Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng quy trình khai thác đá của công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng quy trình khai thác đá xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc (Trang 63 - 65)

- Chất lượng sản phẩm: Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu ích nhất để có thể cạnh tranh thu hút khách hàng.

2. Mức độ cần sử dụng các sản phẩm đá xây dựng mà công ty CPXD Đại Phúc cung cấp.

2.5.1. Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng quy trình khai thác đá của công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc.

thác đá của công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc.

2.5.1. Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng quy trình khai thác đá của công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc. công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc.

2.5.1.1. An toàn lao động.

Nhìn chung khai thác mỏ đá là một ngành lao động đặc thù, được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Mỏ có kiến tạo phức tạp, lao động thủ công là chủ yếu, điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt. Công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động đã được công ty quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân,.... Hệ thống mạng lưới làm công tác bảo hộ lao động được kiện toàn, sức khỏe người lao động được quan tâm chăm sóc. Theo nhận định của người lao động tại công ty thì có 85,4% người lao động nói rằng công việc của họ nặng nhọc, 92,9% cho rằng công việc nguy hiểm, 39,2% cho rằng công việc gò bó, 12,8% cho rằng công việc đơn điệu, 83,4% cho rằng công việc nguy hiểm, có thể gây tai nạn lao động.

Nhiều vụ tai nạn lao động đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng làm nhiều người bị thương nặng do các vụ sạt lở đất đá, trượt chân ngã từ vách đá trong khi khai thác. Mà theo kết quả dữ liệu sơ cấp cho thấy có tới 70% người được phỏng vấn đề nhận định nguyên nhân gây sạt lở đá trong quá trình khai thác là do tác động môi trường tự nhiên. Còn 20% ý kiến cho rằng nguyên nhân gây sạt lở đá trong quá trình khai thác là do vị trí địa lý khu mỏ hiểm trở, độ dốc lớn. Số còn lại 10% chỉ ra nguyên nhân gây sạt lở đá trong quá trình khai thác là do quy trình khai thác chưa đúng quy định. Qua đây để thấy rằng , công ty đã đầu tư máy móc, dây truyền khai thác hiện đại giúp cho người lao động giảm bớt công sức lao động . Quá trình khai thác được bảo đảm an

toàn khá cao. Quy trình nổ mìn phá đá được giám sát độ an toàn khắt khe nhất. Nhưng tồn tại bên cạnh ưu điểm đó thì còn mặt hạn chế rất khó khắc phụ là địa hình hiểm trở, dốc cao dễ gây nguy hiểm cho người lao động. Điều này do đặc thù ngành khai thác đá.

Mặt khác, qua khảo sát phỏng vấn ý kiến các kỹ sư, kiến trúc sư, các cán bộ giám sát KCT và qua tìm hiểu của tác giả thì nguyên nhân gây quá tải trong vận chuyển đá tại công ty do quá trình kiểm tra giám sát chưa tốt của đội ngũ kiểm soát chất lượng công trình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nguyên nhân nhỏ từ ý đồ muốn trục lợi, tăng khối lượng sản phẩm quá tải trên mỗi xe nhằm giảm số lần vận chuyển đi ít hơn. Điều này sẽ giúp công ty giảm được chi phí vận chuyển, chi phí trả công cho nhân viên, giảm được thời gian tối đa nhất. Nhưng đôi khi việc không đảm bảo an toàn trong vận chuyển sẽ khiến cho người lao động dễ rủi ro trong lao động. Cụ thể là có trường hợp trọng tải xe quá lớn, đuôi xe nặng, làm cho lái xe mất hướng lái nên đâm vào vách núi. Tuy chưa thiệt hại gì về người và của ở mức nghiêm trọng, nhưng đó cũng là cánh báo cho việc cẩu thả, không đảm bảo an toàn lao động đang diễn ra tại công ty.

Tóm lại nguyên nhân của những tồn tại trên là do quản lý giám sát tại cơ sở lao động chưa chú trọng thực hiện quản lý chặt chẽ, đầy đủ các biện pháp an toàn lao động, còn ít để ý nhiều tới môi trường làm việc an toàn, phù hợp cho người lao động. Nhận thức, ý thức của công nhân, cán bộ về công tác an toàn lao động còn rất hạn chế, tùy tiện, mạo hiểm, cắt xén quy trình kỹ thuật, biện pháp an toàn dẫn đến tai nạn lao động cho chính mình và đồng đội. Công tác huấn luyện, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động còn bất cập, chất lượng hiệu quả chưa cao. Chất lượng hiệu quả về công tác an toàn rất thấp, kiểm tra nhiều, nhiều tổ chức kiểm tra nhưng tình trạng vi phạm an toàn chưa được khắc phục triệt để, còn nhiều vi phạm lặp lại nhiều lần.

2.5.1.2. Vệ sinh lao động.

Qua phân tích kết quả dữ liệu sơ cấp cho thấy có 85% kỹ sư, kiến trúc sư và các cán bộ giám sát KCT được phỏng vấn đều nhận định nguyên nhân khiến một số công nhân bị sặc bụi trong khi thi công là do người lao động chưa tuân thủ đúng quy trình bảo hộ. Do vậy có thể thấy việc quản lý giám sát an toàn trong lao động vẫn còn quá lỏng lẻo, chưa thực sự chặt chẽ, vì vậy mà người lao động mới lơ là với sự an toàn của bản thân họ, gây thiệt hại cho sức khỏe của họ cũng như công ty. Không những thế 15% ý kiến đánh giá nguyên nhân khiến một số công nhân bị sặc bụi trong khi thi công là do công ty không tiến hành đo hàm lượng bụi trong không khí. Điều này cũng là nguyên nhân không thể chối cãi được. Tuy trước kia công ty đã đầu tư nhiều dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại được đưa vào sử dụng có tác dụng giảm gánh nặng sức khỏe cho người lao động, Đo đạc lượng bụi, khí thải độc thường xuyên,

môi trường lao động được cải thiện nhưng điều này không tồn tại trong thời gian dài. Hiện nay công tác quản lý môi trường, việc tiến hành kiểm tra hàm lượng bụi trong không khí ngày càng bị xem nhẹ, lơ là. Chính vì vậy, đây là yếu tố dẫn đến tình trạng ô nhiễm bui khiến cho nhiều người lao động bị ngộ độc, bị sặc bụi. Hậu quả là nhiều người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đặc biệt là bệnh bụi phổi silic. Kết quả khám sức khỏe định kỳ cho thấy một số bệnh chiếm tỷ lệ cao như: bệnh mắt, viêm xong, mũi họng, thanh quản, bệnh da, viêm phế quản, bệnh dạ dày tá tràng, bệnh cơ xương khớp.

Dẫn chứng cho việc môi trường lao động ngành mỏ bị ô nhiễm, một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (hồi cứu số liệu ba năm 2011, 2012, 2013): nhiệt độ (14,1%; 12,4%; 6,9%), tốc độ gió (10,6%; 7,2%; 3,1%), độ ẩm (25,1%; 14,5%; 18,8%), Bụi (22,5%; 27,7%; 19,9%), tiếng ồn (23,1%; 24,3%; 19,9%), rung (19,0%; 12,8%; 5,9%) và hơi khí độc (1,4%; 1,3%, 1,2%).

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng quy trình khai thác đá xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty cổ phần xây dựng Đại Phúc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w