Chỉ tiêu về chênh lệch thu chi

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 53 - 56)

Để thấy rõ hơn về tình hình và hiệu quả sử dụng vốn ta cũng nên xem xét một số chỉ tiêu tài chính liên quan đến nguồn vốn:

Bảng 4.11: Tình hình thu chi từ lãi của Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 6 tháng đầu năm 2010 2011 2012 2012 2013 Thu từ lãi Trđ 266.352 394.675 561.531 288.233 338.917 Chi phí lãi Trđ 203.136 296.597 444.950 235.114 246.399 Chênh lệch thu chi Trđ 63.216 98.078 116.581 53.119 92.518 Thu từ lãi/ Chi phí lãi Lần 1,31 1,33 1,26 1,23 1,38

44  Chênh lệch thu chi:

Nhìn chung, chênh lệch về thu chi của Ngân hàng luôn biến động theo chiều hƣớng tăng qua các giai đoạn. Chênh lệch thu chi của Ngân hàng đạt 63.216 triệu đồng vào năm 2010 và sau đó tăng lên 98.078 triệu đồng vào năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sinh lời của mỗi đồng vốn huy động ngày càng cao. Do trong giai đoạn này, Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác cho vay bằng cách đƣa ra các hình thức cho vay phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, đơn giản hóa thủ tục vay vốn. Bên cạnh đó, do một phần dƣ nợ chƣa đến hạn của năm trƣớc vẫn còn tồn tại đến năm 2011, trong khi lãi suất cho vay tăng cao, khiến Ngân hàng thu đƣợc khoản lợi lớn từ hoạt động này. Tuy nhiên, mặc dù khoản thu nhập mà Ngân hàng phải trả cho vốn huy động cũng tăng lên nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay.

266.352 394.675 561.531 444.950 203.136 296.597 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2010 2011 2012 Năm Tr iệ u đồ ng Thu từ lãi Chi phí lãi

Nguồn: Phòng kế toán của SHB Cần Thơ

Hình 4.7: Tình hình thu chi từ lãi của Ngân hàng giai đoạn 2010-2012 Năm 2012, chênh lệch thu chi tiếp tục tăng lên đến 116.581 triệu đồng, tăng 18,87% so với 2011. Đến nửa đầu năm 2013, sự chênh lệch này lại tiếp tục tăng 74,17% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 92.518 triệu đồng. Trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013 này lãi suất huy động ngày càng sụt giảm nên chi phí lãi phải trả cho công tác huy động vốn giảm đáng kể. Đồng thời, do nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp trong thời gian này rất lớn làm cho nguồn vốn vay tăng nhanh làm tăng thêm nguồn thu nhập từ lãi cho Ngân hàng. Mặc

45

dù trong tình hình suy thoái kinh tế nhƣng Ngân hàng SHB Cần Thơ vẫn có những chính sách, biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn huy động cũng nhƣ làm tăng nguồn thu nhập ròng từ hai hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng.

288.233 338.917 235.114 246.399 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2012 2013 6 tháng đầu năm Tr iệ u đồ ng Thu từ lãi Chi phí lãi

Nguồn: Phòng kế toán của SHB Cần Thơ

Hình 4.8: Tình hình thu chi từ lãi của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013  Thu từ lãi trên chi phí lãi:

Tỷ lệ này có những biến động tăng giảm thất thƣờng trong 3 năm 2010- 2012 và 3 tháng đầu năm 2013. Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong 2 năm 2010 và 2011 Ngân hàng thu đƣợc lợi nhuận khá cao từ sự chênh lệch về thu chi giữa hai hoạt động này. Năm 2010, doanh thu từ cho vay gấp 1,31 lần chi phí phải trả cho hoạt động huy động vốn, tỷ lệ này tăng ở năm 2011, đạt 1,33 lần. Nhƣng đến năm 2012, tỷ lệ này giảm xuống, doanh thu từ cho vay gấp 1,26 lần chi phí huy động vốn. So với năm 2011, chi phí lãi năm 2012 tăng 50,02%, doanh thu từ hoạt động cho vay của Ngân hàng tăng với tốc độ chậm hơn ở mức 42,28% khiến cho tỷ lệ lãi thu từ cho vay trên lãi chi cho hoạt động huy động vốn giảm đáng kể. Mặc dù tỷ lệ lãi thu từ cho vay trên lãi chi cho huy động vốn của Ngân hàng có những biến động thất thƣờng qua các năm nhƣng nhìn chung tỷ lệ này vẫn ở mức mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Dù vậy Ngân hàng vẫn cần phải tăng cƣờng công tác huy động vốn từ khách hàng và đẩy mạnh tìm kiếm những khách hàng vay vốn tiềm năng, đủ năng

46

lực tài chính, đƣa ra những chính sách cho vay phù hợp để phát triển nghiệp vụ cho vay và huy động nhằm nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 53 - 56)