VỐN NGUỒN VỐN HỢP LÝ
Chất lượng cán bộ tín dụng:
Chất lƣợng cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng tín dụng, thậm chí trong nhiều trƣờng hợp còn là nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng cần tuyển chọn, đào tạo những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn và hiểu biết về nhiều mặt nhƣ thẩm định, điều tra cho vay, kiến thức thị trƣờng liên quan đến lĩnh vực đầu tƣ. Tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng mới có cơ hội học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng làm việc lâu năm, giàu kinh nghiệm.
Công tác kiểm tra, thẩm định hồ s trước khi cho vay và quy trình cho vay:
- Thực hiện đúng và đủ quy trình cho vay, phân tích khách hàng thận trọng, kỹ lƣỡng trƣớc khi đƣa ra kết luận tín dụng. Giám sát quá trình thực hiện tín dụng của ngƣời đi vay.
- Nâng cao chất lƣợng thẩm định khách hàng, các phƣơng án và dự án vay vốn, từ đó giúp Ngân hàng đánh giá, kiểm soát đƣợc phần nào khả năng trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi khoản vay từ kết quả kinh doanh của ngƣời vay.
- Phân tích báo cáo tài chính một cách chính xác và phân loại khách hàng từ đó xác định mức cho vay hợp lý, hạn chế rủi ro: công việc này giúp cho Ngân hàng nắm bắt đƣợc thực trạng, năng lực hoạt động của doanh nghiệp, hiểu rõ đƣợc nguyên nhân và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, làm cơ sở vững chắc để đƣa ra những quyết định đúng đắn trong quan hệ tín dụng với khách hàng.
- Cán bộ tín dụng cần phải xác minh lại tính chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp, để kịp thời phát hiện những khách hàng cung cấp thông tin thiếu minh bạch, làm ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng.
62
Phân tích kỹ về khách hàng trước khi cho vay:
- Cần phân tích hiệu quả đối với khả năng sinh lời của phƣơng án sản xuất kinh doanh của ngƣời đi vay, khoản vay đó giúp mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng đạt hiệu quả hơn hay đem lại gánh nặng nợ nần, mà tạo ra hiệu quả tƣơng xứng. Từ đó, có quyết định đúng đắn để tránh rủi ro xảy ra.
- Quan hệ tín dụng lâu dài giúp cán bộ tín dụng ít tốn thời gian và chi phí để tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng nắm rõ đƣợc quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn, điều đó thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong công tác cho vay, quản lý món vay, cũng nhƣ thu hồi nợ.
Linh hoạt trong công tác thu nợ:
- Ngân hàng cần chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hƣớng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, đƣợc đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ.
- Tâm lí khách hàng muốn chiếm dụng vốn, chần chừ không trả nợ là một nguyên nhân khiến nợ quá hạn bị tồn đọng. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần có thông tin từ nhiều phía nhƣ những ngƣời lân cận khách hàng, chính quyền địa phƣơng, khách hàng của đối tƣợng vay vốn…để có thể nắm bắt nguy cơ chuyển sang nợ xấu cao cũng nhƣ khả năng thu hồi nợ của khách hàng, từ đó có những biện pháp kịp thời, hiệu quả
- Cán bộ tín dụng cần hàng tháng kiểm tra xem khoản vay nào đến hạn để nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả lãi, nợ gốc đúng hạn. Cán bộ tín dụng nên gọi điện thoại hoặc gửi giấy nhắc trƣớc khách hàng một thời gian để khách hàng kịp chuẩn bị đủ tiền trả cho Ngân hàng. Ngoài ra, kế ngày nộp tiền nên nhắc nhở khéo khách hàng đến vào giờ đã hẹn.
Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đúng quy định:
Hiện nay, Ngân hàng có nguồn trích lập dự phòng rủi ro tuy nhiên nguồn trích lập này còn ở mức rất thấp. Vì vậy, Ngân hàng cần trích lập dự phòng rủi ro một đầy đủ hơn theo quy định mới để tăng khả năng chống đỡ rủi ro, tạo ra nguồn bù đắp tổn thất trong trƣờng hợp có rủi ro xảy ra, giúp Chi nhánh đảm bảo hoạt động và phát triển. Cần chú ý trích lập một cách hợp lý, tránh làm giảm lợi nhuận và ảnh hƣởng không tốt đến nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh.
63
Thành lập bộ phận phân tích, dự báo diễn biến nền kinh tế:
Bộ phận này sẽ nghiên cứu, phân tích và dự đoán kinh tế dựa trên tất cả các kênh thông tin các nguồn phân tích và dự báo khác để đƣa ra định hƣớng cho hoạt động tín dụng, chiến lƣợc quản lý rủi ro tín dụng và mở rộng tín dụng của Ngân hàng một cách an toàn và hợp lý nhất với tình hình thực tế của Ngân hàng.
Thực hiện bảo hiểm tín dụng:
Mua bảo hiểm sẽ giúp cho khách hàng giảm bớt thiệt hại và chuyển rủi ro cho công ty bảo hiểm, nên đối với những khách hàng lớn, đặc biệt những khách hàng thuộc xuất khẩu thủy, hải sản Chi nhánh nên khuyên khách hàng mua bảo hiểm vì đây là một biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro thực tế nhất.
Chủ động phân tán rủi ro:
Chi nhánh nên chủ động phân tán dƣ nợ tín dụng, không nên tập trung vào một thành phần hay loại hình kinh tế nào, cho vay nhiều vùng, nhiều loại hình kinh tế khác nhau, hạn chế những lĩnh vực có rủi ro cao.
64
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Từ những kết quả phân tích trên ta rút ra một số kết luận:
- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có sự tăng trƣởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, thể hiện ở lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng.
- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ở năm 2010, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này có sự giảm mạnh ở các năm sau và 6 tháng đầu năm 2013 do sử dụng quá nhiều nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Tình hình vốn huy động của Ngân hàng tuy có sự tăng trƣởng nhƣng chủ yếu là huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng nội tệ của dân cƣ và các tổ chức kinh tế có kỳ hạn ngắn.
- Về hiệu quả huy động vốn: Tiền gửi không kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn tăng ở năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, thể hiện Ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn tƣơng đối ổn định. Ngân hàng có thể quản lý tốt chi phí và quản lý nguồn vốn huy động ổn định mặc dù tình hình kinh tế khó khăn.
- Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ nguồn vốn huy động của Ngân hàng chƣa đáp ứng đủ cho nhu cầu tín dụng cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động trung và dài hạn chƣa cao làm hạn chế khả năng cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng đang trong trạng thái rủi ro về lãi suất ở mức cao khi lãi suất thị trƣờng giảm xuống. Ngân hàng chủ yếu tập trung vào các khách hàng truyền thống và phát triển các loại sản phẩm truyền thống.
- Nguồn trích lập dự phòng của Ngân hàng chƣa đủ lớn để đảm bảo cho các khoản nợ xấu đang tồn tại trong Ngân hàng dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Hỗ trợ Chi nhánh trong các hoạt động liên quan đến nguồn vốn nhƣ luân chuyển tiền tệ khi chi nhánh thừa hoặc thiếu vốn. Có cơ chế chính sách phù hợp nhằm ổn định mức lãi suất huy động và cho vay trên thị trƣờng.
65
- Cung ứng tiền tệ phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế nhằm hạn chế lạm phát ảnh hƣởng đến hoạt động của Chi nhánh cũng nhƣ toàn ngành ngân hàng.
- Hỗ trợ giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tài sản đảm bảo nhƣ thanh lý, phát mãi tài sản để làm giảm chi phí cho Ngân hàng cũng nhƣ Ngân hàng hoạt động với cƣờng độ cao hơn hiệu quả hơn.
- Khẩn trƣơng giải quyết tình trạng đóng băng thị trƣờng bất động sản để gỡ rối cho ngân hàng trong việc giải quyết nợ xấu và đồng thời giúp Ngân hàng dễ dàng hơn trong công tác huy động vốn.
6.2.2. Đối với Ngân hàng Hội sở SHB
- Tổ chức kịp thời giải quyết các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhƣ trong việc: phê duyệt mức cho vay vƣợt quyền phán quyết...
- Hỗ trợ Chi nhánh cả về kinh phí trong việc đào tạo các nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn cho cán bộ viên chức nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng. Thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề nhƣ: Thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế,...Thực hiện đào tạo kỹ năng nghiệp vụ tạo ra đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn hoá cao, điêu luyện về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Thƣờng xuyên cử ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Hội sở SHB xuống kiểm tra, giúp Chi nhánh phát hiện những sai sót trong nghiệp vụ để sửa chữa uốn nắn kịp thời nhằm đƣa hoạt động đi vào nề nếp.
- Trang bị kịp thời các phƣơng tiện kinh doanh khi đƣợc xem xét là tất yếu của chi nhánh nhƣ: máy vi tính, máy rút tiền tự động ATM. Cho phép Chi nhánh đƣợc phép nối mạng với một số khách hàng lớn nhƣ Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, sở Ngoại vụ, sở Công thƣơng, sở Khoa học và Công Nghệ ... để tạo điều kiện cho Chi nhánh cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng.
- Phát triển hệ thống tin học và công nghệ thông tin trong Chi nhánh sớm để có thêm nhiều chƣơng trình trực tiếp tiện ích cho khách hàng.
- Sớm thành lập ban kỹ thuật, công nghệ, kinh tế. Bên cạnh đó Hội sở nên nghiên cứu thành lập ban kỹ thuật, công nghệ, kinh tế. Bởi thực trạng hiện nay nhiều dự án ngành nghề mà cán bộ tín dụng không thể cho vay vì hạn chế về kỹ thuật, công nghệ. Do đó khi có phòng này, họ có thể tham khảo và nhờ các chuyên gia giúp đỡ tính đúng đắn của các luận chứng kinh tế, kỹ thuật, các dây chuyền máy móc thiết bị, công đoạn và quy trình sản xuất. Từ đó giúp cho Chi nhánh có những căn cứ chính xác để quyết định đúng đắn.
66
- Phối hợp chặt chẽ với ngân hàng Nhà nƣớc để tổ chức có hiệu quả chƣơng trình thông tin rủi ro, thông tin tín dụng nhằm ngày càng nâng cao chất lƣợng tín dụng, giúp các chi nhánh phòng ngừa tốt rủi ro.
- Tăng cƣờng hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa những rủi ro...Việc kiểm tra, kiểm soát phải đƣợc thực hiện trong mọi lĩnh vực, hoạt động của Chi nhánh.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2005. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2007. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tài liệu hướng dẫn học tập tiền tệ -ngân hàng. Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản lao động –xã hội.
5. Nguyễn Hữu Tâm, 2008. Phương pháp nghiên cứu kinh tế. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
6. Bùi Văn Trịnh, 1996. Tiền tệ -ngân hàng. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 7. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2010. Thông tư số 13/2010/TT- NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Hà Nội, tháng 05 năm 2010.
8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư số 02/2013/TT- NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội, tháng 01 năm 2013.