Xét theo đối tƣợng huy động thì Chi nhánh huy động chủ yếu từ 2 đối tƣợng đó là dân cƣ và TCKT. Trong đó, nguồn vốn huy động từ dân cƣ luôn chiếm tỉ trọng trên 70% trong cơ cấu huy động vốn của Ngân hàng và nguồn vốn này liên tục tăng qua các năm. Bảng sau sẽ cho thấy về tình hình biến động của 2 nguồn vốn này trong tổng vốn huy động của Ngân hàng:
30
Bảng 4.3: VHĐ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 2010 –2012
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của dân cƣ 817.507 824.048 1.111.380 6.541 0,80 287.332 34,87 Tiền gửi của TCKT 341.280 180.369 422.168 (160.911) (47,15) 241.799 134,06 Tổng VHĐ 1.158.787 1.004.417 1.533.548 (154.370) (13,32) 529.131 52,68
Nguồn: Phòng kế toán của SHB Cần Thơ
Tiền gửi của dân cư:
Tiền gửi của dân cƣ tăng với tốc độ nhanh, chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với loại tiền gửi của TCKT bởi vì đây là đối tƣợng huy động chủ yếu của SHB Cần Thơ. Hình sau sẽ cho chúng ta thấy rõ về sự thay đổi tỷ trọng của 2 nguồn vốn này trong tổng vốn huy động:
70,55% 29,45% 17,96% 82,04% Năm 2010 Năm 2011 27,53% 72,47% Năm 2012
Tiền gửi của dân cƣ Tiền gửi của TCKT
Nguồn: Tác giả tính toán
Hình 4.1: Tỷ trọng từng khoản VHĐ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng giai đoạn 2010-2012
31
Trong năm 2010, tiền gửi của dân cƣ đạt 817.507 triệu đồng, chiếm gần 70,55% vốn huy động của ngân hàng, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Nguyên nhân là do loại tiền gửi này có mức lãi suất có hơn và các loại kỳ hạn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngƣời dân. Loại tiền gửi này tăng nhẹ trong năm 2011, tăng 0,80% so với 2010, đạt 824.048 triệu đồng, sang năm 2012 có sự tăng trƣởng mạnh, cụ thể đạt 1.111.380 triệu đồng, tăng 34,87% so với năm 2011. Do trong thời gian này Ngân hàng đã chủ động tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngƣời dân tiếp cận với nguồn vốn đồng thời kèm theo các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho tiền gửi tiết kiệm nhƣ “Tích điểm đổi quà - niềm tin nhân đôi, Tài khoản lợn đất, Tài khoản thể thao,…” làm cho nguồn vốn huy động trong dân cƣ tăng nhanh góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng.
Tiền gửi của TCKT:
Tình hình huy động vốn từ các TCKT có nhiều biến động và có mức giảm đáng kể qua 2 năm 2010 - 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong giai đoạn này bị trì truệ do phải đối mặt với nhiều thách thức lớn nhƣ: chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất tăng, nhu cầu của thị trƣờng chững lại và các chi phí về vốn cũng tăng theo. Theo đó, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh, việc giao dịch buôn bán cũng bị hạn chế, vì vậy mà lƣợng khách hàng là doanh nghiệp đến gởi tiền vào Ngân hàng nhằm thanh toán cho các đối tác làm ăn giảm đáng kể. Năm 2010, vốn huy động từ các TCKT đạt 341.280 triệu đồng, qua đến năm 2011 đạt 180.369 triệu đồng, giảm 160.911 triệu đồng với mức giảm tƣơng ứng là 47,15%. Đến năm 2012, lƣợng tiền gửi này đã tăng lên đến 422.168 triệu đồng, tăng gần 134,06% so với 2011, trong đó, những khoản tiền gửi có kỳ hạn đƣợc các TCKT sử dụng nhiều nhất. Điều này không khó lý giải vì trong năm này, Ngân hàng đã tiếp cận và mở rộng quan hệ giao dịch với rất nhiều doanh nghiệp và TCKT khác bằng uy tín và chất lƣợng phục vụ của Ngân hàng. Một khi các doanh nghiệp có nguồn tiền nhàn rỗi trong tay họ không ngần ngại lựa chọn Ngân hàng SHB là nơi an toàn để giữ hộ tiền và sinh lời trên số tiền của họ.
Bƣớc qua 6 tháng đầu năm 2013, đồng thời cả tiền gửi của dân cƣ và tiền gửi của các TCKT đều tăng trƣởng khá ổn định thể hiện qua bảng sau:
32
Bảng 4.4: VHĐ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 - 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 6T 2013/6T 2012
Số tiền %
Tiền gửi của dân cƣ 923.975 973.433 49.458 5,35 Tiền gửi của TCKT 323.695 362.128 38.433 11,87
Tổng VHĐ 1.247.670 1.335.561 87.891 7,04
Nguồn: Phòng kế toán của SHB Cần Thơ
Tiền gửi của dân cư:
Trong 6 tháng đầu năm 2013 loại tiền gửi này đạt con số khá cao, đạt 973.433 triệu đồng tăng 5,35% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong lúc nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trƣởng chậm, các kênh đầu tƣ khác nhƣ bất động sản, chứng khoán, vàng hoặc èo uột, bấp bênh hoặc rất khó sinh lời nhƣ trƣớc trong khi tiềm ẩn nhiều rủi ro nên ngƣời dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những cách đầu tƣ mang lại thu nhập ổn định nhất.. Đây là kết quả đáng khích lệ khẳng định vị thế của SHB Cần Thơ trƣớc áp lực cạnh tranh trong hệ thống NHTM.
25,94%
74,06% 72,89%
27,11%
6T 2012 6T 2013 Tiền gửi của dân cƣ Tiền gửi của TCKT
Nguồn: Tác giả tính toán
Hình 4.2: Tỷ trọng từng khoản VHĐ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013
Tiền gửi của TCKT:
Lƣợng tiền này tăng với mức độ khá ổn định đạt 362.128 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2013, tăng 11,87% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều đó cho thấy đến năm 2013, SHB Cần Thơ đã dần hoàn thiện hình thức tiền gửi này cho phù hợp với chu kỳ sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp và áp dụng những mức lãi suất phù hợp cho số dƣ trên tài khoản. Đồng thời cùng
33
với những thế mạnh về uy tín nên các TCKT ngày càng yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng SHB Cần Thơ hơn.