TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC Ở TỈNH ĂTTAPƯ

Một phần của tài liệu LẬP kế HOẠCH sản XUẤT KINH DOANH sản PHẨM nước SẠCH năm 2015 của CÔNG TY cấp nước TỈNH ĂTTAPƯ, lào (Trang 52)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC Ở TỈNH ĂTTAPƯ

2.2.1 Khái quát về tỉnh Ăttapư

Tỉnh Ăttapư là tỉnh đặt ở cực nam của Lào, nằm cách thủ đô Viêng Chăn khoảng 920 km. Phía bắc liền với huyện Lạ mam (tỉnh Sê kong) và huyện Pak song (tỉnh Chăm pa sắc) ; phía nam giáp với tỉnh Lăt ta nạ khi ly (Vương quốc Căm pu chia) ;

phía đông giáp với tỉnh Kon tum (Việt Nam) và phía tây liền với huyện Pạ thum phone

(tỉnh Chăm pa sắc).

(Nguồn : National population & housing census, 2010)

Hình 2.2: Bản đồ hành chính tỉnh Ăttapư

Ăttapư có diện tích 10.320 km2, trong đó địa hình bị chia cắt thành 2 khu vực rõ

rệt : đồng bằng chiếm 45% và núi đồi chiếm 55%. Cơ cấu hành chính địa phương trực thuộc tỉnh, gồm 5 huyện, đó là các huyện : Samakhixay vừa là thị trấn, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh ; huyện Xay sệt thả ; huyện Sản

xay ; huyện Phu vông và huyện Sạ nam xay. Theo thống kê năm 2011, dân số toàn tỉnh

là 123.816 người, trong đó nữ là 65.582 người chiếm 53% ; với 150 bản, làng tương

đương với 22.906 hộ gia đình ; mật độ dân số trung bình 12 người/km2

. Tỉnh Ăttapư rất đa dạng về các bộ tộc, gồm 13 bộ tộc, trong đó bộ tộc Lào chiếm 40% dân số. Mức tăng trưởng dân số : 2,2%/năm.

Tỉnh Ăttapư là một tỉnh của Lào nằm trong khu quy hoạch vùng kinh tế CLV, có 1 cửa khẩu quốc tế: Cửa khẩu Phu Kưa – Bờ Y với nước bạn Việt Nam và Cửa khẩu địa phương Sộm Poi với Vương quốc Căm pu chia.

Sự dồi dào, phong phú về các nguồn khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên và tài

nguyên đất là những điều kiện sẵn có và lợi thế để phát triển kinh tế của tỉnh. Trong các năm qua tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã không ngừng phát triển,

chuyển biến kinh tế có bước phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân

hàng năm đạt khoảng : 9 – 10%, thu nhập bình quân: 9,32 triệu kíp/người, tương đương : 1.097 đôla/đầu người. Những năm gần đây, nông nghiệp được mùa toàn diện,

sản lượng lương thực sản xuất, năm 2009 đã vượt trên : 406 nghìn tấn cao nhất từ trước

đến nay, sản xuất công nghiệp có nhiều tiến triển, nền kinh tế nhìn chung có nhiều khởi

sắc, mức sống và thu nhập đại bộ phận hộ gia đình và nông dân đều tăng lên, kết cấu hạ

tầng ngày càng được nâng cấp đổi mới, bộ mặt nông thôn được thay đổi, tiến bộ hơn.

Tài nguyên nước, do đặc thù địa hình của tỉnh, Ăttapư có các sông với lưu lượng nước lớn chảy qua quanh năm, đó là sông Sê kong, sông Nặm nọi, sông Sê kạ man…

Ngoài ra còn có các nguồn nước lộ thiên như Hồ chứa nước Huội Họ, Phu Kày ộc…

Phù hợp không những chỉ cho phát triển hệ thống các nhà máy thuỷ điện, hệ thống thuỷ

lợi, phát triển nông nghiệp mà còn là điều kiện cho sự phát triển giao thông đường thuỷ

và phát triển ngành cung cấp nước cho tỉnh nhà.

2.2.2 Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt dân cư

Tình trạng đáp ứng nhu cầu nước sạch sinh hoạt dân cư hiện tại :

Bảng 2.1: Tình trạng đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt dân cư từ năm 2011-2013

STT Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Số người được sử dụng nước sạch (người) 36.426 38.129 40.736

2 Dân số (người) 123.816 126.524 129.309

Chiếm tỷ trọng (%) 29,42 30,14 31,50

3 Hộ gia đình được sử dụng nước sạch (hộ) 6.574 7.352 8.219

4 Hộ gia đình (hộ) 22.906 23.375 23.912

Chiếm tỷ trọng (%) 28,70 31,45 34,37

5 Số bản được sử dụng nước sạch (bản) 31 32 34

6 Số bản (bản) 150 153 157

Chiếm tỷ trọng (%) 20,67 20,92 21,66 (Nguồn: Chi cục thống kế tỉnh Ăttapư)

Phân tích: Qua số liệu trên bảng 2.1 trên, thấy rằng:

+ Về nguồn nước sạch: Nguồn nước sạch mà người dân tỉnh Ăttapư sử dụng

hiện nay được cung cấp từ 2 nguồn chính, là được cung cấp bởi Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư và các giếng khoan lấy nước ngầm, trong đó được viện trợ bởi các tổ chức quốc tế và nhân dân đóng góp tự làm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong bản làng của mình.

(Nguồn: Chi cục thống kế tỉnh Ăttapư)

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ mức tăng trưởng dân số được sử dụng nước sạch từ năm 2011-2013

+ Về mức độ dân số được sử dụng nước sạch: Năm 2011, dân số toàn tỉnh là

123.816 người, trong đó số người được sử dụng nước sạch là 36.246 người, chiếm

29,42%. Năm 2012, dân số toàn tỉnh là 126.524 người, trong đó số người được sử

dụng nước sạch là 38.129 người, chiếm 30,14%, so với năm 2011 số người được sử dụng nước sạch tăng lên 1.703 người, tương đương với tỷ lệ tăng 4,68%. Năm 2013, dân số toàn tỉnh là 129.309 người, trong đó số người được sử dụng nước sạch là 40.736 người, chiếm 31,50%, so với năm 2012 số người được sử dụng nước sạch tăng lên 2.607 người, tương đương với tỷ lệ tăng 6,84%.

(Sơ đồ 2.3 thể hiện mức tăng trưởng dân số được sử dụng nước sạch ở tỉnh Ăttapư từ năm 2011-2013)

+ Về số hộ gia đình được sử dụng nước sạch: Năm 2011, số hộ gia đình toàn

tỉnh là 22.906 hộ, trong đó số hộ được sử dụng nước sạch là 6.574 hộ, chiếm 28,70%. Năm 2012, số hộ gia đình toàn tỉnh là 23.375 hộ, trong đó số hộ được sử dụng nước sạch là 7.352 hộ, chiếm 31,45%, so với năm 2011 số hộ được sử dụng nước sạch tăng

lên 778 hộ, tương đương với tỷ lệ tăng 11,83%. Năm 2013, số hộ gia đình toàn tỉnh là

23.912 hộ, trong đó số hộ được sử dụng nước sạch là 8.219 hộ, chiếm 34,37%, so với năm 2012 số hộ được sử dụng nước sạch tăng lên 867 hộ, tương đương với tỷ lệ tăng 11,79%.

+ Về số bản được sử dụng nước sạch: Năm 2011, số bản toàn tỉnh là 150

bản, trong đó số bản được sử dụng nước sạch là 31bản, chiếm 20,67%. Năm 2012, số bản toàn tỉnh là 153 bản, trong đó số bản được sử dụng nước sạch là 32 bản, chiếm

20,93%, so với năm 2011 số bản được sử dụng nước sạch tăng lên 1 bản, tương đương

- 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2011 2012 2013 Dân số (người)

Số người được sử dụng nước sạch (người)

với tỷ lệ tăng 3,23%. Năm 2012, số bản toàn tỉnh là 157 bản, trong đó số bản được sử dụng nước sạch là 34 bản, chiếm 21,66%, so với năm 2012 số bản được sử dụng nước sạch tăng lên 2 bản, tương đương với tỷ lệ tăng 6,25%.

Qua phân tích trên cho thấy số người dân, số gia đình cũng như số bản làng đã được sử dụng nước sạch vẫn còn thấp, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày cũng như sức khoẻ và vệ sinh. Số dân cư chưa được tiếp cận với nước sạch, họ sinh hoạt dựa vào nguồn nước mặt thiên nhiên và trong mùa lũ chất lượng nước rất không đảm bảo. Đó là tiềm năng về số lượng khách hàng cần được khai thác phục vụ và cũng cần có các giải pháp định hướng phát triển tiếp theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3 Nhu cầu nước phục vụ sản xuất kinh doanh

Tình trạng đáp ứng nhu cầu nước sạch sản xuất kinh doanh hiện tại :

Bảng 2.2: Tình trạng đáp ứng nhu cầu nước sản xuất kinh doanh từ năm 2011-2013

STT Chỉ tiêu Năm

2011 2012 2013

1 Số DN sử dụng nước sạch (DN) 213 235 253

2 Số doanh nghiệp (DN) 1.283 1.363 1.418

Chiếm tỷ trọng (%) 16,60 17,24 17,84 (Nguồn: Chi cục thống kế tỉnh Ăttapư)

(Nguồn: Chi cục thống kế tỉnh Ăttapư)

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ mức tăng trưởng doanh nghiệp sử dụng nước sạch từ năm 2011-2013

+ Về số doanh nghiệp sử dụng nước sạch: Năm 2011, số doanh nghiệp toàn

tỉnh là 1.283 DN, trong đó số DN sử dụng nước sạch là 213 DN chiếm 16,60%. Năm 2012, số DN toàn tỉnh là 1.363 DN, trong đó số DN sử dụng nước sạch là 235 DN, chiếm 17,24%, so với năm 2011 số DN sử dụng nước sạch tăng lên 22 DN, tương

- 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 2011 2012 2013 Số doanh nghiệp (DN) Số doanh nghiệp sử dụng nước sạch (DN) 42

đương với tỷ lệ tăng 10,33%. Năm 2013, số DN toàn tỉnh là 1.418 DN, trong đó số DN sử dụng nước sạch là 253 DN, chiếm 17,84%, so với năm 2012 số DN sử dụng nước sạch tăng lên 18 DN, tương đương với tỷ lệ tăng 7,66%.

Thực tế cho thấy, số doanh nghiệp sử dụng nước sạch ở tỉnh Ăttapư chiếm tỷ

trọng rất ít, số doanh nghiệp sử dụng nước sạch này hiện đang sử dụng nguồn cung cấp

nước từ Công ty cấp nước sạch tỉnh Ăttapư. Phần còn lại, là tự đào giếng khoan và tự sử dụng. Hơn nữa, số doanh nghiệp đang hoạt dộng trên địa bàn tỉnh Ăttapư hiện nay phần lớn là các doanh nghiệp trong các ngành thương mại, dịch vụ và xây dựng là chiếm tỷ trọng lớn, còn những nhà máy xí nghiệp hoạt động mà sử dụng nước với khối lượng lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh hầu như chưa xuất hiện trên địa bàn tỉnh.

2.2.4 Dự báo nhu cầu sử dụng nước

Bảng 2.3: Dự báo nhu cầu sử dụng nước từ năm 2014-2016

STT Chỉ tiêu Năm

2014 2015 2016

Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt:

1 Dự báo tăng trưởng dân số (người) 132.000 135.000 138.000

2 Dự báo tăng trưởng hộ gia đình (hộ) 24.400 25.000 25.500

3 Tiêu chuẩn sử dụng nước (l/ng.ngđ) 60 65 70

4 Nhu cầu nước một ngày đêm

(m3/ng.đ) 7.900 8.700 9.600

5 Nhu cầu sử dụng nước mỗi năm

(m3/năm) 2.845.000 3.135.000 3.455.000

Nhu cầu nước phục vụ SXKD: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Dự báo tăng trưởng DN (DN) 265 275 290

2 Tiêu chuẩn sử dụng nước (l/ng.ngđ) 3,00 3,50 4,00

3 Nhu cầu nước một ngày đêm

(m3/ng.đ) 795 960 1.150

4 Nhu cầu sử dụng nước mỗi năm

(m3/năm) 285.000 345.000 415.000

NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC: 3.130.000 3.480.000 3.870.000

(Nguồn: Chi cục thống kế tỉnh Ăttapư)

Phân tích: Từ bảng số liệu 2.3, nhận thấy rằng:

+ Dự báo về nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt: Năm 2014, dân số toàn tỉnh sẽ

có khoảng 132.000 người, tương đương với khoảng 24.400 hộ, với nhu cầu sử dụng

nước khoảng 2.845.000 m3/năm. Năm 2015, dân số toàn tỉnh sẽ có khoảng 135.000

người, tương đương với khoảng 25.000 hộ, với nhu cầu sử dụng nước khoảng

3.135.000 m3/năm, so với năm 2014 số tăng dân số khoảng 3.000 người, tương đương với số tăng hộ gia đình khoảng 600 hộ, với mức tăng nhu cầu sử dụng nước khoảng 290.000 m3/năm. Năm 2016, dân số toàn tỉnh sẽ có khoảng 138.000 người tương

đương với khoảng 25.500 hộ, với nhu cầu sử dụng nước khoảng 3.455.000 m3/năm, so

với năm 2015 số tăng dân số khoảng 3.000 người, tương đương với số tăng hộ gia đình

khoảng 500 hộ, với mức tăng nhu cầu sử dụng nước khoảng 320.000 m3/năm.

(Nguồn: Chi cục thống kế tỉnh Ăttapư)

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ nhu cầu sử dụng nước sạch từ năm 2014-2016

+ Dự báo về nhu cầu nước phục vụ sản xuất kinh doanh: Năm 2014, số DN

có nhu cầu sử dụng nước toàn tỉnh sẽ có khoảng 265 DN, tương đương với nhu cầu sử

dụng nước khoảng 285.000 m3/năm. Năm 2015, số DN có nhu cầu sử dụng nước toàn

tỉnh sẽ có khoảng 275 DN với nhu cầu sử dụng nước khoảng 345.000 m3/năm, so với

năm 2014 số DN tăng khoảng 10 DN, tương đương với nhu cầu sử dụng với mức tăng

nhu cầu sử dụng nước khoảng 60.000 m3/năm. Năm 2016, số DN có nhu cầu sử dụng

nước toàn tỉnh sẽ có khoảng 290 DN với nhu cầu sử dụng nước khoảng 415.000

m3/năm, so với năm 2015 số DN tăng khoảng 15 DN, tương đương với nhu cầu sử

dụng nước khoảng 70.000 m3/năm.

Nhận xét chung về nhu cầu sử dụng nước sạch toàn tỉnh Ăttapư từ năm 2014-

2016 là: Đến năm 2014, nhu cầu sử dụng nước sẽ khoảng 3.130.000 m3. Năm 2015, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhu cầu sử dụng nước sẽ khoảng 3.480.000 m3, so với năm 2014 tăng khoảng 350.000

m3/năm, tương đương 11,18%. Năm 2016, nhu cầu sử dụng nước sẽ khoảng 3.870.000

m3, so với năm 2015 tăng khoảng 390.000 m3/năm tương đương 11,21%. (Sơ đồ 2.5

trên đây cho thấy nhu cầu sử dụng nước sạch ở tỉnh Ăttapư từ năm 2014-2016).

- 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 2014 2015 2016

Nhu cầu sử dụng nước (m3)

Phân tích trên đây còn cho thấy trong nhu cầu sử dụng nước sạch nước sạch ở tỉnh Ăttapư, nhu cầu phục vụ sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể: năm 2014 chiếm 90,89% tổng nhu cầu,; năm 2015 chiếm 90,09% tổng nhu cầu và năm 2016 chiếm

89,28% tổng nhu cầu mà các công ty ngành nước ở tỉnh này cần quan tâm phát triển.

2.3.TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI TỈNH ĂTTAPƯ

2.3.1 Giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp nước sạch tại tỉnh Ăttapư

Tính đến thời điểm 31/12/2013, tỉnh Ăttapư có 13 doanh nghiệp hoàn thiện thủ tục đăng ký và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cấp nước với tổng nguồn vốn khoảng 150 tỷ LAK, tổng công suất 155,520 m3

/ngàyđêm. Tất cả các doanh nghiệp này chỉ hoạt động trong nghề kinh doanh nước đóng chai. Còn về doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp nước sạch chỉ có Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư. (Danh sách các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nước trên địa bàn

tỉnh Ăttapư được thống kê trong bảng 2.4).

Bảng 2.4: Danh sách các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nước trên địa bàn tỉnh Ăttapư

STT Tên các doanh nghiệp Nghề kinh doanh

Công suất (m3/ng.đ)

1 Nhà máy Nỏng pha Nước đóng chai 28,80

2 Nhà máy Ka đọc mạ lỵ Nước đóng chai 12,00

3 Nhà máy Ka măng kon Nước đóng chai 12,00

4 Nhà máy Ka phêt Nước đóng chai 12,00

5 Nhà máy Nộk kẹo Nước đóng chai 10,80

6 Nhà máy Phu luổng Nước đóng chai 10,80

7 Nhà máy Sải phu vông Nước đóng chai 10,80

8 Nhà máy Sảm đao Nước đóng chai 10,80

9 Nhà máy Ka đọc ta văn Nước đóng chai 9,60

10 Nhà máy Ka đọc xón Nước đóng chai 9,60

11 Nhà máy Sa măk khi Nước đóng chai 9,60

12 Nhà máy In xay Nước đóng chai 9,60

13 Nhà máy Sê kạ man Nước đóng chai 9,12

Tổng cộng: 155,52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Chi cục thống kế tỉnh Ăttapư)

2.3.2 Đánh giá những ưu, nhược điểm trong cung cấp nước sạch tại Ăttapư

Những ưu điểm:

- Trong các năm qua, với vai trò là một doanh nghiệp Nhà nước, Công ty

cấp nước tỉnh Ăttapư đã góp phần vào thành tích chung trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong lĩnh vực cung cấp nước sạch. Không những chỉ góp phần làm chuyển biến cuộc sống ở thành thị và nông thôn mà còn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai.

- Tuy địa bàn hoạt động rộng lớn, mật độ dân cư thưa thớt gây ảnh hưởng

nhất định đến công tác phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển phục vụ khách hàng nhưng Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư đã có nhiều nỗ lực phát triển xuống đến tuyến huyện xa xôi, những việc làm hữu ích đó không chỉ nhằm về mặt kinh doanh thuần tuý mà còn nhằm đóng góp vào nâng cao an sinh xã hội của người dân ở vùng sâu vùng xa mà các doanh nghiệp tư nhân không thể làm được.

- Công ty đã có nỗ lực đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình, thể hiện qua số lượng khách hàng có chiều hướng gia tăng hàng năm. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã định hướng phát triển thêm cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của toàn xã hội.

Những nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Công ty cấp nước tỉnh Ăttapư còn một số mặt công tác còn yếu kém sau đây:

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, trong 3 năm liên tiếp từ 2011-2013,

Công ty bị lỗ liên tục.

- Cơ sở vật chất trang bị kỹ thuật đang có chiều hướng xuống cấp, hệ thống

mạng lưới đường ống cũ dẫn đến tình trạng lượng rò rỉ thất thoát cao gây hậu quả thất thu cao, khó khăn về mặt tài chính.

- Công tác quản lý điều hành còn chưa đáp ứng được nhiệm vụ hoạt động

sản xuất kinh doanh của Công ty.

Những yếu kém tồn tại trên đây, Công ty cần khắc phục vượt qua để không chỉ

Một phần của tài liệu LẬP kế HOẠCH sản XUẤT KINH DOANH sản PHẨM nước SẠCH năm 2015 của CÔNG TY cấp nước TỈNH ĂTTAPƯ, lào (Trang 52)