hoàn thiện phản mộc, công việc kiến trúc âm thanh, làm sạch ngoại thất, … kể cả việc tu sữa các loại trang thiết bị ở trên cũng nằm trong phần này.

3.2.1.3 Đặc điểm ngành xây dựng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành xây dựng là một trong những ngành mũi nhọn trong sự nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, tạo công ăn việc làm cho số lƣợng lớn lao động ở Việt Nam.

Xây dựng là lĩnh vực mang lại giá trị kinh tế lớn, nhƣng hiện nay mức đóng góp của lĩnh vực này vào GDP vẫn ở mức khiêm tốn (trong giai đoạn 2011 – 2014 lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 5 – 6%) và hiện nay có xu hƣớng giảm. Năm 2014, lĩnh vực xây dựng chỉ chiếm còn 5,33% trong GDP giảm so với năm 2011 thì lĩnh vực xây dựng chiếm 6,41% trong GDP. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này nền kinh tế còn gặp khó khăn ảnh hƣởng đến giá trị sản xuất của ngành. Giá trị đóng góp của lĩnh vực xây dựng vào GDP trong giai đoạn 2011 – 2014 đƣợc thể hiện qua hình 3.1 sau đây:

25 6% 94% 6% 94% 5% 95% 5% 95%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2014

Hình 3.1 Giá trị đóng góp GDP lĩnh vực xây dựng vào GDP theo giá hiện hành trong giai đoạn 2011 – 2014

Các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bao gồm: xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng, hoạt động xây dựng chuyên dụng. Trong đó ngành có giá trị sản xuất cao nhất đó là ngành xây dựng nhà các loại, luôn chiếm tỷ trọng cao trên 53%.

Bảng 3.1 Giá trị sản xuất lĩnh vực xây dựng trong giai đoạn 2012-2014 Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng Ngành 2012 2013 2014 Xây dựng nhà các loại 381,7 461,5 491.5 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng 241,4 219,4 257,3 Xây dựng chuyên dụng 97,1 89,5 100,2 Tổng 720,2 770,4 849

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, 2014

Qua bảng 3.1 cho ta biết rằng, giá trị sản xuất của ngành xây dựng đều tăng qua các năm. Do nƣớc ta đang trên đà phát triển với nhu cầu vô cùng lớn trong việc thiết lập hệ thống hạ tầng cùng với tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lƣu lƣợng giao thông tại các đô thị ngày càng lớn dẫn đến nhu cầu cấp thiết về việc xây dựng hệ thống hạ tầng đó là một trong những nguyên nhân chính làm tăng giá trị sản xuất của ngành.

Năm 2013, giá trị sản xuất của các nhóm ngành nhƣ: xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng và xây dựng chuyên dụng có xu hƣớng giảm là do chủ đầu tƣ thực hiện không đúng quy trình, thủ tục gây chậm trễ trong thanh toán

26

công trình, thời tiết diễn biến phức tạp với mƣa lớn kéo dài tại nhiều vùng trên cả nƣớc ảnh hƣởng đến tiến độ và chất lƣợng công trình, song song đó thị trƣờng bất động sản năm 2013 diễn biến trầm lắng ảnh hƣởng đến giá trị sản xuất của ngành.

Đến năm 2014, giá trị sản xuất của nhóm ngành xây dựng tăng mạnh một cách rõ rệt, cụ thể là nhóm ngành xây dựng nhà các loại tăng 6,6%, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng tăng 17,3%, xây dựng chuyên dụng tăng 12% nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn với lãi suất ƣu đãi, nhu cầu xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ sản xuất kinh doanh ở khu vực dân cƣ có xu hƣớng tăng, giá cả vật liệu xây dựng tƣơng đối ổn định. Bên cạnh đó, năm 2014 thị trƣờng bất động sản đang ấm dần lên với nhiều dự án phát triển nhà ở đã góp phần làm tăng giá trị sản xuất cho ngành xây dựng.

3.2.2 Hệ số nợ của các doanh nghiệp xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chứng khoán Hà Nội

Trong đề tài này, tác giả sử dụng tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu để đo lƣờng hệ số nợ của các doanh nghiệp.

3.2.2.1 Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản

Theo số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 43 doanh nghiệp xây dựng đƣợc niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ta có tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản của các doanh nghiêp trong giai đoạn 2011-2014 nhƣ sau:

Bảng 3.2: Tỷ số nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2011-2014

Đơn vị tính: % Lớn nhất Trung bình Nhỏ nhất Năm 2011 89,79 69,54 31,7 Năm 2012 91,33 70,14 28,96 Năm 2013 91,00 70,91 29,73 Năm 2014 95,17 70,33 26,23

Nguồn : Báo cáo tài chính của 43 doanh nghiệp xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2011 – 2014

27

Bảng 3.2 cho ta thấy, tỷ số nợ trên tổng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng trong giai đoạn 2011-2014 nhìn chung có xu hƣớng tăng, tỷ số nợ trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp xây dựng tăng từ 69,54% năm 2011 lên 70,33% năm 2014. Tỷ số nợ trên tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp trong 4 năm 2011 – 2014 là 70,23%. Tuy nhiên có sự khác biệt khá lớn về tỷ số nợ của các doanh nghiệp, thể hiện thông qua sự khác biệt giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của tỷ số nợ.

Với tỷ số nợ trên tổng tài sản bình quân là 70,23% của các doanh nghiệp có thể giải thích rằng 70,23% tài sản của công ty đƣợc tài trợ bằng nợ. Điều này cho thấy rằng, đa số các doanh nghiệp có hệ số nợ khá cao so với hệ số nợ bình quân 48,36% trong một nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Trƣơng Đông Lộc và Võ Kiều Trang năm 2008.

Khi các doanh nghiệp có tỷ số nợ trên tổng tài sản cao thì các doanh nghiệp dễ lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính nếu nền kinh tế gặp phải suy thoái.

Việc sử dụng nhiều nợ vay của các doanh nghiệp tuy đƣợc hƣởng lợi ích từ lá chắn thuế nhƣng với nợ quá cao sẽ tạo ra chi phí khốn khó tài chính làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong giai 2011 – 2014, tình hình kinh tế còn nhiều biến động lạm phát cũng nhƣ lãi vay nợ tƣơng đối cao so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

3.2.2.3 Tỷ số nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu ngoài việc phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, và thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán nợ

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số nợ của các công ty cổ phần thuộc lĩnh vực xây dựng trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 28)