Đánh giá khả năng thu hồi vốn và qua các chỉ tiêu về rủi ro tín

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 56 - 59)

dụng

Để đánh giá khả năng thu hồi vốn và tình hình rủi ro tín dụng trong Ngân hàng, ta cần phân tích các chỉ số tài chính trong bảng sau:

Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng trong Ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 6 tháng đầu năm

2010 2011 2012 2012 2013

Doanh số thu nợ Trđ 4.672.063 6.233.319 8.600.332 3.904.679 5.011.290 Doanh số cho vay Trđ 4.856.715 6.839.839 10.715.778 4.871.569 6.047.623

Nợ xấu Trđ 21.007 30.584 36.130 35.267 38.714 Nợ có khả năng mất vốn Trđ 17.706 20.495 34.772 23.912 34.929 Dƣ nợ bình quân Trđ 1.229.686 1.625.272 2.986.255 2.411.977 4.562.144 Tổng dƣ nợ Trđ 1.322.012 1.928.532 4.043.978 2.895.422 5.080.311 Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Trđ 10.395 5.640 14.748 5.621 20.350 Hệ số thu nợ Lần 0,96 0,91 0,80 0,80 0,83 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 3,80 3,84 2,88 1,62 1,10 Hệ số RRTD % 1,59 1,59 0,89 1,22 0,76 Hệ số dự phòng RRTD % 0,79 0,29 0,36 0,19 0,40 Hệ số khả năng bù đắp RRTD % 49,48 18,44 40,82 15,94 52,56 Hệ số nợ có khả năng mất vốn % 1,44 1,26 1,16 0,99 0,77

Nguồn: Phòng kế toán của SHB Cần Thơ

Hệ số thu nợ:

Bảng số liệu cho thấy hệ số thu nợ của Ngân hàng trong 2 năm 2010 và 2011 luôn đƣợc duy trì ở mức cao, đều lớn hơn 0,9 lần. Hệ số thu nợ của Ngân hàng năm 2010 là 0,96 lần, sang năm 2011 có giảm nhẹ nhƣng vẫn còn ở mức cao là 0,91 lần, tức là từ 1 đồng doanh số cho vay, Ngân hàng sẽ thu hồi đƣợc 0,91 đồng vốn. Kết quả trên cho thấy hiệu quả trong công tác thu nợ của Ngân hàng là rất tốt, thể hiện sự chuyên nghiệp của nhân viên tín dụng trong quá

47

trình thẩm định và cho vay đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Sang năm 2012 và đến nửa đầu năm 2013, hệ số này giảm còn 0,80 lần ở năm 2012 và 0,83 lần ở năm 2013, tức là Ngân hàng sẽ thu hồi đƣợc 0,83 đồng vốn từ 1 đồng doanh số cho vay. Thời gian gần đây, các doanh nghiệp và các TCKT gặp nhiều khó khăn trong việc xoay vòng vốn đã ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của họ, chính vì vậy đã làm cho hệ số thu nợ của Ngân hàng giảm xuống. Tuy nhiên, hệ số này vẫn ở trên mức 0,8 lần, thể hiện khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng vẫn đƣợc đánh giá là có hiệu quả.

Vòng quay vốn tín dụng:

Qua quan sát bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2010 chỉ số này là 3,80 vòng, sang năm 2011 tăng nhẹ lên 3,84 vòng. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm này nhanh nhƣ vậy phản ánh rằng Ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác Ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác để tăng lợi nhuận. Năm 2012, do sự tăng lên mạnh mẽ của dƣ nợ bình quân làm ảnh hƣởng đến khả năng quay vòng vốn tín dụng của Ngân hàng, chỉ còn 2,88 vòng trong một năm. Nguyên nhân của sự tăng lên mạnh mẽ của dƣ nợ bình quân là do khả năng trả nợ của khách hàng thấp. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này lại giảm đột ngột chỉ còn 1,10 vòng. Tình hình trên đòi hỏi Ngân hàng phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả thu hồi nợ, kiểm duyệt cho vay kĩ lƣỡng để hạn chế cho vay đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhằm làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng lên, đồng vốn quay vòng nhanh hơn, khả năng sinh lời cao hơn, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Hệ số rủi ro tín dụng:

Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy chất lƣợng tín dụng bị sụt giảm và có nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Nợ xấu chiếm dụng vốn, làm vòng quay vốn bị chậm, không thể tái đầu tƣ, hạn chế khả năng đáp ứng nhƣ cầu vốn của các khách hàng khác làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm. Vì vậy, để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh, ta xem xét hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Nhìn chung, hệ số rủi ro của SHB Cần Thơ luôn đƣợc giữ ở mức thấp và giảm dần trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, điều này cho thấy Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác quản lí nợ xấu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất có thể. Năm 2010 và 2011 hệ số này đều dừng lại ở mức 1,59% . Bƣớc sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số rủi ro tín dụng giảm xuống còn 0,89% ở năm 2012 và

48

0,76% ở nửa đầu năm 2013. Ta biết rằng, từ năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay và dƣ nợ của Ngân hàng đều đạt ở mức rất cao. Nhƣng không vì vậy mà Ngân hàng cho vay tràn lan, cán bộ tín dụng đã rất cẩn thận trong công tác thẩm định trƣớc khi quyết định cho vay, cùng với sự quan tâm của ban lãnh đạo Ngân hàng đã có nhiều chính sách thu hồi nợ để giảm nợ xấu nên hệ số rủi ro tín dụng đã giảm xuống thấp nhƣ vậy.

Hệ số dự phòng RRTD:

Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng giảm ở năm 2011 và tăng lên trở lại ở năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Ta thấy rằng cứ trong 100 đồng cho vay thì lần lƣợt có: 0,79 đồng; 0,29 đồng; 0,36 đồng; 0,40 đồng đƣợc đảm bảo qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2011, với tình hình nợ xấu không giảm mà hệ số dự phòng rủi ro tín dụng đã giảm xuống ở mức 0,29% nhƣ vậy là rất thấp, không để đảm bảo an toàn về tín dụng cho Ngân hàng. Tình hình này ở năm 2012 và nửa đầu năm 2013 theo xu hƣớng tích cực hơn, hệ số này đã tăng lên 0,36% và 0,40% trong khi tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng có xu hƣớng giảm. Điều này là khả quan thể hiện chất lƣợng của các khoản cho vay của Ngân hàng đƣợc đánh giá là có rủi ro nhiều hơn nên đã tăng trích lập dự phòng. Tuy tỷ lệ dự phòng đã tăng nhƣng vẫn ở mức khá thấp so với dƣ nợ của Ngân hàng là do Ngân hàng đã lên kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay, đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lí và ổn định để không làm gia tăng các khoản trích lập, đảm bảo lợi nhuận đề ra.

Hệ số khả năng bù đắp RRTD:

Năm 2010, cứ 100 đồng nợ xấu sẽ có 49,48 đồng dự phòng đảm bảo. Năm 2011, hệ số này thấp hơn rất nhiều so với năm 2010, chỉ còn 18,44%, tức trong 100 đồng nợ xấu mới chỉ có 18,44 đồng dự phòng đƣợc trích lập. Hệ số này của Ngân hàng đang ở mức rất thấp, chứng tỏ khả năng bù đắp rủi ro của Ngân hàng thấp trong khi lạm phát ở năm này tăng cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ về rủi ro tín dụng. Năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số này lại tăng cao trở lại, để bù đắp rủi ro của 100 đồng nợ xấu thì Ngân hàng đã trích lập lần lƣợt là 40,82 đồng dự phòng ở năm 2012 và 52,56 đồng ở năm 2013. Hệ số này tăng lên ở mức tƣơng đối nhƣng vẫn không đủ để đảm bảo an toàn cho tình hình tín dụng của Ngân hàng một khi khách hàng mất đi khả năng trả nợ. Điều này cho thấy Chi nhánh cần phải hoàn thiện chính sách, quy trình và thủ tục cho vay nhằm xác định và đo lƣờng chính xác rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm quản lí tốt hơn các rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng.

49  Hệ số khả năng mất vốn:

Hệ số này rất nhỏ và có xu hƣớng giảm từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Ta thấy rằng, trong 100 đồng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng thì nợ có khả năng mất vốn là qua các năm 2010-2012 lần lƣợt là 1,44 đồng; 1,26 đồng; 1,16 đồng. Hệ số này tiếp tục giảm ở 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể nếu Ngân hàng đem đi cho vay 100 đồng nợ có khả năng mất vốn là 0,77 đồng. Hệ số này đang dần đƣợc Ngân hàng điều chỉnh về mức thấp, cho thấy những nỗ lực đáng khen của Chi nhánh SHB Cần Thơ trong quản lí nợ nhóm 5. Vì đây là nhóm nợ có rủi ro cao nhất, đƣợc Ngân hàng đánh giá là rất khó thu hồi và phải trích lập dự phòng đến 100%. Do vậy, việc giữ hệ số khả năng mất vốn ở mức thấp có ý nghĩa lớn trong quản lí rủi ro tín dụng, đồng thời giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu quản trị nguồn vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn – hà nội chi nhánh cần thơ (Trang 56 - 59)