GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIẢM PHẢI THU KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu LẬP kế HOẠCH sản XUẤT KINH DOANH sản PHẨM nước SẠCH năm 2015 của CÔNG TY cấp nước TỈNH ĂTTAPƯ, lào (Trang 109 - 111)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

5.3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIẢM PHẢI THU KHÁCH HÀNG

Cơ sở đề xuất giải pháp:

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên nẩy sinh việc Công ty

cấp nước cho khách hàng và sau một thời gian nhất định mới thu được tiền. Xuất phát từ thực tế đó làm nẩy sinh khoản nợ phải thu từ khách hàng.

- Việc gia tăng khoản nợ phải thu sẽ kéo theo việc tăng thêm một số khoản

chi phí như: chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ ...

- Sự gia tăng nợ phải thu, đòi hỏi Công ty phải tìm thêm nguồn vốn vay để

đáp ứng cho qúa trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Do đó phải trả thêm lãi vay.

- Tăng nợ phải thu đồng thời tăng rủi ro đối với Công ty.

Từ số liệu trên bảng phụ lục 3 và phụ lục 4, tỷ trọng phải thu khách hàng trên

tổng doanh thu ở mức tương đối cao và có xu hướng gia tăng lên tục, cụ thể: năm 2011

là 7,50%, năm 2012 là: 16,51% và năm 2013 là: 18,35%. Điều đó cho thấy công tác

bán hàng , thanh toán tiền nước, thu hồi công nợ cần phải khắc phục hơn nữa. Tính tới

thời điểm hiện nay, Công ty vẫn chưa có biện pháp cụ thể trong công tác thu tiền hàng. Do đó, để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc đọ

luân chuyển vốn từ đó góp phần sử dụng vốn có hiệu quả , Công ty cần có biện pháp

hữu hiệu xiết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ dây dưa kéo dài.

Mục tiêu giải pháp:

Giảm thiểu khoản nợ phải thu khách hàng đang bị khách hàng chiếm dụng dưới mức 10%. Đơn vị thực hiện: Phòng thương mại Công ty.

Giải pháp thực hiện:

- Tăng cường công tác thu hồi nợ:

Biện pháp Công ty đang thực hiện trong khâu thu tiền đòi nợ hiện nay là trực tiếp phân vùng khách hàng để thu tiền. Biên pháp này có một hạn chế là nhân viên không tiếp cận được với khách hàng vì chỉ làm việc gói gọn trong giờ hành chính và khách hàng cũng đã đi ra khỏi nhà. Công ty nên áp dụng chính sách khoán thưởng trong khâu thu hồi tiền kết hợp tiền lương. Ví dụ nhân viên thu tiền đạt được chi tiêu thu hồi từ 90% trở lên khoản phải thu khách hàng thì được thưởng 1%. Chính sách này không những chỉ giúp cho nhân viên có thêm một nguồn thu nhập mà còn tạo cho họ chủ động hơn nữa trong trách nhiệm của bản thân.

- Mở rộng kênh thanh toán:

Xuất phát từ đặc điểm của khách hàng là họ cũng phải đi làm sớm, không có mặt

khi nhân viên thu tiền đến nhà, Công ty nên tổ chức thêm kênh thanh toán cho khách

hàng có nhiều sự lựa chọn như: hợp tác với ngân hàng và các đối tác mở rộng các hình

thức thanh toán tiền nước, tạo ra nhiều tiện ích thanh toán cho khách hàng, thu hồi

nhanh tiền nước.

- Biện pháp khác:

Ngoài các biện pháp vừa nêu trên, Công ty cần áp dụng các biên pháp khác từ mềm dẻo như gọi điện, viết thư yêu cầu ... đến biện pháp cứng rắn để các cơ quan chức năng can thiệp giải quyết. Đồng thời, Công ty cũng cần quan tâm sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo đài, ti vi ... để cung cấp thêm thông tin về nghĩa vụ

cũng như kênh thanh toán mà Công ty tạo cho khách hàng.

Hiệu quả giải pháp:

Từ tính chủ động, năng động hăng hái trong công tác kết hợp thêm đa dạng hoá kênh thanh toán sẽ nâng cao được khoản phải thu của khách hàng, giảm được chi phí thu đòi nợ ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LẬP kế HOẠCH sản XUẤT KINH DOANH sản PHẨM nước SẠCH năm 2015 của CÔNG TY cấp nước TỈNH ĂTTAPƯ, lào (Trang 109 - 111)