Đánh giá tính hiệu quả

Một phần của tài liệu LẬP kế HOẠCH sản XUẤT KINH DOANH sản PHẨM nước SẠCH năm 2015 của CÔNG TY cấp nước TỈNH ĂTTAPƯ, lào (Trang 45)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.4.2.Đánh giá tính hiệu quả

Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc các

DN luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hnàg nhanh hơn,

rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này, DN nỗ lực hoàn thiện công tác

quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong SXKD.

Chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của kế hoạch:

+ Tiếp cận nguồn thông tin quản trị đáng tin cậy.

+ Cải tiến quản lý hàng tồn kho.

+ Cải tiến phải thu khách hàng.

+ Quản lý nhân sự hiệu quả hơn.

+ Tăng hiệu quả sản xuất.

+ Có sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, công tác lập kế

hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữ một vị trí quan trọng, nó chỉ ra những chỉ tiêu

của của các mặt công tác phải thực hiện, phải đạt được ở tương lai ở từng thời điểm ,

trong từng thời kỳ của tổ chức, doanh nghiệp. Công tác kế hoạch là một trong bốn

chức năng của nhà quản trị và vừa là chức năng khởi đầu cho các chức năng còn lại,

không có kế hoạch, thiếu kế hoạch sẽ ảnh hưởng tới thiếu mục tiêu hành động cho tổ

chức, doanh nghiệp. Không có kế hoạch là không có quản trị và kế hoạch phải nằm

trong tổng thể các chiến lược phát triển của tổ chức, doanh nghiệp.

Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên nguồn thông tin

đáng tin cậy, phù hợp với khả năng tiềm tàng nguồn lực về nhân lực,vật lực, tài lực

của tổ chức, doanh nghiệp thì mới đảm bảo cho kế hoạch có tính khả thi và mang lại

hiệu quả thiết thực.

Chương 2: QUY TRÌNH, NỘI DUNG KỀ HOẠCH VÀ

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH HIỆN NAY

CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC TỈNH ĂTTAPƯ 2.1.QUY TRÌNH, NỘI DUNG BẢN KẾ HOẠCH

2.1.1. Quy trình lập kế hoạch

Thông thường, kế hoạch được hiểu như là kết quả của một quá trình hoạch định hợp lý được dàn xếp một cách cẩn thận nếu không muốn nói là bị chi phối bởi quản trị cấp cao trong công ty.

Tuy vậy, việc xem xét quá trình hoạch định như là một điểm xuất phát có ích cho

hành trình của chúng ta vào thế giới chiến lược. Trong phần này, tác giả xin nêu tiến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trình kế hoạch như một mô hình hoạch định theo khuôn mẫu.

Quá trình hoạch định kế hoạch được chia thành 5 bước chính, bao gồm:

1)Lựa chọn các mục tiêu chủ yếu của công ty;

2)Phân tích môi trường bên ngoài để nhận dạng các cơ hội và đe doạ;

3)Phân tích môi trường bên trong để nhận dạng các điểm mạnh và điểm yếu;

4)Lựa chọn các phương án kế hoạch trên cơ sở tìm kiếm các nguồn lực và

năng lực cốt lõi và phát triển nó để hóa giải các nguy cơ, tận dụng các cơ hội từ môi trường bên ngoài;

5)Thực thi kế hoạch.

Nhiệm vụ phân tích môi trường bên trong và bên ngoài công ty và sau đó lựa

chọn hương án kế hoạch thường được coi là việc lập kế hoạch. Thực thi kế hoạch sẽ

bao gồm thiết kế cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát thích hợp để đưa kế hoạch vào thực hiện. Mỗi một bộ phận tạo thành một bước theo thứ tự trong qúa trình lập kế hoạch. Mỗi chu kỳ lập kế hoạch bắt đầu bằng một bản tuyên bố các mục tiêu chủ yếu của công ty. Tiếp theo bản báo cáo mục tiêu là các phân tích bên trong, bên ngoài và

lựa chọn phương án kế hoạch. Qúa trình kết thúc với một thiết kế cấu trúc tổ chức và

hệ thống kiểm soát cần thiết để thực thi kế hoạch đã chọn. Một số tổ chức duyệt lại

qúa trình này hàng quỹ, mặc dù điều này chưa hẳn đã đưa tổ chức đến việc lựa chọn

một kế hoạch mới cho mỗi năm. Trong nhiều trường hợp kết quả đơn giản là xác định một lần nữa kế hoạch và cấu trúc là hoàn toàn đúng đắn.

Trong nhiều tổ chức kết quả của qúa trình hoạch định kế hoạch hàng năm được sử dụng như là đầu vào cho qúa trình hoạch định ngân sách của năm tiếp theo. Như vậy, lập kế hoạch kinh doanh định hướng phân bổ nguồn lực trong tổ chức.

(Nguồn: Planning theory for practitioners [15])

Sơ đồ 2.1: Quy trình lập kế hoạch

Các mục tiêu chủ yếu:

Bước đầu tiên của quy trình lập kế hoạch là xác định các mục tiêu chủ yếu của tổ chức. Các mục tiêu chủ yếu của tổ chức cung cấpmột bối cảnh để xây dựng lên các kế hoạch.

Các mục tiêu chủ yếu là xác định những gì? Mà tổ chức hy vọng đáp ứng trong phạm vi trung và dài hạn. Hầu hết các tổ chức theo đuổi lợi nhuận, mục tiêu đạt được năng lực vượt trội vị trí hàng đầu. Các mục tiêu thứ nhì là mục tiêu công ty xét thấy

Xác định mục tiêu

Phân tích bên ngoài

(Các cơ hội và thách thức)

Lựa chọn và xây dựng

các kế hoạch (Tìm các nguPhân tích bên trong ồn lực khả năng và năng lực cốt lõi)

Kế hoạch tác nghiệp

Kế hoạch dự toán ngân sách

Kế hoạch các bộ phận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm phù hợp kế hoạch

và cấu trúc kiểm soát Làm phù hợp kế hoạch

và cấu trúc kiểm soát

Làm phù hợp kế hoạch

và cấu trúc kiểm soát

Thực thi kế hoạch

Điều chỉnh kế hoạch

cần thiết nếu họ muốn đạt đến năng lực vượt trội.

Phân tích môi trường bên ngoài:

Bộ phận thứ hai của quy trình lập kế hoạch là phân tích môi trường hoạt động bên ngoài tổ chức. Mục tiêu của phân tích môi trường bên ngoài là nhận thức các cơ hội và nguy cơ từ môi trường bên ngoài của tổ chức. Ba loại môi trường bên ngoài có mối liên hệ qua lại lẫn nhau bao gồm: môi trường ngành là môi trường mà trong đó tổ chức vận hành, môi trường quốc gia và môi trường vĩ mô. Việc phân tích môi trường ngành cần một sự đánh giá cấu trúc cạnh tranh trong ngành, bao gồm vị thế cạnh tranh của tổ chức trung tâm và các đối thủ cạnh tranh chính, cũng như giai đoạn phát triển ngành. Nhiều thị trường hiện nay trở thành thị trường toàn cầu, việc phân tích môi trường ngành cũng có nghĩa là đánh giá tác động của toàn cầu hóa trong cạnh tranh ở phạm vi một ngành.

Việc phân tích môi trường quốc gia nhằm xem xét môi trường quốc gia mà công ty đang hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để giành ưu thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu hay không? Nếu không, thì công ty phái xem xét việc dịch chuyển một bộ phận đáng kể hoạt động của nó tới quốc gia có khung cảnh thuận lợi cho việc đạt lợi thế cạnh tranh.

Việc phân tích môi trường vĩ mô bao gồm: xem xét các nhân tố kinh tế vĩ mô, xã hội, chính phủ, pháp lý, quốc tế và công nghệ có thể tác động đến tổ chức.

Phân tích môi trường bên trong:

Phân tích bên trong là bộ phận thứ ba trong lập kế hoạch, nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức. Chúng ta sẽ tìm xem cách thức công ty đạt đến lợi thế

cạnh tranh và vai trò của các năng lực khác biệt (sức mạnh độc đáo của công ty), các

nguồn lực và khả năng tạo dựng và duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh cho công ty. Kết luận mà chúng ta có thể rút ra là để tạo dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh yêu cầu công ty phải đạt được một cách vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng. Sức mạnh của công ty đưa nó đến sự vượt trội trong lĩmh vực này, ngược lại các điểm yếu lại có thể đưa đến hiệu suất kém hơn.

Lựa chọn kế hoạch:

Phần việc tiếp theo là xác định ra các phương án kế hoạch ứng với các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa đã xác định của công ty. Sự so sánh các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa thường được gọi là phân tích SWOT. Mục đích cơ bản của

phân tích SWOT là nhận định các kế hoạch mà nó định hướng, tạo sự phù hợp hay tương xứng giữa các nguồn lực và khả năng của công ty với nhu cầ của môi trường trong đó công ty đang hoạt động. Xa hơn nữa qúa trình này đi vào việc nhận thức rõ bản chất vị trí cạnh tranh trên cơ sở phân tích để tìm ra những nguồn lực, khả năng và năng lực cốt lõi làm cơ sở cho việc phát triển các lựa chọn kế hoạch.

Khi thực hiện lựa chọn kế hoạch, tổ chức phải đánh giá nhỉều phương án tương ứng với các khả năng có thể đạt được mục tiêu chính. Các phương án kế hoạch được tạo ra có thể bao gồm ở cấp đơn vị kinh doanh, cấp chức năng, cấp công ty cho phép tồn tại một cách tốt nhất, thích hợp với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường cạnh tranh toàn cầu như là một đặc điểm của hầu hết các ngành hiện đại.

- Kế hoạch tác nghiệp bao gồm chủ đề: kế hoạch bán hàng; kế hoạch sản xuất; kế hoạch nguyên vật liệu; kế hoạch lao động tiền lương; kế hoạch chi phí sản xuất; kế hoạch giá vốn sản xuất; kế hoạch nguyên vật liệu tồn kho; kế hoạch giá vốn hàng bán và kế hoạch chi phí bán hàng – quản lý doanh nghiệp.

- Kế hoạch dự toán ngân sách bao gồm: kế hoạch dự toán ngân sách đầu tư;

kế hoạch lưu chuyển dòng tiền; kế hoạch lỗ - lãi và kế hoạch dự toán cân đối kế toán.

Thực thi kế hoạch:

Khi công ty đã lựa chọn kế hoạch để đạt mục tiêu của nó, kế hoạch đó cần phải đưa vào thực thi, ở đây chúng ta chia việc thực hiện kế hoạch thành 4 bộ phận chính: Thứ nhất, thiết kế cấu trúc tổ chức thích hợp; thứ hai, thiết kế hệ thống kiểm soát; thứ ba, tạo sự phù hợp giữa kế hoạch, cấu trúc tổ chức và hệ thống kiểm soát; thứ tư, quản lý sự xung đột, chính trị và sự thay đổi.

- Thiết kế cấu trúc kế hoạch: Việc thực thi một kế hoạch yêu cầu phân công

vai trò và trách nhiệm về các hoạt động kế hoạch khác nhau cho các nhà quản trị và các bộ phận nhất định trong công ty. Cấu trúc của công ty chỉ ra các vai trò, trách nhiệm, các quan hệ báo cáo. Nếu cấu trúc hiện tại không thích hợp với kế hoạch công ty đã lựa chọn, phải thiết kế ra một cấu trúc tổ chức mới.

- Thiết kế hệ thống kiểm soát: Bên cạnh việc lựa chọn cấu trúc công ty cần

phải thiết lập một hệ thông kiểm soát thích hơp. Trong đó, nó phải quyết định về cách thức tác động tới sự thực hiện và kiểm soát hoạt động của các bộ phận. Các lựa chọn của hệ thống kiểm soát có thể từ kiểm soát thị trường, kiểm soát đầu vào – đầu ra,

kiểm soát hành chính, kiểm soát văn hóa tổ chức … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng ta cũng xem xét cách thức mà một tổ chức quyết định vấn đề thưởng và hệ thống thưởng đối với nhân viên.

- Tạo ra sự phù hợp giữa kế hoạch, cấu trúc tổ chức và kiểm soát: một công

ty muốn thành công cần phải tạo ra sự phù hợp hay tương thích giữa kế hoạch, cấu trúc và hệ thống kiểm soát của nó.

Các kế hoạch và môi trường khác nhau đặt yêu cầu khác nhau lên một tổ chức.

Do đó, họ phải tạo ra cấu trúc và hệ thông kiểm soát tương ứng. Ví dụ: người dẫn đạo chi phí, yêu cầu tổ chức phải thật đơn giản (như vậy mới có thể giảm chi phí) và các hoạt động cũng như kiểm soát sẽ nhấn mạnh vào hiệu quả sản xuất. Mặt khác, với chiến lược tạo sự khác biệt, bằng cách tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm của công ty bằng công nghệ, sẽ yêu cầu việc kết hợp các hoạt động trong công ty xoay quanh chức năng cốt lõi là công nghệ và thiết lập hệ thống kiểm soát hướng tới sự sáng tạo công nghệ.

Điều chỉnh kế hoạch:

Chu trình phản hồi trên chỉ ra rằng lập kế hoạch là một qúa trình liên tục.

Khi thực hiện kế hoạch cần phải liên tục giám sát sự thực hiện đó để xác định mức đọ đạt được các mục tiêu kế hoạch. Các thông tin này sẽ được chuyển trở lại cấp

công ty thông qua các qúa trình phản hồi. Ở cấp công ty, nó cung cấp cho chu trình

thực hiện và lập kế hoạch sau này. Ví dụ: khi đưa vào thực hiện, một mục tiêu kế hoạch có thể qúa lạc quan và ở thời diểm sau đó cần phải đặt lại thận trọng hơn. Như một sự lựa chọn, thông tin phản hồi có thể phát hiện rằng các mục tiêu kế hoạch lẽ ra đã đạt được nhưng việc thực hiện còn kém cỏi. Trong trường hợp đó, chu trình sau của quản trị kế hoạch có thể tập trung hơn vào việc thực hiện.

2.1.2. Nội dung bản kế hoạch

Như vậy, khung của một kế hoạch kinh doanh gồm các nội dung cơ bản sau:

1) Phần giới thiệu chung về kế hoạch.

2) Mục tiêu kế hoạch.

3) Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

4) Việc huy động các nguồn lực thực hiện kế hoạch (con người, cơ sở vật

chất …).

5) Dự toán chi phí thực hiện kế hoạch.

6) Tiến trình (lộ trình) các bước thực hiện kế hoạch.

* Mục tiêu của kế hoạch:

Mục tiêu là cái đích mà tổ chức, doanh nghiêp đề ra và phấn đấu đạt được trong một giai đoạn nhất định với những nguồn lực sẵn có, hoặc dự kiến huy động được. Mục tiêu, cùng với giải pháp, là những thành tố cơ bản của tất cả các chiến lược, kế hoạch phát triển và là đối tượng chính của công tác theo dõi và đánh giá.

Mục tiêu bao gồm mục tiêu tổng thể, mục tiêu chung và tiếp đó được cụ thể hóa từ mục tiêu chung thành các mục tiêu cụ thể. Về thời gian, có thể chia thành mục tiêu dài hạn (từ 10 năm trở lên), mục tiêu trung hạn (từ 3 năm trở lên) và mục tiêu ngắn hạn (thường là 1- 2 năm).

* Giải pháp:

Tập hợp các hành động cụ thể tác động tới đời sống thực tiễn giải quyết một vấn đề đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó. Một giải pháp có thể là đơn giản hoặc phức tạp, có thể đòi hỏi ít hoặc nhiều hoạt động với các nguồn lực (đầu vào) tương xứng. Giải pháp phải gắn với mục tiêu và làm rõ mục tiêu.

* Nguồn lực thực hiện:

Đó là các yếu tố tài chính, vật chất và trí thức có khả năng sử dụng trong thời kỳ phát triển. Những nguồn lực cơ bản nhất bao gồm: tài nguyên (đất, rừng , nguồn nước…), cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật (nhà cửa, công xưởng, máy móc trang thiết bị, phương tiện…), vốn (tiền mặt, tín dụng, giấy tờ…), con người (lao động, trình độ kiến thức, tay nghề…), vốn xã hội (các mối quan hệ xã hội, văn hóa, truyền thống).

* Các bên liên quan thực hiện kế hoạch:

Bao gồm các cá nhân, nhóm người, tổ chức có quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp trong một tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào thực hiện kế hoạch, có thể gây ảnh hưởng, hoặc bị ảnh hưởng bởi những thay đổi liên quan đến mức độ phát triển, hay việc thực thi những chính sách và mục tiêu tại tổ chức, doanh nghiệp đó.

2.2.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC Ở TỈNH ĂTTAPƯ 2.2.1 Khái quát về tỉnh Ăttapư 2.2.1 Khái quát về tỉnh Ăttapư

Tỉnh Ăttapư là tỉnh đặt ở cực nam của Lào, nằm cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 920 km. Phía bắc liền với huyện Lạ mam (tỉnh Sê kong) và huyện Pak song (tỉnh Chăm pa sắc) ; phía nam giáp với tỉnh Lăt ta nạ khi ly (Vương quốc Căm pu chia) ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phía đông giáp với tỉnh Kon tum (Việt Nam) và phía tây liền với huyện Pạ thum phone

(tỉnh Chăm pa sắc).

(Nguồn : National population & housing census, 2010)

Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Ăttapư

Ăttapư có diện tích 10.320 km2, trong đó địa hình bị chia cắt thành 2 khu vực rõ

rệt : đồng bằng chiếm 45% và núi đồi chiếm 55%. Cơ cấu hành chính địa phương trực thuộc tỉnh, gồm 5 huyện, đó là các huyện : Samakhixay vừa là thị trấn, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh ; huyện Xay sệt thả ; huyện Sản

Một phần của tài liệu LẬP kế HOẠCH sản XUẤT KINH DOANH sản PHẨM nước SẠCH năm 2015 của CÔNG TY cấp nước TỈNH ĂTTAPƯ, lào (Trang 45)