- Chất lượng sản phẩm: Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu ích nhất để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng.
2.1.5. Quy trình khai thác đá xây dựng của Công ty CPXD Đại Phúc.
2.1.5.1. Vị trí dự án khai thác đá xây dựng của công ty.
Trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, nhà nước đã có nhiều quan tâm đến việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. Đi đôi với việc xây dựng công trình là việc cung cấp vật liệu xây dựng. Bởi vậy, với chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước thì việc đầu tư một cơ sở khai thác, chế biến đá là vấn đề cần thiết. Hiện tại, trên địa bàn huyện Kỳ Anh nói riêng và địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung đang được ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong giai đoạn gần đây phục vụ cho các công trình tại cảng biển Vũng áng và dự án Formosa, do vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng rất lớn.
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc nhận thấy Mỏ đá Cơn Trịa thuộc địa phận xã Kỳ Tân – huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh có trữ lượng đá cấp phối và đá Granit tương đối lớn, mỏ nằm lộ thiên, dễ khai thác, lớp đất phủ mỏng, thảm thực vật chủ yếu là cây hoang dại và một số cây bạch đàn do dân tự bỏ vốn trồng. Khu vực mỏ nằm cách xa khu dân cư thuận lợi cho khai thác, ít ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Việc khai thác mỏ đá sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về VLXD tại khu vực cảng biển Vũng Áng và dự án Formosa, khu tái định cư... Vì vậy Công ty CPXD Đại Phúc đã liên doanh, hợp tác với Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Vật liệu Xây dựng Hà Tĩnh tiến hành đầu tư cơ sở khai thác và chế biến đá xây dựng với công suất lớn trên dây chuyền công nghệ đồng bộ và hiện đại. Nhằm sản xuất kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trọng điểm, đáp ứng nhu cầu về xây dựng ngày một lớn mạnh trong vùng.
Năm 2010, Công ty CPXD Đại Phúc và Công ty Cổ phần SXKD Vật liệu xây dựng Hà Tĩnh đã liên doanh cùng triển khai đầu tư xây dựng hệ thống đường lên mỏ, khu nhà quản lý và nhà ở CBCNV, xây dựng đường điện 35KV, đầu tư mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị đồng bộ và hiện đại để tiến hành khai thác đá xây dựng trên diện tích là 51.416 m2, trong đó: diện tích mỏ đá: 20.000 m2, diện tích mặt bằng chế biến: 31.416m2. Dự án có vốn đầu tư khoảng 60 tỉ đồng, với dây chuyền đá nghiền sàng mới 100% do Hàn Quốc sản xuất với năng suất 250 tấn/giờ. Hệ thống máy móc đã bắt đầu đi vào hoạt động kể từ những ngày đầu tháng 6/2011.
• Thông tin chính:
- Vị trí mỏ: Xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh - Trữ lượng: 10.000.000 m3 (đá nguyên khai)
- Sản lượng sản xuất tháng: 120.000 m3/tháng - Loại đá đang và sẽ có thể cung cấp bao gồm:
- Đá hộc loại từ 10kg đến trên 3.000kg
• Hệ thống nghiền sàng - Trạm sàng 500 tấn/h - Trạm nghiền 250 tấn/h - Trạm nghiền 90 tấn/h - Trạm nghiền 50 tấn/h
• Các đối tác và dự án đang cung cấp:
- Cung cấp cho các nhà thầu thi công tại dự án cảng Fomosa Hà Tĩnh như: Samsung, Heungwoo Vina, Keumnong construction…
- Các doanh nghiệp khác.
Ngoài ra, công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc còn đầu tư khai thác các mỏ lớn khác như:
1/ Mỏ đá xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
o Địa điểm đầu tư: Tại mỏ đá Đồi Đá Bạc, thôn Tân Thắng, xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
o Quy mô đầu tư: Diện tích khai trường 15 ha, công suất 250.000 m3/ năm, sản phẩm thu được bao gồm đá học, đá dăm các loại, đá cấp phối các loại, bột đá...
o Quy trình Công nghệ: Hệ thống dầy chuyền nghiền sàng hiện đại công suất 450T/h, có hệ thống phun nước chống bụi...
o Tiến độ đầu tư: Tiến độ xây dựng 12 tháng, bắt đầu từ tháng 1/2013, hoàn thành đi vào sản xuất tháng 12/2013, thời gian hoạt động của Dự án: 20 năm.
2/ Mỏ đá xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
o Địa điểm đầu tư: Tại mỏ đá xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
o Quy mô đầu tư: Diện tích khai trường 16 ha, công suất 250.000 m3/ năm, sản phẩm thu được bao gồm đá hộc, đá dăm các loại, đá cấp phối các loại, bột đá...
o Quy trình Công nghệ: Hệ thống dầy chuyền nghiền sàng hiện đại công suất 450T/h, có hệ thống phun nước chống bụi...
o Tiến độ đầu tư: Tiến độ xây dựng 24 tháng, bắt đầu từ tháng 2/2013, hoàn thành đi vào sản xuất tháng 03/2015, thời gian hoạt động của Dự án: 25 năm.
2.1.5.2. Tiêu chuẩn về sản phẩm đá khai thác của công ty.
Do giới hạn về phạm vi và nội dung nghiên cứu nên tác giả chỉ đưa ra tiêu chuẩn chất lượng của một vài sản phẩm đá xây dựng sau:
Chủng loại hàng hóa: Đá Base loại A
- Xuất xứ: Mỏ đá Cơn Trịa – Kỳ Anh – Hà Tĩnh. - Khối lượng riêng: 2200 - 2500 kg/cm3
- Hàm lượng thoi dẹt TB: 8.22 - Cỡ hạt lớn nhất – Dmax: 37.5mm
- Cường độ chịu nén: 60MPa - Độ ẩm: 4,49 % - Tiêu chuẩn : TCVN 7572 – 13:2006 - Las thí nghiệm: LAS-XD 133
Bảng 2.1. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN HẠT CỦA ĐÁ BASE A. Khối lượng mẫu thử - Weight of sample (g):
Cỡ sàng - Sieve size (mm) 0.075 0.425 2.36 4.75 9.5 19 25 37.5 Khối lượng sót trên sàng -
Idiv.Wt.retained (%) 114.5 481.0 548.0 929.0 1279 193.0 31.5 0.0 Hàm lượng sót trên sàng Indiv.percent
retained(%) 3.01 12.65 14.41 24.43 33.64 5.08 0.83 0.00 Phần trăm lọt sàng -percent passing(%) 5.9 9.0 21.6 36.0 5.5 94.1 99.2 100 Yêu cầu kỹ thuật-Specification(22TCN
334-06-Dmax 25mm)
2 12 25 34 49 67 79 100
12 24 40 54 64 83 90 100
(Nguồn: Phòng dự án – Mỏ Cơn Trịa) Chủng loại hàng hóa: Đá Base loại B
- Xuất xứ: Mỏ đá Cơn Trịa – Kỳ Anh – Hà Tĩnh.
- Khối lượng riêng TB của hạt trên sàn 19mm: 2.707 g/cm3 - Hàm lượng thoi dẹt TB: 8.22
- Cỡ hạt lớn nhất – Dmax: 37.5mm - Cường độ chịu nén: 60MPa - Độ ẩm: 4,49 % - Tiêu chuẩn : TCVN 7572 – 13:2006 - Las thí nghiệm: LAS-XD 133 Chủng loại: Đá cấp phối.
- Khối lượng riêng ≥ 2,650 g/cm3. - Cường độ chịu nén: 40MPa - Hàm lượng bùn, sét ≤ 1%. - Hàm lượng hạt thoi dẹt ≤ 15%. - Độ hút nước ≤ 2%. - Độ ẩm ≤ 1%. - Thành phần hạt: Kích thước lỗ sàng (mm)
Lượng sót tích luỹ trên sàng, % khối lượng, ứng với kích thước hạt liệu lớn nhỏ nhất và lớn nhất (mm) Loại: 5 ÷ 10 Loại: 10 ÷ 20 Loại: 20 ÷ 40
5 ≥ 90 - -
40 - - ≤ 5
- Khối lượng thể tích xốp (đá dạng rời)
Chủng loại đá xây dựng Khối lượng thể tích xốp (g/cm)
Loại: 5 ÷ 10 1,350 ÷ 1,600
Loại: 10 ÷ 20 1,300 ÷ 1,550
Loại: 20 ÷ 40 1,250 ÷ 1,450
2.1.5.3. Quy trình khai thác đá xây dựng của Công ty. 1. Quy trình xin cấp giấy phép hoạt động.
Là bước đầu tiên của quy trình khai thác đá để xây dựng. Công ty thực hiện tổng kiểm tra, đo đạc, rà soát kĩ toàn bộ mỏ đá Cơn Trịa - Kỳ Anh chuẩn bị được khai thác nhằm phát hiện và chấn chỉnh những vấn đề bất cập trong hoạt động khai thác đá. Sau khi hoàn thành việc cấp địa điểm khai thác đá, lãnh đạo công ty - phó giám đốc phụ trách chung Dương Ngọc Thanh sẽ tiến hành gửi hồ sơ thông tin về mỏ đá và các tài liệu có liên quan đến cơ quan lao động thương binh và xã hội tỉnh Hà Tĩnh để xin thoả thuận về an toàn lao động.
2. Phương pháp thi công:
- Trong quá trình bóc tầng phủ được tiến hành bằng máy đào kết hợp với ôtô vận chuyển.
- Dựa vào địa hình khai thác có địa hình bằng phằng, đá xây dựng lộ trên mặt bằng, sử dụng phương pháp khai thác lộ thiên bằng cơ giới. Các khâu công nghệ: Phá vỡ đất đá bằng mìn với lỗ khoan mức trung bình, bốc xúc bằng máy xúc thuỷ lực, vận chuyển bằng ôtô, nghiền đập bằng tổ hợp liên hợp. Khoan nổ tạo mặt bằng với máy khoan cầm tay đường kính 42mm, khoan khai thác bằng máy khoan thuỷ lực có đường kính lỗ khoan 76mm.
3. Trình tự khai thác.
Dựa vào phương án mở vỉa đã chọn. Trình tự khai thác được tiến hành từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới được tóm tắt như sau:
- Công tác chuẩn bị cho công trường thi công. - Tiến hành bóc tầng phủ và tạo mặt bằng.
- Khoan tạo lỗ và nổ mìn phá đá bằng vật liệu nổ công nghiệp. - Sơ chế và phân loại đá bằng búa đập kết hợp với thủ công. - Xúc bốc, vận chuyển tới bãi chế biến.
- Quá trình chế biến, sản xuất các loại đá thành phẩm theo yêu cầu.
Khu vực I: Khu vực đã nổ mìn chế biến sơ bộ và xúc vận chuyển. Khu vực II: Khu vực khoan.
Khu vực III: Khu vực dự trữ khoan.
Hình 2.2 : Quy trình tổng quát công nghệ khai thác đá mỏ Cơn Trịa.
(Nguồn: Phòngdự án - Mỏ Cơn Trịa)
Công tác chuẩn bị cho công trường thi công.
o Dọn sạch cây, chướng ngại vật trong phạm vi khai trường.
o Di chuyển nhà cửa, công trình nằm trong phạm vi nguy hiểm do nổ mìn, đá lăn.
o Làm đường lên núi đảm bảo đưa thiết bị, vật liệu đến nơi công tác và người đi lại thuận tiện, an toàn.
o Chuẩn bị bãi thải và đường vận chuyển đá, đất đá thải.
o Làm mương thoát nước và bờ ngăn nước chảy vào khai trường, nếu khai thác các mỏ nằm dưới mức thoát nước tự nhiên.
o Tiếp đến là công đoạn chuẩn bị đất đá để khấu, khoan, nổ mìn, xúc bốc đất đá và vận chuyển đất đá ra bãi thải và về kho chứa, xưởng chế biến, nhằm mục đích thu hồi đá trực tiếp từ mặt đất hoặc trong lòng đất.
o Lập quy trình vận hành cho từng loại máy và treo bảng mô tả quy trình ở từng vị trí máy để người lao động có thể theo dõi hàng ngày.
o Ngày nghỉ trong tuần, công ty mở lớp huấn luyện biện pháp an toàn và quy trình vận hành máy móc cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tiến hành bóc tầng phủ và tạo mặt bằng.
Đào đường hào mở vỉa và bóc tầng phủ xuất phát từ góc phía đông nam mỏ để khai thác trước và khai thác từ trên xuống dưới. Khai thác từ phía đông nam sang phía
Xúc bốc
Khoan nổ mìn
Vận tải bằng ôtô
Trạm đập nghiền
Bãi thải đất phủ Gia công chế biến
tây bắc, moong hướng về phía đông nam. Bóc tầng phủ được thực hiện cơ giới bằng máy đào và xe ben tự đổ.
Khoan tạo lỗ và nổ mìn phá đá bằng vật liệu nổ công nghiệp.
- Công tác khoan nổ mìn.
Các chỉ tiêu tính toán, lựa chọn: Được tính toán lựa chọn trong báo cáo dự án đầu tư xây dựng công trình với các thông số cơ bản và giá trị nêu trong bảng sau:
Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu quy định trong công tác khoan nổ mìn.
TT TÊN CHỈ TIÊU Ký
hiệu Đơn vị Số lượng
1 Đường kính lỗ khoan d mm 76
2 Đường kháng chân tầng W m 2,7
3 Chiều sâu khoan thêm Lkt m 0,5
4 Khoảng cách giữa các lỗ khoan trong hàng a m 2,7
5 Khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan b m 2,7
6 Số hàng lỗ khoan trong một đợt nổ N hàng 5
7 Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị Q kg/m3 0,34
8 Lượng thuốc nổ nạp trong một lỗ khoan: Q kg 12
9 Chiều cao nạp thuốc: Lth m 3
10 Chiều dài nạp bua: Lb m 2,5
11 Xuất phá đá của một mét khoan P m3/mk 6,3
12 Khối lượng thuốc nổ lớn nhất trên một đợt nổ Q kg 500 13 Mạng nổ mìn là mạng tam giác đều
14 Công nghệ nổ mìn lựa chọn cho mỏ là nổ mìn bằng dây nổ (dưới lỗ) và kíp điện vi sai (trên mặt), chiều dài dây nổ tính bằng 1,1 lần chiều dài lỗ khoan. Dùng thuốc thông dụng dùng trong mỏ là thuốc nổ Nhũ tương chịu nước và thuốc AD1
(Nguồn: Phòngdự án - Mỏ Cơn Trịa)
- Phá đá quá cỡ.
Khi nổ mìn khai thác, vì nhiều lý do đá nổ ra sẽ có một khối lượng nhỏ đá quá cỡ không phù hợp với dung tích của gầu máy xúc, lưỡi máy gạt, thiết bị vận tải, v.v. do đó, phải tiến hành phá đá quá cỡ.
Trước đây, các mỏ đá lộ thiên được phá đá quá cỡ chủ yếu sử dụng phương pháp khoan nổ mìn bằng lỗ khoan con. Phương pháp này có nhược điểm là mất an toàn, đá văng xa, tiếng ồn lớn. Hiện nay công nghệ phá đá quá cỡ trên mỏ lộ thiên là dùng các đầu đập thuỷ lực được gắn trên các máy xúc thuỷ lực, ưu điểm của phương pháp này là: tiếng ồn nhỏ, an toàn tuyệt đối cho người lao động gần khu vực có đá quá cỡ. Đơn vị tư vấn đề nghị chủ đầu tư sử dụng biện pháp này.
Sơ chế và phân loại đá bằng búa đập kết hợp với thủ công.
Do địa hình núi đá hiểm trở, khó khăn khi sử dụng các máy móc thiết bị, do vậy sau khi nổ mìn phá đá xong, những tảng đá lớn sẽ được nổ mìn để phá đá nhỏ hơn. Những tảng đá nhỏ số lượng ít, ở một vài vị trí xa nhau sẽ được chế biến sơ qua và dùng búa thủ công đập bằng tay. Những tảng đá to vừa và nhỏ tập trung một chỗ với số lượng lớn sẽ đập đá thành phẩm bằng búa đập cơ giới (thay thế lao động thủ công đập bằng tay mà các doanh nghiệp cùng ngành nghề trên địa bàn tỉnh nhà đang sử dụng).
Xúc bốc, vận chuyển tới bãi chế biến để sản xuất
- Công tác xúc bốc
* Sản lượng đá cần xúc bốc
+ Khối lượng xúc đá nguyên khai: 1.440.000 m3/năm
+ Khối lượng bóc đất phủ: 110.000 m3/năm = 113.000m3 đất rời/năm
+ Khối lượng đá thành phẩm 1.130.000 m3/năm
+ Tổng khối lượng là: 2.685.000m3 đất đá rời/năm * Phương pháp xúc bốc, vận chuyển
Đối tượng của khâu xúc bốc tại mỏ là đá nổ mìn và đất phủ. Dự án sử dụng 01 máy xúc thuỷ lực có dung tích gầu 1,25 ÷ 1,5m3 đủ đáp ứng yêu cầu cho công tác bóc phủ và xúc bốc đá nổ mìn trên tầng. Dự kiến dùng máy xúc thuỷ lực hiệu kobeko cho công tác xúc bốc. Đất phủ xúc bốc trực tiếp lên ôtô vận chuyển đi san lấp, đắp nền; đá nguyên liệu được đập vỡ rồi xúc bốc lên ôtô vận chuyển về trạm đập.
- Công tác vận tải.
Đối tượng của khâu vận tải trong mỏ là đất phủ cần phải bóc và đá khai thác với tổng khối lượng trung bình là 1.130.000 m3 đá rời/năm.
Trong đó:
Đất phủ: 110.000 m3 nguyên khối = 113.000m3 nguyên khai nở rời Đá khai thác: 1.130.000 m3 nguyên khối = 1.440.000m3 nguyên khai nở rời
Khối lượng vận tải trung bình trong ngày là: 530 m3/ngày
Đất phủ trong quá trình khai thác được vận chuyển ra làm mặt bằng bãi chế biến thủ công, cách khu vực khai khoảng 100m; đá khai thác vận chuyển ra trạm nghiền sàng của chủ đầu tư với cung độ vận tải trung bình là 100m.
Dùng ô tô tự đổ loại lớn có tải trọng 15-20 tấn , năng suất trung bình với cung độ vận tải nêu trên là 120-150 m3/ca. Do đó, tổng số xe cần sử dụng để vận tải cho