Nội dung và trình tự lập kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu LẬP kế HOẠCH sản XUẤT KINH DOANH sản PHẨM nước SẠCH năm 2015 của CÔNG TY cấp nước TỈNH ĂTTAPƯ, lào (Trang 35 - 38)

8. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2.4 Nội dung và trình tự lập kế hoạch sản xuất

Trong thực tế doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp để lập kế hoạch, tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu mà doanh nghiệp sử dụng các phương pháp

khác nhau.

* Phương pháp cân đối

Phương pháp này gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định khả năng của doanh nghiệp, bao gồm khả năng sẵn có và khả năng chắc chắn có trong tương lai của doanh nghiệp và các yếu tố sản xuất.

Bước 2: Cân đối giữa nhu cầu của thị trường và khả năng về các yếu tố để sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, phương pháp cân đối được xác định bởi những

yêu cầu sau:

- Cân đối được thực hiện phải là cân đối động: Cân đối để lựa chọn phương

án tối ưu chứ không phải là cân đối theo phương án đã được chỉ định. Các yếu tố để cân đối là những yếu tố biến đổi theo môi trường kinh doanh, đó là nhu cầu của thị trường và khả năng có thể khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.

- Thực hiện cân đối liên hoàn, nghĩa là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau

để bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Trước khi tiến hành cân đối tổng thể các yếu tố thì phải thực hiện cân đối

trong những yếu tố trước. Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ để xác định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh các phương án kinh doanh của doanh nghiệp.

* Phương pháp tỷ lệ cố định

Nội dung của phương pháp này là tính toán một số chỉ tiêu của năm kế hoạch theo một tỷ lệ đã được xác định trong năm báo cáo trước đó. Theo phương pháp này

doanh nghiệp sẽ coi tình hình của năm lập kế hoạch giống như tình hình của năm báo

cáo đối với một số chỉ tiêu nào đó.

Phương pháp này cho thấy kết quả nhanh nhưng thiếu chính xác, vì thế chỉ nên

sử dụng trong trường hợp không đòi hỏi độ chính xác cao, và thời gian thực hiện kế hoạch không kéo dài.

* Phương pháp lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động

Đây là một phương pháp lập kế hoạch có tính chất truyền thống và vẫn được sử dụng rộng rãi.Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi các nhà quản lý phải có cách

xem xét, phân tích hệ thống và tổng thể nhiều vấn đề. Phải biết đặt tình trạng của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế của các yếu tố ngoại lai. Cần xem xét các yếu tố sau:

- Các yếu tố kinh tế như: Tổng sản phẩm quốc dân, mức cung ứng tiền tệ…

- Sự phát triển về dân số, nhóm lứa tuổi, tình hình thay đổi thói quen trong

cuộc sống.

- Các yếu tố chính trị và pháp luật như luật canh tranh, luật thuế...

- Sự biến động của thị trường và thái độ của khách hàng, qui mô thị trường,

chu kỳ vận động của thị trường, sự trung thành của khách hàng, sức mua.

- Sự thay đổi của khoa học công nghệ, cấu trúc ngành nghề như loại sản

phẩm, cấu trúc giá, chi phí của các đối thủ cạnh tranh.

- Các đặc điểm về nguồn lực của doanh nghiệp như phần thị trường, chu kỳ

sống của sản phẩm, trình độ lao động, chi phí tiền lương, tình hình doanh thu, chất lượng sản phẩm.

* Phương pháp lợi thế vượt trội

Phương pháp này gợi mở cho các nhà quản lý khi lập kế hoạch phải xem xét khai thác các lợi thế vượt trội để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch doanh nghiệp cần phát huy lợi thế vượt trội trên các mặt sau:

- Lợi thế vượt trội trong lĩnh vực tiêu thụ, trong việc triển khai các kênh

phân phối sản phẩm với các đối tác khác.

- Lợi thế vượt trội trong sản xuất thể hiện trong việc tăng cường liên doanh

liên kết để phát huy chuyên môn hoá.

- Lợi thế vượt trội trong việc hợp tác nghiên cứu điều tra dự báo.

- Lợi thế vượt trội nhờ năng lực và trình độ của các nhà quản lý trong việc

giải quyết các vấn đề phát sinh cụ thể.

* Phương pháp mô hình PIMS (Profit Impact Market Strategy)

Theo phương pháp này, khi lập kế hoạch, các nhà lập kế hoạch phải phân tích kỹ 6 vấn đề sau:

- Sức hấp dẫn của thị trường như mức tăng trưởng thị trường, tỷ lệ xuất

nhập khẩu…

- Tình hình cạnh tranh: Đó là phần thị tương đối của doanh nghiệp so với

tổng thị trường của 3 đối thủ cạnh tranh lớn nhất.

Phần thị trường tương đối

của doanh nghiệp =

Phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp

Tổng phần thị trường tuyệt đối X 100

Đây là chỉ tiêu mà phương pháp này sử dụng để phân tích cho từng loại sản phẩm của doanh nghiệp.

- Hiệu quả hoạt động của các hoạt động đầu tư: Tốc độ đầu tư, doanh thu

trên mỗi hoạt động đầu tư.

- Sử dụng ngân sách của doanh nghiệp: Chi cho marketing trong doanh thu,

hệ số tăng sản xuất.

- Các đặc điểm của doanh nghiệp như: Quy mô hoạt động của doanh

nghiệp, mức độ phân tán của doanh nghiệp.

- Vấn đề cuối cùng là phân tích sự thay đổi: phần thị trường liên kết, giá cả, chất lượng sản phẩm và sự thay đổi sản lượng.

Phương pháp này nhằm xác định tỷ suất lợi nhuận so với tổng vốn kinh doanh của từng đơn vị sản xuất chiến lược của doanh nghiệp để lập kế hoạch trên cơ sở phân tích các vấn đề trên.

* Phương pháp phân tích chu kỳ sống của sản phẩm

Chu kỳ sống của sản phẩm là khoảng thời gian từ khi nó được đưa ra thị trường cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường. Chu kỳ sống của sản phẩm được đặc trưng bởi 4 giai đoạn chủ yếu: triển khai, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái. Tương ứng với mỗi giai đoạn là các vấn đề và cả cơ hội kinh doanh. Do vậy, doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng giai đoạn để lập kế hoạch sản xuất phù hợp vì mỗi giai đoạn của chu kỳ sống có mức độ tiêu thụ trên thị trường khác nhau.

Một phần của tài liệu LẬP kế HOẠCH sản XUẤT KINH DOANH sản PHẨM nước SẠCH năm 2015 của CÔNG TY cấp nước TỈNH ĂTTAPƯ, lào (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)