Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Trung Đông

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 55 - 59)

C ần Thơ, Ngày Tháng Năm

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Trung Đông

TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG TRONG GIAI ĐOẠN 2010-6T2013

Doanh thu, chi phí và lợi nhuận là ba yếu tố cốt lõi của sự tồn tại và phát triển của bất cứ một doanh nghiệp nào, và Caseamex cũng thế. Hiệu quả hoạt

động xuất khẩu của công ty tại thị trường Trung Đông sẽ được thể hiện rõ hơn

thông qua việc so sánh tỷ trọng doanh thu, chi phí và lợi nhuận xuất khẩu tại thị

trường này trên toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty.

Bảng 4.4: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng

doanh thu xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giai đoạn 2010-6T2013

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu DT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013

DTXK 49.939 56.311 13.053 1.724

Tổng DT 645.110 943.647 721.978 280.964

DTXK/Tổng DT 7,74% 5,97% 1,81% 0,61%

Nguồn: Số liệu ước tính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng 4.4, ta thấy tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung

Đông trên doanh thu toàn bộ thị trường của công ty liên tục biến động qua các

năm. Vào năm 2011, doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông đạt 56.311 triệu đồng, tăng 3.772 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên doanh thu toàn bộ thị trường lại có phần

giảm sút, giảm từ 7,74% trong năm 2010 xuống còn 5,79% trong năm 2011, giảm

đến 1,77%. Có thay đổi bất hợp lý này là do trong năm 2011, với một số thuận lợi cho việc xuất khẩu như giá tôm tăng vọt, nhu cầu người tiêu dùng cũng tăng đột biến, do tình hình thiên tai, lũ lụt khiến cho một số quốc gia có sản lượng thủy sản xuất lớn như Thái Lan bị thiệt hại nặng nề và không thể cung ứng cho thị trường. Lợi dụng cơ hội này, công ty đã đẩy mạnh xuất khẩu cá tra, basa sang các thị

trường lớn trên thế giới, và chính điều này đã dẫn đến tình trạng doanh thu xuất khẩu của toàn bộ thị trường tăng đáng kể, tăng từ 645.110 triệu đồng lên 943.647 triệu đồng, tăng 298.537 triệu đồng. Do doanh thu của toàn bộ thị trường thị

trường tăng mạnh hơn nhiều so với doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung

Đông nên đã dẫn đến tình trạng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung Đông tăng, nhưng tỷ trọng tại thị trường này lại giảm.

Năm 2012 thật sự là năm khủng hoảng của ngành thủy sản Việt Nam nói chung, và Caseamex nói riêng. Không nằm trong trường hợp ngoại lệ, các yếu tố

khiến cho tổng doanh thu của công ty sụt giảm nghiêm trọng, giảm từ 943.647 triệu đồng xuống chỉ còn 721.978 triệu đồng, giảm 221.669 triệu đồng. Bên cạnh

đó, tại thị trường Trung Đông, do một số bất ổn chính trị cộng thêm các chính sách cắt giảm chi phí mở rộng thị trường nên doanh thu tại thị trường này giảm nghiêm trọng, từ 56.311 triệu đồng xuống còn 13.053 triệu đồng, giảm đến 43.258 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến tình trạng tỷ trọng doanh thu xuất khẩu

tại thị trường Trung Đông trên doanh thu toàn bộ thị trường của công ty chỉ ở

mức 1,81%, giảm 4,16% so với năm 2011.

Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tình hình khó khăn chung cho ngành thủy

sản Việt Nam vẫn tiếp tục nên công ty đã theo đuổi các chính sách chậm mà chắt,

theo đó công ty không tập trung cho việc phát triển và mở rộng thị trường tại

Trung Đông mà công ty tập trung vào các thị trường lớn và truyền thống như EU,

Mỹ,...Điều này đã dẫn đến, tỷ trọng doanh thu xuất khẩu tại thị trường Trung

Đông trên doanh thu toàn bộ thị trường của công ty tính đến thời điểm này chỉ ở

mức 0,61%, giảm 1,2% so với năm 2012.

Bảng 4.5: Tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty giai đoạn 2010-6T2013

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu CP Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013

CPXK 49.075 53.452 12.990 1.637

Tổng CP 629.924 896.153 720.314 274.230

CPXK/Tổng CP 7,79% 5,96% 1,80% 0,6%

Nguồn: Số liệu ước tính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh

Nhìn chung, trong suốt giai đoạn từ năm 2010-6T2013, tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng chi phí xuất khẩu toàn bộ thị

trường của công ty thay đổi liên tục và có xu hướng giảm. Năm 2010, với chính sách mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông nên công ty đã có phần đầu

tư khá lớn tại thị trường này, dẫn đến tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường

Trung Đông trên chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty lên đến 7,79%.

Trong năm 2011, với thuận lợi về giá thành sản phẩm của công ty tăng vượt bậc và việc mở rộng thị trường gặp nhiều thuận lợi nên công ty đã mở rộng từ 4 thị

trường lên 7 thị trường tại khu vực Trung Đông. Điều này đã làm cho chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông tăng từ 49.075 triệu đồng lên 53.452 triệu đồng

trong năm 2011, tăng 4.377 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó, việc mở

riêng cho thị trường Trung Đông mà còn áp dụng với tất cả các thị trường khác

của công ty. Chính vì lẽ đó, tổng chi phí xuất khẩu của công ty trong năm 2011 đã

tăng đột biến từ 629.924 triệu đồng lên đến 896.153 triệu đồng, tăng 266.229 triệu đồng so với năm 2010. Biên độ tăng của tổng chi phí xuất khẩu của công ty lớn hơn nhiều so với biên độ tăng của tổng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung

Đông trong năm 2011, vì thế đã dẫn đến tình trạnh chi phí tại thị trường Trung

Đông vẫn tăng nhưng tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên

chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty lại giảm.

Năm 2012, công ty liên tiếp gặp nhiều khó khăn từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra nên đã dẫn đến tình trạng công ty phải đưa ra giải pháp kịp thời để

giúp công ty vượt qua tình trạng khó khăn này. Theo đó, công ty đã cắt giảm một lượng đáng kể từ chi phí xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, cũng như chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty. Mặt khác, công ty cũng tập trung vào các thị trường lớn và truyền thống để chọn bước đi vững chắt cho mình, hơn là việc tiếp tục mở rộng thị trường tại Trung Đông trong tình trạng khó khăn đang xảy ra. Điều này đã dẫn đến chi phí xuất khẩu sang thị trường Trung Đông chỉ

chiếm 1,80% của chi phí xuất khẩu toàn bộ thị trường của công ty.

Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tình trạng khó khăn mà công ty gặp phải vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, vì thế công ty vẫn tiếp tục giải pháp tiến chậm mà chắt của mình đưa ra trong năm 2012. Theo đó, công ty tiếp tục cắt

giảm các chi phí không cần thiết, tập trung vốn đầu tư vào các thị trường chính mang lại hiệu quả cao. Điều này đã dẫn đến, trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng chi phí xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên chi phí xuất khẩu toàn bộ thị

trường của công ty giảm từ 1,80% xuống còn 0,60% , giảm 1,2% so với năm

2012.

Bảng 4.6: Tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010-6T2013

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu LN Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013

LNXK 864 2.859 63 87

Tổng LN 15.186 47.494 1.664 6.464

LNXK/Tổng LN 5,69% 6,02% 3,79% 1,35%

Nguồn: Số liệu ước tính dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh

lợi nhuận của công ty chiếm đến 5,69%, đây là một con số khá ấn tượng và đây cũng là bước mở đầu khá thuận lợi cho công ty. Với kết quả đạt được từ việc mở

rộng thị trường cùng thuận lợi trong việc giá thành đạt mức kỷ lục trong năm

2011 đã giúp cho lợi nhuận xuất khẩu sang thị trường Trung Đông của công ty

tăng từ 864 triệu đồng lên mức 2.859 triệu đồng, tăng 1.995 triệu đồng so với

năm 2010. Đây cũng là một dấu ấn đánh dấu sự thành công của công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông. Theo đó, tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty lên đến 6,02%,

tăng 0,33% so với năm 2010.

Năm 2012, với nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài liên tục tạo nhiều khó

khăn trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, đã làm giảm trầm trọng tổng lợi nhuận của công ty, lẫn lợi nhuận từ việc xuất khẩu sang thị trường Trung

Đông. Cụ thể, tổng lợi nhuận của công ty giảm từ 47.494 triệu đồng xuống chỉ

còn 1.664 triệu đồng, giảm đến 45.830 triệu đồng so với năm 2011 và lợi nhuận xuất khẩu sang thị trường Trung Đông của công ty cũng giảm từ 2.859 triệu đồng xuống chỉ còn 63 triệu đồng. Theo đó, tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị trường

Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty chỉ đạt 3,79%, giảm 2,23% so với

năm 2011.

Đến hết 6 tháng đầu năm 2013, tình hình vẫn không khả quan lắm, làm doanh thu của công ty giảm đáng kể, tuy nhiên với kinh nghiệm lâu năm của các cán bộ quản lý cùng sự nổ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên trong công ty

đã giúp cho lợi nhuận xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và tổng lợi nhuận lợi nhuận của công ty đáng kể. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, buộc công ty phải tập trung hơn cho những thị trường chính thay vì là Trung Đông. Điều này đã dẫn đến, tỷ trọng lợi nhuận xuất khẩu tại thị

trường Trung Đông trên tổng lợi nhuận của công ty trong giai đoạn này chỉ đạt 1,35%, giảm 2,44% so với năm 2012.

Tóm lại, trong suốt giai đoạn từ 2010-6T2013, tình hình xuất khẩu thủy

sản của công ty Caseamex sang thị trường Trung Đông có nhiều thăng trầm và biến động liên tục. Nhưng nhìn chung trong suốt giai đoạn này, công ty đều có lợi nhuận và đạt được một số hiệu quả nhất định, nhưng chưa cao. Trong thời gian tới, với những chuyển biến tích cực từ thị trường, công ty cần đề ra những giải pháp cụ thể hơn để đạt được hiệu quả cao hơn nữa khi xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)