- Chất lượng sản phẩm: Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu ích nhất để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng.
6 Nghiền sàng, chế biến Bộ 73-740 01 Đầu tư mới 7Kéo điện trung thế và hạ thế trạm250KVA01Đã đầu tư
2.3.2. Ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến chất lượng quy trình khai thác đá xây dựng của công ty.
đá xây dựng của công ty.
Nhóm nhân tố môi trường bên ngoài.
Nhu cầu thị trường.
Nhu cầu thị trường là xuất phát của quá trình kiểm soát chất lượng, tạo lực kéo và phương hướng cho cải tiến và hoàn thiện chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng an toàn trong quá trình khai thác đá nói riêng. Xu hướng vận động của nhu cầu tác động trực tiếp tới hệ thống kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất kinh doanh và hình ảnh của công ty. Từ đó đòi hỏi công ty phải nghiêm túc, thận trọng trong công tác xác định nhu cầu của khách hàng, mục đích sử dụng sản phẩm của họ, và kiểm soát chặt chẽ mọi mọi hoạt động SXKD để đưa tới tay khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
Trình độ khoa học – kĩ thuật công nghệ.
Tiến độ của khoa học kĩ thuật có tác dụng như lực đẩy nâng cao việc kiểm soát chất lượng quy trình khai thác đá, qua đó giúp cho chất lượng sản phẩm và chất lượng quản lý nội bộ trong công ty không ngừng tăng lên. Tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ đã tạo ra và đưa vào sản xuất với công nghệ thi công mới có các chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật cao hơn. Khoa học kĩ thuật cho phép chúng ta tạo ra và tìm được những nguyên liệu mới, tốt hơn, rẻ hơn, có chất lượng hơn, tạo ra các phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản lý kiểm tra giám sát tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng quy trình khai thác đá và giảm chi phí chung.
Cơ chế quản lý.
Khả năng cải tiến nâng cao chất lượng quy trình khai thác đá của công ty phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý của Nhà nước bởi:
- Cơ chế Nhà nước có tạo ra được tính tự chủ, sáng tạo trong cải tiến quy trình thi công khai thác đá của các công ty hay không?
- Cơ chế Nhà nước có tạo ra và hình thành nên một môi trường thuận lợi cho các DN chuyên về khai thác Khoáng sản – Vật liệu xây dựng huy động công nghệ mới, tiếp thu ứng dụng những phương pháp kiểm soát chất lượng hiện đại hay không?
- Cơ chế Nhà nước có tạo ra sự cạnh tranh, xóa bỏ sức ỳ, tâm lý ỷ lại, không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến chất lượng và kiểm soát chất lượng quy trình thi công khai thác đá của công ty hay không?
Thời tiết khí hậu.
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mỏ đá Cơn Trịa- Kỳ Anh – Hà Tĩnh còn chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, tại mỏ có hai mùa rõ rệt:
• Mùa mưa: Mưa trung bình hằng năm từ 2500 ly đến 2650 ly. Hạ tuần tháng 8, tháng 9 và trung tuần tháng 11 lượng mưa chiếm 54% tổng lượng mưa cả năm. Vào thời gian này hàng năm mỏ Cơn Trịa thường phải hứng chịu những cơn bão từ biển Đông gây nên lũ lụt.
• Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7 năm sau. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam khô, nóng, lượng bốc hơi lớn.
Các hiện tượng thời tiết thất thường bão, lũ lụt,... như vậy sẽ khiến xảy ra các hiện tượng đất đá bị sụt lở, sói mòn, gây mất an toàn trong thi công, chất lượng công trình khai thác giảm sút mà việc kiểm soát chất lượng cũng thực sự khó khăn. Hiếm khi tại địa bàn có động đất, nhưng mỗi lần động đất xuất hiện nhẹ cũng làm thiệt hại không ít giá trị máy móc công trình, gây sạt đất đá trên cao gây thương tích cho người lao động. Điều này tuy mang lại nhiều rủi ro nhưng cũng là một yếu tố tích cực trong việc thúc đẩy Công ty tìm ra các phương án kĩ thuật, các loại máy móc thiết bị dự báo và chống chịu được thiên tai sắp hoặc đang xảy ra.
Địa chất đất.
Kết quả thăm dò đã xác định được trong diện tích mỏ có mặt lớp đất đá sau:
* Nhóm đất mềm
Phân bố trên mặt, bao trùm toàn khu mỏ và nằm xen kẹp giữa hai lớp đá cứng. Thành phần lớp mặt gồm bột, sét màu xám, xám đen chứa mùn thực vật chiều dày thay đổi từ 0,5÷0,7m và lớp đất xen kẹp chiều dày thay đổi từ 2,8÷3,8m chủ yếu là bột sét lẫn kết vón laterit và các dăm sạn bazan phong hoá dở dang. Lớp đất phủ đã được bóc hết khi khai thác nên ảnh hưởng không đáng kể đến việc khai thác, tuy nhiên ở lớp đất xen kẹp có bề dày tương đối lớn từ 2,8÷3,8m, khi khai thác lớp dưới cũng tạo thành bờ moong khai thác nên phải tính toán kỹ lớp này.
- Lớp 2: là lớp bazan khối cứng. Đá rắn chắc, ít nứt nẻ, bề dày 4,2÷4,8m.
- Lớp 4: là bazan đặc sít. Đá rắn chắc, ít nứt nẻ, bề dày chưa xác định do chủ đầu tư phải tính toán khả năng xuống sâu có lợi cho việc khai thác mỏ nên việc tiến hành khoan chỉ dừng ở mức độ khoan sâu tối đa là 18m so với mặt đất tự nhiên vẫn chư gặp đất, dự đoán độ sâu gặp đất khoảng - 25m so với mặt đất tự nhiên.
( Nguồn: Theo lỗ khoan giếng nước gần mỏ Cơn Trịa).
Tóm lại: Vào mùa mưa xuất hiện nước mặt tại moong khai thác nhưng có thể thoát nước bằng phương pháp tháo cưỡng bức.
Độ bền cơ lý của đá trên núi cao. Đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình mỏ thuộc loại đơn giản. Lớp phủ mỏng, đá được khai thác lộ thiên, bờ moong sẽ rất ổn định với góc dốc lớn (theo thực tế khai thác tại mỏ đạt từ 76÷85o). Việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt cũng như công tác khoan thăm dò đơn giản.
Nhóm nhân tố môi trường bên trong.
. Lực lượng lao động của công ty.
Đây là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và việc kiểm soát chất lượng các công trình thi công của công ty. Chất lượng nguồn nhân lực cần kiểm soát bao gồm các yếu tố:
- Trình độ chuyên môn tay nghề, kinh nghiệm. - Ý thức trách nhiệm
- Tính kỷ luật, tinh thần phối hợp trong quá trình tham gia công việc.
- Khả năng thu thập, phân loại và xử lý thông tin của mọi thành viên trong công ty đều tác động trực tiếp đến chất lượng công trình thi công khai thác đá.
Khả năng về công nghệ, máy móc của công ty.
Công nghệ là một yếu tố tác động mạnh mẽ tới chất lượng công trình. Độ hiện đại của cơ cấu máy móc, tính đồng bộ, tình hình bảo dưỡng, duy trì khả năng làm việc của các loại xe vận chuyển, dây chuyền sản xuất, máy móc thi công.
Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức đảm bảo NVL của Công ty.
Nguyên vật liệu phục vụ trong quá trình khai thác đá của công ty, ở đây chú trọng vào mìn nổ phá đá, xăng, dầu. Đây là NVL rất quan trọng trong quá trình khai thác đá. Mặt khác, liên quan tới nổ mìn, là công việc vô cùng nguy hiểm, nên việc đảm bảo an toàn cho người lao động và chất lượng sản phẩm thì được tốt thì cần có quy trình tuân thủ đúng, chính xác, được kiểm soát chặt chẽ bởi đội giám sát.
Bảng 2.5. BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU SỬ DỤNG.
STT Nguyên, nhiên liệu sử dụng
Định mức
tiêu hao Nhu cầu hàng năm của mỏ
Đơn vị Giá trị
1 Nhiên liệu
1.1 Dầu điezel kg/tấn 0,887 72.911 kg
1.2 Xăng (5% lượng dầu điezel) kg/tấn 0,04 2.916 kg 1.3 Dầu thuỷ lực mỡ bôi trơn kg/tấn 0,04 2.916 kg 2 Thuốc và vật liệu nổ
2.1 Thuốc nổ (cả nổ lần 2) kg/tấn 0,14 11.508kg
2.2 Kíp nổ cái/ tấn 0,0016 132 chiếc
2.3 Dây điện m/ tấn 0,036 3.000mét
2.4 Dây nổ m/ tấn 0,018 1.480mét
3 Nguyên, nhiên liệu khác
3.1 Điện năng KW/tấn 0,428 35.187 KW
3.2 Nước công nghiệp (dùng tưới
bụi đường và bụi khoan) m
3/ngày 16,7 2.940m3
3.3 Nước sinh hoạt m3/ngày 0,6375 112m3
(Ghi chú: Tính theo thiết kế 1 năm làm 176 ngày, mỗi ngày làm 1 ca 7h).
(Nguồn: Phòng dự án – Mỏ Cơn Trịa).