Phân tích tình hình huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 43 - 46)

Phân loại theo kỳ hạn, nguồn vốn huy động của SHB Cần Thơ đƣợc chia thành hai loại: có kỳ hạn và không kỳ hạn. Tình hình biến động của hai loại này đƣợc thể hiện qua biểu bảng sau:

Bảng 4.5: VHĐ theo kỳ hạn của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi không kỳ hạn 183.943 23.068 76.906 (160.875) (87,46) 53.838 233,39 Tiền gửi có kỳ hạn 974.844 981.349 1.456.642 6.505 0,67 475.293 48,43 + Kỳ hạn < 12 tháng 906.708 964.016 1.034.743 57.308 6,32 70.727 7,34 + Kỳ hạn >=12 tháng 68.136 17.333 421.899 (50.803) (74,56) 404.566 2334,08 Tổng VHĐ 1.158.787 1.004.417 1.533.548 (154.370) (13,32) 529.131 52,68

Nguồn: Phòng kế toán của SHB Cần Thơ

Tiền gửi không kỳ hạn:

Loại tiền này chỉ yếu là do các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng và một số lƣợng nhỏ dân cƣ muốn đảm bảo an toàn cho số tiền của mình nên họ gửi vào Ngân hàng dƣới hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Loại tiền gửi này có sự biến động qua các năm, năm 2011, đạt 23.068 triệu đồng giảm 87,46% so với 2010. Do năm trong năm 2011, Ngân hàng đặt mức lãi suất đối với tiền gửi có kỳ hạn khá hấp dẫn, trong khi đó loại hình tiền gửi không kỳ có mức lãi suất thấp hơn rất nhiều so với các khoản tiền gửi có kỳ hạn, cũng nhƣ không có nhiều ƣu đãi nhƣ tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, trên thị trƣờng lại có nhiều sản phẩm để đầu tƣ nên để đảm bảo nguồn tiền đầu tƣ và đầu tƣ vẫn có lãi thì các nhà đầu tƣ có nhiều sự lựa chọn đối với các sản phẩm đầu tƣ khác có mức sinh lời cao hơn so với loại tiền gửi không kỳ hạn này. Do đó góp phần làm cho nguồn tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng sụt giảm. Đến năm 2012 có sự tăng trƣởng trở lại của tiền gửi không kỳ hạn, cụ thể đạt 76.906 triệu đồng, tăng 233,39% so với năm 2011. Sự tăng lên của loại tiền gửi này chủ yếu là do nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Việc chuyển tiền qua Ngân hàng để thanh toán cho các đối tác làm ăn của các doanh nghiệp đòi hỏi phải gấp rút

34

và nhanh chóng nên một khi có nhu cầu thanh toán thì các doanh nghiệp đều lựa chọn hình thức tiền gửi không kỳ hạn.

906.708 964.016 1.034.743 23.068 76.906 183.943 421.899 17.333 68.136 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2010 2011 2012 Năm Tr iệ u đồ ng

Tiền gửi không kỳ hạn Kỳ hạn < 12 tháng Kỳ hạn >= 12 tháng

Nguồn: Tác giả tính toán

Hình 4.3: Biến động của VHĐ theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012  Tiền gửi có kỳ hạn:

Năm 2010, tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng đạt 906.708 triệu đồng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, đạt 68.136 triệu đồng. Trong khoản mục tiền gửi có kỳ hạn, hầu hết khách hàng lựa chọn gửi tiền ở những kỳ hạn nhƣ 1 tháng, 3 tháng và 12 tháng. Do dân cƣ không biết trƣớc đƣợc nhu cầu sử dụng tiền của mình nên họ chỉ gửi tiền kỳ hạn 1 tháng và các doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu sản xuất theo chu kỳ sản xuất kinh doanh nên họ thƣờng lựa chọn kỳ hạn 3 hay 6 tháng. Bên cạnh đó, lãi suất của những kỳ hạn này cũng tƣơng đối cao hấp dẫn ngƣời gởi tiền. Năm 2011, tổng tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng tăng nhẹ lên 0,67%, đạt 981.349 triệu đồng. Điều này do tác động của sự tăng trƣởng trong các loại tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Do năm 2011, lạm phát tăng cao trên 18%/năm, khách hàng vừa muốn tạo ra lợi nhuận cho số tiền nhàn rỗi của mình vừa sợ tiền bị mất giá nên kỳ hạn 6 tháng đƣợc khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Đồng thời, đối với những khoản tiền gửi dài hạn, nếu có nhu cầu sử dụng tiền đột xuất thì khi rút ra khách hàng phải chịu thiệt do phải hƣởng

35

lãi suất không kỳ hạn, do đó khách hàng ƣu tiên lựa chọn gửi tiền ở những kỳ hạn ngắn để khi hết hạn thì số tiền đó sẽ đƣợc chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất mới. Kết quả là năm 2011 tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng tăng và luôn chiếm tỷ trọng cao, đạt 964.016 triệu đồng, tăng 6,32% so với năm 2010. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên chỉ đạt 17.333 triệu đồng, giảm 74,56% so với 2010. Đến năm 2012, tổng lƣợng tiền gửi có kỳ hạn tăng khá lý tƣởng, đạt 1.456.642 triệu đồng, tăng 475.293 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 48,43% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự tăng đột biến của lƣợng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, đạt 421.899 triệu đồng, tăng 404.566 triệu đồng so với năm 2011. Do NHNN liên tục hạ lãi suất huy động trong năm 2012 nên đa số khách hàng lựa chọn gửi tiền với kỳ hạn dài từ một năm trở lên nhằm mục đích đƣợc hƣởng lãi suất cao suốt thời hạn gửi tiền trong khi lãi suất tiền gửi trên thị trƣờng ngày càng giảm, từ đó đã đẩy con số tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ngày một lên cao.

Bảng 4.6: VHĐ theo kỳ hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch

2012 2013 6T 2013/6T 2012

Số tiền %

Tiền gửi không kỳ hạn 45.038 51.942 6.904 15,33 Tiền gửi có kỳ hạn 1.202.632 1.283.619 80.987 6,73 + Kỳ hạn < 12 tháng 896.844 876.865 (19.979) (2,23) + Kỳ hạn >=12 tháng 305.788 406.754 100.966 33,02

Tổng VHĐ 1.247.670 1.335.561 87.891 7,04

Nguồn: Phòng kế toán của SHB Cần Thơ

Tiền gửi không kỳ hạn:

Tiền gửi không kỳ hạn sang 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng nhẹ, đạt 51.942 triệu đồng, tăng 15,33% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn trong thời gian cũng chủ yếu là các doanh nghiệp. Chứng tỏ nhu cầu thanh toán qua Ngân hàng của các doanh nghiệp tăng vì thanh toán qua Ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian và chi phí đi lại. Hơn nữa, các chi nhánh cùng với các phòng giao dịch của SHB có mặt khắp nơi ở những trung tâm thành phố lớn, nơi tập trung nhiều công ty, xí nghiệp nên các doanh nghiệp ở Cần Thơ có thể giao dịch thanh toán với bất cứ doanh nghiệp nào ở những nơi khác. Vì những lý do đó nên các doanh nghiệp ƣu tiên sử dụng dịch vụ thanh toán này qua Ngân hàng SHB Cần Thơ.

36 45.038 51.942 896.844 876.865 305.788 406.754 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 2012 2013 6 tháng đầu năm Tr iệ u đồ

ng Tiền gửi không kỳ hạn

Kỳ hạn < 12 tháng Kỳ hạn >= 12 tháng

Hình 4.4: Biến động của từng khoản mục VHĐ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013

Tiền gửi có kỳ hạn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 6 tháng đầu năm 2013 lƣợng tiền gửi này tăng nhẹ, đạt 1.283.619 triệu đồng, tăng 80.987 triệu đồng, tƣơng đƣơng 6,73% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tốc độ tăng này do nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng trƣởng mạnh trong khi tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chỉ tăng nhẹ. Cụ thể, tiền gửi dƣới 12 tháng đạt 876.865 triệu đồng, giảm 2,23%, tiền gửi từ 12 tháng trở lên đạt 406.754 triệu đồng, tăng 33,02% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong giai đoạn này hầu hết các tổ chức và cá nhân lựa chọn gửi tiền vào Ngân hàng với những kỳ hạn theo nhu cầu sử dụng vốn của mình, một bộ phận khách hàng do có nhu cầu sử dụng vốn thƣờng xuyên nên chỉ lựa chọn kỳ hạn 1 hoặc 3 tháng. Bên cạnh đó, với xu hƣớng lãi suất sẽ tiếp tục đƣợc điều chỉnh giảm trong đầu năm 2013 cùng với mong muốn nhận đƣợc lợi nhuận cao từ số tiền của mình nên ngƣời dân ƣu tiên lựa chọn kỳ hạn gửi tiền dài từ 12 tháng trở lên làm cho nguồn tiền gửi này tăng mạnh trong nửa đầu năm này.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 43 - 46)