Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 28)

C ần Thơ, Ngày Tháng Năm

2.2.2Phương pháp phân tích

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

2.2.2Phương pháp phân tích

2.2.2.1 Phương pháp thông kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm

tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách

tổng quát đối tượng nghiên cứu.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằm

rút ra những kết luận đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Trong

những trường hợp đặc biệt có thể so sánh những chỉ tiêu phản ánh những hiện tượng kinh tế khác loại nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình phân tích. 

Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là hiệu số giữa hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kì phân tích và chỉ tiêu kì gốc. Ví dụ như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế

hoạch, hoặc giữa kết quả kì này và kết quả kì trước.

Trong đó: y0 là chỉ tiêu kì gốc

y1 là chỉ tiêu kì phân tích

∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp so sánh tương đối : Là tỷ lệ phần trăm của chi tiêu cần

phân tích với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của một công

ty, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kì gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

Trong đó: t là tốc độ tăng trưởng

y1 là mức độ tuyệt đối của kì nghiên cứu

yo là mức độ tuyệt đối của kì gốc

Kì gốc y0 có thể cố định hoặc liên hoàn

Phương pháp phân tích hệ thống chỉ số liên hoàn: Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định

chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích với giả thiết

các nhân tố còn lại không đổi trong mỗi lần phân tích.

y = y1 – y2 t = y y 0 1 × 100%

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) 3.1 TỐNG QUAN VỀ CÔNG TY CASEMEX

3.1.1 Giới thiệu chung về công ty

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ.

- Tên giao dịch: Caseamex (CANTHO IMPORT – EXPORT SEAFOOD JOIN STOCK COMPANY).

- Logo công ty:

- Trụ sở chính: Lô 2.12,KCN Trà Nóc 2, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.

- Công ty con: Công ty TNHH XNK thủy sản Cần Thơ, Lô 4 KCN Trà

Nóc 1, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.

- Điện thoại: 07103. 841.819 – Fax: 07103.841116

- Văn phòng đại diện: 718A, đường Hùng Vương, Quận 6, TP.Hồ Chí

Minh.

- Website: www.caseamex.com.vn

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 1800632306 do Sở Kế hoạch và

Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp lần 1 vào ngày 23/06/2006 và thay đổi lần 3 ngày 06/08/2010.

- Code EU: DL 369 - DL 325.

- Ngân hàng mở tài khoản: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi

nhánh Trà Nóc. Số hiệu tài khoản 0391000909909.

- Mã số thuế: 1800632306.

- Thời điểm 31/12/2012, vốn điều lệ: 80.000.000.000 đồng.

- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:

+ Số lượng: 8.000.000 cổ phần.

+ Mệnh giá: 10.000/cổ phần.

+ Loại cổ phần: Cổ phần phổ thông.

Lĩnh vực kinh doanh:

- Chế biến các mặt hàng thủy sản, gia súc gia cầm đông lạnh xuất khẩu, các loại thực phẩm cao cấp và các loại thực phẩm khác từ các loại nguyên liệu:

- Sản xuất, kinh doanh giống và thức ăn chăn nuôi: thủy sản, gia súc, gia

cầm. Chế biến và kinh doanh phụ phế phẩm thủy sản, gia súc, gia cầm... kinh

doanh thuốc thú y thủy sản, vật tư, thiết bị, công cụ phục vụ ngành chăn nuôi.

- Nuôi trồng thủy sản nội địa, buôn bán thực phẩm.

- Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) tiền

thân là Xí nghiệp Chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ, một tổ chức kinh tế Nhà Nước thuộc Công ty Nông Súc Sản Xuất Xuất nhập khẩu Cần Thơ

(CATACO). Trong 20 xí nghiệp đó thì Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực của công ty CATACO được thành lập vào ngày 05/03/1989. Hoạt động dưới hình thức báo cáo sổ với khoảng 80 cán

bộ công nhân viên, trong thời gian mới thành lập xí nghiệp chỉ chế biến các sản

phẩm chủ yếu là tiêu thụ trong thị trường nội địa.

Những năm 1990 - 1991, xí nghiệp bắt đầu gia công thịt heo xuất khẩu theo Nghị định của Chính Phủ. Và trong những năm tiếp theo đó xí nghiệp tiến

hành cải tạo và xây dựng nhà máy chế biến hàng đông lạnh xuất khẩu với công

suất 800 tấn/năm. Do thiết bị cũ, lạc hậu nên xí nghiệp gặp nhiều khó khăn trong

việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy xí nghiệp đã mạnh dạn chuyển đổi cơ

cấu đầu tư, cung cấp vốn để chuyển sang hoạt động kinh doanh và quyết định dời

về khu chế xuất Trà Nóc Cần Thơ từ ngày 27/04/1992. Đến năm 1996 – 1997, xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ mới hiện đại

của Mỹ với công suất 2000 tấn/ năm. Sau đó xí nghiệp đã nghiên cứu nâng cao

công suất dây chuyền sản xuất lên 4500 tấn/ năm. Nhờ đó đã mở rộng sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy hải sản đông lạnh như: tôm, cá các loại, lươn, ếch,

mực… và một số mặt hàng thủy hải sản cao cấp khác. Để nâng cao năng lực sản

xuất, xí nghiệp đã xây dựng thêm một phân xưởng chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp, sản phẩm ăn liền với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu USD. Nhờ đầu tư

thiết bị công nghệ mới, trang bị cơ sở vật chất tương đối đồng bộ và tiên tiến

cùng đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý kinh doanh có trình độ, nhiều

kinh nghiệm,... nên uy tín công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc

tế.

Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu CATACO đã thực sự đứng vững

trên thị trường và có thể tự hạch toán, được Ủy Ban Nhân Dân TP. Cần Thơ cho phép tách ra khỏi công ty CATACO và được phép cổ phần hóa với tên mới là

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ gọi tắt là CASEAMEX kể từ

ngày 01/07/2006 với vốn điều lệ ban đầu là 28.000.000.000 đồng. Từ đó, công ty

ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế trong ngành hàng thủy sản đông lạnh.

3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

3.1.3.1 Chức năng

 Nuôi trồng, thu mua các loại thủy sản.

 Chế biến thực phẩm động lạnh xuất khẩu.

 Làm cầu nối giữa sản phẩm và tiêu dùng.

 Thực hiện các dịch vụ gia công chế biến cho các đơn vị bạn.

 Công ty dùng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập những mặt hàng tiêu dùng, hóa chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho việc chế biến thủy sản.

3.1.3.2 Nhiệm vụ

 Kinh doanh, chế biến thực phẩm xuất khẩu, tổ chức thực hiện kế hoạch

sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế

hoạch có liên quan đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty.

 Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty. Quản

lý khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị, cân đối giữa nguồn vốn công ty với xuất khẩu, nhập khẩu.

 Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nhiệm vụ đối với Nhà nước, các chính sách chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lương… đảm bảo công bằng xã hội và đời sống các thành viên trong công ty.

 Nghiên cứu các biện pháp để khuyến khích phát triển sản xuất, nâng

cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

 Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tài sản xã hội, môi trường và môi sinh. Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhân viên.

3.1.3.3 Mục tiêu

 Tăng cường hoạt động chế biến xuất khẩu thủy sản, đạt mức độ tăng trưởng 5%/năm, thu lợi nhuận tối đa, chia cổ tức cho cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo hài hòa cho Nhà nước, công ty và các cổ đông.

3.1.3.4 Quyền hạn

 Được quyền quy định một cách độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản riêng của công ty.

 Được quyền ký kết hợp đồng trực tiếp với các công ty quốc doanh, tư nhân trong và ngoài nước.

 Được quyền mở rộng, phát triển quy mô xuất khẩu hay thu hẹp.

 Được quyền giới thiệu các mặt hàng và sản phẩm của mình trong và

ngoài nước theo quy định.

 Được vay vốn tại các ngân hàng để phục vụ nhu cầu sản xuất.

3.1.4 Vai trò và phạm vi hoạt động của công ty

3.1.4.1 Vai trò

Do nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng nên công

ty đã sản xuất ra một khối lượng hàng hóa tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu

thị trường với sản lượng xuất khẩu cơ bản năm 2009 là 13.946 tấn. Vì vậy công ty đã góp phần thúc đẩy cho ngành chế biến, nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ

vận tải cũng phát triển theo, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định

cho 1.415 cán bộ, công nhân viên trong công ty. Qua những yếu tố trên có thể

thấy vai trò, vị trí của công ty rất quan trọng đối với nền kinh tế của khu vực ĐBSCL nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung.

3.1.4.2 Phạm vi hoạt động của công ty

 Tổ chức mạng lưới kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản

xuất khẩu. Về ngành hàng kinh doanh, chủ yếu công ty kinh doanh xuất nhập

khẩu trực tiếp.

 Xuất khẩu: chế biến nông, thủy hải sản xuất khẩu.

 Nhập khẩu: vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất. Nhận ủy

thác xuất khẩu với lãi suất ưu đãi.

3.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

3.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Công ty đã thành lập hơn 20 năm, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo dày dạn

kinh nghiệm trong kinh doanh và đội ngũ cán bộ quản lý điều hành đều là những người có trình độ cao, có khả năng tiếp thu và thực hiện các công việc nhanh chóng, đảm bảo hoạt động của công ty luôn trôi chảy trên tinh thần xây dựng bộ

Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Caseamex

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Caseamex

3.1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc

Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất, quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty, đề ra các quyết định phù hợp với nhiệm vụ và quyền hạn được giao, đồng thời tổng giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà

nước. Ban giám đốc có chức năng điều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty,

thực hiện hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty cho phù hợp với Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát CTCP Thủy Sản Đông Nam (công ty liên kết) Công ty TNHH CAFISH (công ty con) Phó tổng giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh XNK Phòng kế toán tài vụ Phòng kỹ thuật vi sinh Phòng cơ điện lạnh Ban quản đốc phân Phòng cung ứng

kế hoạch sản xuất kinh doanh chung của công ty, chịu trách nhiệm trước công ty Caseamex và Nhà nước về quản lý kinh tế tại đơn vị.

Các bộ phận chức năng:

+ Phòng kế toán – Tài vụ.

+ Phòng tổ chức hành chính. + Phòng kinh doanh tổng hợp.

+ Phòng quản đốc – kỹ sư trưởng. + Văn phòng đại diện.

3.1.5.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

Công ty Caseamex chuyên sản xuất, gia công và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản ở dạng sơ chế với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản được

tổ chức được thực hiện như sau:

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty Caseamex

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Caseamex

Bộ phận sản xuất chính: đây là bộ phận tạo ra lợi nhuận cao nhất trong toàn công ty. Phân xưởng chế biến có nhiệm vụ chế biến thủy sản tươi

thành sản phẩm đông lạnh phục vụ cho sản xuất. Đây là phân xưởng lớn nhất của

công ty.

Cơ cấu sản xuất

Bộ phận sản xuất chính Bộ phận sản xuất phụ trợ Bộ phận sản xuất phục vụ Phân xưởng cơ điện Phân xưởng nước đá Phân xưởng chế biến Đội bảo vệ sữa chữa Hệ thống kho chứa

Bộ phận sản xuất phụ trợ: Phân xưởng cơ điện: đảm nhận lắp đặt,

quản lý và vận hành các loại máy móc, thiết bị cấp đông, bảo quản sản phẩm sau khi đông lạnh. Chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất. Phân xưởng nước đá: có nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho phân xưởng chế biến

của công ty.

Bộ phận sản xuất phục vụ: có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình sản

xuất tại phân xưởng như: sửa chữa máy móc thiết bị và hệ thống kho chứa hàng hoặc nguyên liệu sau khi mua về nhằm bảo đảm cung ứng cho tiêu thụ, sản xuất.

3.2. MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty Caseamex hiện nay là chế biến xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra (cá tra fillet, sản phẩm giá trị gia tăng

từ cá tra…) và một số sản phẩm từ các loại thủy sản khác. Cụ thể:

Các sản phẩm từ cá tra như: cá tra nguyên con; cá tra fillet không chỉnh sửa; cá tra fillet, thịt trắng vanh sạch; cá tra fillet cuộn; cá tra fillet cắt dọc;

cá tra nguyên con, bỏ đầu bỏ da; cá tra cắt khúc còn da; cá tra xiên que; block công nghiệp… Sản phẩm cá tra được phân loại theo các tiêu chuẩn khác nhau:

Theo màu sắc của cá.

Theo loại sản phẩm.

Theo kích cỡ và cách đóng gói.

Các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá: cá tra fillet tẩm bột vàng nhạt; cá

tra fillet cắt khúc tẩm bột; fillet tẩm bột… Không chỉ đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) mà sản phẩm còn đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng các nước, Caseamex đã và đang dần chuyển hướng sang các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, đồng thời nỗ lực tìm kiếm khách hàng ở phân khúc này. Khi Caseamex chuyển dần cơ cấu sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng đã giúp giá trị xuất khẩu tăng thêm 50%.

Một số sản phẩm từ các loại thủy sản khác như:

 Tôm: tôm càng, tôm sú nguyên con; tôm sú HLSO, tôm càng xanh HOSO; tôm sú tẩm bột PTO, tôm sú Sushi, tôm sú Nobashi, tôm sú Tempura,…

 Một số phụ phẩm như: da cá tra, vay cá tra, ức cá tra, bong bóng cá,

bao tử cá tra,…

 Các sản phẩm khác: mực miếng, mực, mực ống, đùi ếch đông lạnh...

Các sản phẩm của công ty được đánh giá là đạt chất lượng cao. Công ty là một trong các đơn vị chế biến cá đầu tiên đã đạt được những tiêu chuẩn về chất

HACCP, ISO 9001, BRC, IFS... theo tiêu chuẩn tốt nhất để cung cấp các sản

phẩm đảm bảo chất lượng cao đến người tiêu dùng.

3.3 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

3.3.1 Quy trình chế biến sản phẩm

Hình 3.3: Quy trình chế biến cá tra fillet đông lạnh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 28)