8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
4.4. CÁC KẾ HOẠCH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2015
4.4.1 Kế hoạch dự toán ngân sách đầu tư:
Nhằm mở rộng phát triển mạng lưới phục vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng và cải
tạo nâng cấp mạng lưới trong hệ thống, giảm thất thoát sản lượng nước đạt mục tiêu đề
ra, trong giai đoạn 2014 -2015 Công ty cần thiết phải đầu tư thêm các hạng mục sau đây:
Bảng 4.14: KẾ HOẠCH HẠNG MỤC ĐẦU TƯ
Kết thúc ngày: 31.12.2015
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
(1) (2) (3)
Cải tạo mạng lưới đường ống (m) 1.250 2.500
Thay thế đồng hồ nước (cái) 500 750
Phát triển mạng lưới đường ống mới (m) 1.500 3.500
Thi công gắn đồng hồ nước (cái) 750 1.000
Thi công gắn đồng hồ tổng (cái) 15 20
Trang bị máy lạnh văn phòng (cái) 3 5
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Bảng 4.15: KẾ HOẠCH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ
Kết thúc ngày: 31.12.2015 Đơn vị tính: LAK
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
(1) (2) (3)
Mua đồ dùng văn phòng (LAK) 10.000.000 15.000.000
Mua máy móc và phát triển mạng lưới
(LAK) 500.000.000 1.500.000.000
Tổng kinh phí đầu tư: 510.000.000 1.515.000.000 (Nguồn: Tác giả tự tính)
4.4.2 Kế hoạch dự toán lưu chuyển dòng tiền:
Bảng 4.16: KẾ HOẠCH DỰ TOÁN LƯU CHUYỂN DÒNG TIỀN
Kết thúc ngày: 31.12.2015 Đơn vị tính: LAK
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
(1) (2) (3)
Thu từ hoạt động:
Doanh thu bán hàng (LAK) 5.210.099.154 6.176.740.000
Doanh thu khác (LAK) 250.000.000 250.000.000
Tổng tiền thu được (LAK): 5.460.099.154 6.426.740.000
Chi cho hoạt động:
Chi mua nguyên liệu (LAK) 640.157.149 400.064.275
Tiền nhân công lao động trực tiếp (LAK) 260.250.000 266.250.000
Chi phí SX (LAK) 955.123.000 972.795.000
Chi phí bán hàng và QLDN (LAK) 906.132.500 934.672.500
Thuế doanh thu (LAK) 0 0
Đầu tư TSCĐ (LAK) 510.000.000 1.515.000.000
Tổng tiền chi (LAK): 3.271.662.649 4.088.781.775 Cân đối thu - tiền chi (LAK): 2.188.436.505 2.337.958.225
Chi cho hoạt động:
Tiền mặt đầu năm (LAK) 779.061.884 2.194.231.589
Tiền mặt trong tay (LAK) 2.967.498.389 4.532.189.814
Thu từ trả trước cho người bán (LAK) 65.000.000 65.000.000
Thu từ phải thu nội bộ ngắn hạn (LAK) 5.409.200 0
Các khoản phải thu khác (LAK) 1.324.000 0
Mức tiền mặt thấp nhất (LAK) 1.500.000.000 1.500.000.000
Chi phí phải trả (LAK) 75.000.000 75.000.000
Vốn vay (thanh toán tiền gốc) (LAK) (600.000.000) (600.000.000)
Lãi tiền vay (LAK) 170.000.000 170.000.000
Tổng vốn vay luỹ kế (LAK) 0 0
Tiền mặt cuối năm (LAK) 2.194.231.589 3.752.189.814
(Nguồn: Tác giả tự tính) 90
4.4.3 Kế hoạch dự toán lỗ -lãi:
Bảng 4.17: KẾ HOẠCH DỰ TOÁN LỖ - LÃI
Kết thúc ngày: 31.12.2015 Đơn vị tính: LAK
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
(1) (2) (3)
Doanh thu (LAK) 5.149.300.000 6.290.900.000
Giá vốn hàng bán (LAK) 2.102.805.521 2.192.857.500
Số dư đảm phí (LAK) 3.046.494.479 4.098.042.500
Chi phí bán hàng và QLDN (LAK) 981.132.500 1.011.672.500
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD (LAK) 2.065.361.979 3.086.370.000
Doanh thu khác (LAK) 250.000.000 250.000.000
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (LAK) 2.315.361.979 3.336.370.000
Lãi vay (LAK) 170.000.000 170.000.000
Lợi nhuận trước thuế (LAK) 2.145.361.979 3.166.370.000
Thuế thu nhập DN (35%) (LAK) 750.876.693 1.108.229.500
Lợi nhuận sau thuế (lãi ròng)(LAK) 1.394.485.286 2.058.140.500
(Nguồn: Tác giả tự tính)
4.4.4 Kế hoạch dự toán cân đối kế toán:
Bảng 4.18: KẾ HOẠCH DỰ TOÁN CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Kết thúc ngày: 31.12.2015
DDDDDDDDDDDDDDDDPODODODODODôDODODDDDDĐơn vị tính: LAK
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
(1) (2) (3)
A-Tài sản ngắn hạn 3.005.910.916 4.613.939.141
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 2.194.231.589 3.752.189.814
1. Tiền 2.194.231.589 3.752.189.814
2.Các khoản tương đương tiền 0 0
II.Các khoản phải thu ngắn hạn 694.934.320 744.094.320
1.Phải thu khách hàng 514.930.000 629.090.000
2.Trả trước cho người bán 188.276.195 123.276.195
3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0
4.Các khoản phải thu khác (8.271.875) (8.271.875)
5. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (8.271.875) (8.271.875)
III.Hàng tồn kho 40.381.250 41.291.250 1.Hàng tồn kho 40.381.250 41.291.250 2.Dự phòng hàng tồn kho 0 0 IV.Tài sản ngắn hạn khác 76.363.575 76.363.575 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 7.258.428 7.258.428 91
2.Tài sản ngắn hạn khác 69.105.329 69.105.329
B-Tài sản dài hạn 13.807.807.120 14.695.807.120
I.Các khoản phải thu dài hạn 16.438.048 16.438.048
1.Phải thu dài hạn của khách hàng 4.821.703 4.821.703
2.Phải thu dài hạn nội bộ 6.353.264 6.353.264
3.Phải thu dài hạn khác 5.263.081 5.263.081
II.Tài sản cố định 12.968.369.072 13.856.369.072
1.Tài sản cố định hữu hình 12.968.369.072 13.856.369.072
Nguyên giá 17.929.578.843 19.444.578.843
Giá trị khấu hao luỹ kế (4.961.209.771) (5.588.209.771)
III.Bất động sản đầu tư 373.000.000 373.000.000
Nguyên giá 373.000.000 373.000.000
Giá trị khấu hao luỹ kế 0 0
IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 450.000.000 450.000.000
Đầu tư dài hạn khác 450.000.000 450.000.000
TỔNG TÀI SẢN: 16.813.718.036 19.309.746.261
A-Nợ ngắn hạn
1.Vay và nợ ngắn hạn 600.000.000 0
2.Phải trả người bán 35.814.025 40.472.250
3. Thuế và các khoản phải nộp NN 750.876.693 1.859.106.193
4.Chi phí phải trả 175.659.139 100.659.139 Tổng nợ ngắn hạn: 1.562.349.857 2.000.237.582 B-Nợ dài hạn Vay và nợ dài hạn 4.089.254.618 4.089.254.618 Tổng nợ phải trả: 6.371.604.475 6.809.492.200 C-Vốn chủ sở hữu
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu 9.047.628.275 9.047.628.275
2.Lợi nhuận tích luỹ 1.394.485.286 3.452.625.786
Tổng vốn chủ sở hữu: 10.442.113.561 12.500.254.061
TỔNG NGUỒN VỐN: 16.813.718.036 19.309.746.261
(Nguồn: Tác giả tự tính)
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở những năm qua. Nhằm phấn đấu vươn lên, Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư đã đặt ra mục tiêu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trong giai đoạn 2014 – 2015, các mục tiêu đó được thể hiện qua các kế hoạch tác nghiệp và dự toán ngân sách tương ứng.
Chương 5: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM
NƯỚC SẠCH NĂM 2015 CỦA CÔNG TY CẤP NƯỚC
TỈNH ĂTTAPƯ
5.1.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC:
• Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Con người luôn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ một
lĩnh vực nào. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng vậy, dù là thành công hay thất bại cũng phụ thuộc chủ yếu vào con người. Trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, một doanh nghiệp mạnh không những mạnh về vốn, về khoa học công nghệ mà còn mạnh cả về con người.
- Thực tế, tại Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư cũng như nhiều doanh nghiệp
khác yếu tố con người vẫn chưa khai thác, sử dụng được tối đa trí tuệ và sức sáng tạo. Trình độ đội ngũ quản lý tại công ty phần nào thể hiện qua công tác thu hồi nợ chưa tốt, tồn tại một số vốn không nhỏ bị khách hàng chiếm dụng, tiềm ẩn nhiều rủi ro... vì thế, thực hiện công tác đào tạo phát triển nguồn nhân sự cũng là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung, hiệu quả trong công tác lập kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Do vậy, Công ty cần coi đây là một trong hững chiến lược phát triển về lâu dài của Công ty.
• Mục tiêu giải pháp:
Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi và tay nghề sản xuất có chất lượng cao. Đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ quản lý phải được đào tạo bài bản, có chuyên môn, trình độ trong công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
• Giải pháp thực hiện:
Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với nội dụng chủ yếu sau:
- Chính sách tuyển dụng: Cán bộ công nhân viên được tuyển dụng đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty, đảm bảo hội tụ đủ yêu cầu về trình độ và năng lực công tác, phẩm chất đạo đức, khả năng làm việc theo nhóm, làm việc theo quy trình công việc phù hợp với các chức danh cần tuyển. Ưu tiên tuyển dụng chuyên gia có
trình độ cao trong các lĩnh vực xây dựng chuyên ngành cấp nước, thoát nước và môi trường.
- Chính sách đào tạo: Tổ chức các chương trình huấn luyện và đào tạo cán bộ công nhân viên có mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển từng thời kỳ và chiến lược dài hạn của Công ty, trong đó ưu tiên và nhanh chóng đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành thiết bị, vận hành mạng lưới đường ống. Nội dụng đào tạo được tập trung vào các kỹ năng quản trị hiện đại, các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống; đào tạo nhân viên theo từng cấp độ phù hợp với lộ trình phát triển của nhân viên; xây dựng tiêu chuẩn bậc thợ cho lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nước sạch.
- Chính sách đãi ngộ: Đảm bảo công bằng, công khai, chính sách lương, thưởng gắn với hiệu quả và chất lượng làm việc nhằm tạo động lực để cán bộ công nhân viên sáng tạo trong công việc, khuyến khích các thành viên làm việc tốt, chất lượng cao, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo tinh thần thi đua trong mọi người,
không bình quân chủ nghĩa; đa dạng hóa hình thức đãi ngộ và mở rộng đối tượng đãi
ngộ đến các đối tượng liên quan chuyên gia giỏi; đảm bảo thu nhập của cán bộ công nhân viên cấp chuyên gia ngang bằng với các nước phát triển trong khu vực.
• Hiệu quả giải pháp:
- Đối với lao động gián tiếp: Trình độ kỹ năng nghiệp vụ được nâng cao
hơn trong toàn công ty, công tác quản lý điều hành được chuyên môn hóa hơn theo 2 mặt sản xuất và kinh doanh;
- Đối với lao động trực tiếp: Tây nghề công nhân được tăng cao hơn trước,
qua đó nâng cao được năng suất lao động.
5.2.GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT THẤT THU
• Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Tỷ trọng lượng nước thất thoát trên sản lượng cao trên 45%.
- Gây lãng phí và tỷ lệ thất thu cao.
• Mục tiêu giải pháp:
- Giảm tỷ trọng lượng nước thất thu dưới 25%.
- Tăng doanh thu cho Công ty.
• Giải pháp thực hiện:
- Nâng cấp mạng lưới đường ống, thay thế các đường ống cũ bị mục rỉ đã
qua thời hạn sử dụng lâu năm làm bằng sắt bởi ống HDPE.
- Phân vùng lắp đặt đồng hồ tổng nhằm phát hiện lượng nước thất thoát để
có biện pháp xử lý khắc phục kịp thời.
- Tiến hành điều tra và sửa chữa nhanh các điểm chảy.
- Định kỳ tiến hành kiểm đo đồng hồ nước, có biện pháp nghiêm khắc xử lý
nghiêm đối với trường hợp gian lân, tự thay thế, thự điều chỉnh đồng hồ nước.
- Phân chia mạng cấp nước thành các cụm nhỏ để quản lý.
- Đào tạo cán bộ và công nhân trong công tác giảm nước không doanh thu.
- Xây dựng chương trình giảm nước không doanh thu thiết thực, cụ thể, hiệu quả kinh tế, ưu tiên đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ công tác giảm nước thất thoát, thất thu;
- Cải tiến phương pháp quản lý và biên đọc đồng hồ nước, đầu tư trang thiết
bị, thông qua hệ thống phần mềm quản lý được cập nhật bằng các thiết bị như máy đọc số cầm tay (handheld), máy in hoá đơn di động;
- Thực hiện theo thiết kế mẫu công tác gắn mới đồng hồ nước, sử dụng khóa góc trước và sau đồng hồ nước bằng hình thức chêm kẽm sau đồng hồ nước.
• Hiệu quả giải pháp:
Hệ thống mạng lưới được nâng cấp, lượng nước thất thoát được phát hiện kịp thời, đồng hồ nước được kiểm định ... là những điều kiện cần thiết để tối thiểu hoá lượng nước thất thoát và thất thu, làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho Công ty.
5.3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIẢM PHẢI THU KHÁCH HÀNG
• Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên nẩy sinh việc Công ty
cấp nước cho khách hàng và sau một thời gian nhất định mới thu được tiền. Xuất phát từ thực tế đó làm nẩy sinh khoản nợ phải thu từ khách hàng.
- Việc gia tăng khoản nợ phải thu sẽ kéo theo việc tăng thêm một số khoản
chi phí như: chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ ...
- Sự gia tăng nợ phải thu, đòi hỏi Công ty phải tìm thêm nguồn vốn vay để
đáp ứng cho qúa trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Do đó phải trả thêm lãi vay.
- Tăng nợ phải thu đồng thời tăng rủi ro đối với Công ty.
Từ số liệu trên bảng phụ lục 3 và phụ lục 4, tỷ trọng phải thu khách hàng trên
tổng doanh thu ở mức tương đối cao và có xu hướng gia tăng lên tục, cụ thể: năm 2011
là 7,50%, năm 2012 là: 16,51% và năm 2013 là: 18,35%. Điều đó cho thấy công tác
bán hàng , thanh toán tiền nước, thu hồi công nợ cần phải khắc phục hơn nữa. Tính tới
thời điểm hiện nay, Công ty vẫn chưa có biện pháp cụ thể trong công tác thu tiền hàng. Do đó, để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc đọ
luân chuyển vốn từ đó góp phần sử dụng vốn có hiệu quả , Công ty cần có biện pháp
hữu hiệu xiết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ dây dưa kéo dài.
• Mục tiêu giải pháp:
Giảm thiểu khoản nợ phải thu khách hàng đang bị khách hàng chiếm dụng dưới mức 10%. Đơn vị thực hiện: Phòng thương mại Công ty.
• Giải pháp thực hiện:
- Tăng cường công tác thu hồi nợ:
Biện pháp Công ty đang thực hiện trong khâu thu tiền đòi nợ hiện nay là trực tiếp phân vùng khách hàng để thu tiền. Biên pháp này có một hạn chế là nhân viên không tiếp cận được với khách hàng vì chỉ làm việc gói gọn trong giờ hành chính và khách hàng cũng đã đi ra khỏi nhà. Công ty nên áp dụng chính sách khoán thưởng trong khâu thu hồi tiền kết hợp tiền lương. Ví dụ nhân viên thu tiền đạt được chi tiêu thu hồi từ 90% trở lên khoản phải thu khách hàng thì được thưởng 1%. Chính sách này không những chỉ giúp cho nhân viên có thêm một nguồn thu nhập mà còn tạo cho họ chủ động hơn nữa trong trách nhiệm của bản thân.
- Mở rộng kênh thanh toán:
Xuất phát từ đặc điểm của khách hàng là họ cũng phải đi làm sớm, không có mặt
khi nhân viên thu tiền đến nhà, Công ty nên tổ chức thêm kênh thanh toán cho khách
hàng có nhiều sự lựa chọn như: hợp tác với ngân hàng và các đối tác mở rộng các hình
thức thanh toán tiền nước, tạo ra nhiều tiện ích thanh toán cho khách hàng, thu hồi
nhanh tiền nước.
- Biện pháp khác:
Ngoài các biện pháp vừa nêu trên, Công ty cần áp dụng các biên pháp khác từ mềm dẻo như gọi điện, viết thư yêu cầu ... đến biện pháp cứng rắn để các cơ quan chức năng can thiệp giải quyết. Đồng thời, Công ty cũng cần quan tâm sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, ti vi ... để cung cấp thêm thông tin về nghĩa vụ
cũng như kênh thanh toán mà Công ty tạo cho khách hàng.
• Hiệu quả giải pháp:
Từ tính chủ động, năng động hăng hái trong công tác kết hợp thêm đa dạng hoá kênh thanh toán sẽ nâng cao được khoản phải thu của khách hàng, giảm được chi phí thu đòi nợ ...
5.4.GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH
• Cơ sở đề xuất giải pháp:
- Quản lý tài chính còn thiếu sự cân đối, cụ thể trong các năm doanh thu chỉ
đạt khoảng 70% chỉ tiêu kế hoạch trong khi chi phí đều vượt chỉ tiêu kế hoạch.
• Mục tiêu giải pháp:
- Tăng cường năng lực quản lý điều hành;
- Chuẩn hóa công tác quản lý tài chính.
• Giải pháp thực hiện:
- Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý, chuẩn hóa các nguyên tắc quản trị,
điều hành tại Công ty;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác dữ liệu có hiệu quả;
- Phát động phong trào thi đua phát huy sáng kiến, hiến kế, tiết kiệm chống
lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng;
- Thực hiện cải cách hành chính trong nghiêp vụ kinh doanh, nâng cao uy
tín Công ty qua cung cách làm việc hướng đến khách hàng.
• Hiệu quả giải pháp:
Nâng cao được năng lực quản lý và điều hành cho Ban giám đốc, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho các cấp quản lý của Công ty, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, chuẩn hóa công tác tài quản lý chính là cơ sở nhằm cắt giảm các chi phí.
5.5.GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
• Cơ sở đề xuất giải pháp:
Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch còn thấp, cụ thể: tỷ lệ hộ khách hàng trên