Giải pháp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kênh phân phối

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 79)

C ần Thơ, Ngày Tháng Năm

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.3.4 Giải pháp đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, thương hiệu và kênh phân phối

phân phối

Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá thương hiệu cho công ty, đồng thời tìm kiếm và tiếp cận các nhà nhập khẩu, phân phối lớn của thị

trường để thỏa thuận, ký kết hợp tác lâu dài.

Phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối tại thị trường Trung Đông, từng bước chuyển dần từ xuất khẩu gián tiếp thông qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp vào các trung tâm thương mại, siêu thị. Ngoài ra, tiếp cận và mở rộng hợp tác với các nhà hàng, quán ăn lớn nhỏ tại thị trường này theo mô hình đa cấp, theo hướng đôi bên cùng có lợi.

Chuyển dần cơ cấu marketing, từ marketing truyền thống sang e-marketing thông qua website hay các mạng xã hội: Facebook, Twitter, Yahoo...vì e- marketing có nhiều ưu điểm hơn so với marketing truyền thống, giúp việc thông

tin được cập nhật hơn, hạn chế được nhiều chi phí. Đặc biệt, có thể quảng bá hình

ảnh, thương hiệu đến hầu hết người tiêu dùng có sử dụng mạng xã hội.

Việc mở rộng thị trường ra tất cả các nước Trung Đông là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên việc trước mắt, công ty cần tập trung đưa hàng hóa vào thị trường Dubai, bởi đây là cửa ngõ để thâm nhập vào khu vực Trung Đông. Dubai

là thị trường có độ minh bạch rất cao, do vậy, để có thể kinh doanh thành công tại

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Thuỷ sản là ngành kinh tế mang lại hiệu quả xuất khẩu cao góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu và phát triển nền kinh tế nước nhà trong thời hội nhập. Việc đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa Nhà

nước và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động trong

việc thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Do đó, trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản

Cần Thơ – Caseamex đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, mở rộng thị trường sang

Trung Đông - một thị trường được đánh giá là đầy tiềm năng cho ngành thủy sản Việt Nam trong thời gian tới. Qua quá trình mở rộng thị trường, công ty liên tục phấn đấu tự làm mới mình, tạo thế vững mạnh cũng như tăng cường sức cạnh

tranh của mình tại Trung Đông.

Trung Đông mặc dù là một thị trường khá mới đối với các doanh nghiệp

thủy sản Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Tuy nhiên nhu cầu của thị trường này lại rất lớn, các yêu cầu kỹ thuật lại không cao, khó khăn chủ yếu đến

từ văn hóa trong kinh doanh và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trong khi

các thị trường truyền thống đang sụt giảm về nhu cầu, cũng như gây nhiều trở

ngại cho xuất khẩu thủy sản đặc biệt là mặt hàng cá tra (Mỹ với thuế Chống bán

phá giá, Chống trợ giá xuất khẩu, EU với các hàng rào kỹ thuật). Nên việc đẩy

mạnh xuất khẩu sang Trung Đông được xem là một hướng đi mới nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của công ty.

Qua việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của

công ty ở thị trường Trung Đông cho thấy hoạt động kinh doanh ở Trung Đông

trong giai đoạn đầu cơ bản là có hiệu quả nhưng không cao (trong suốt giai đoạn từ 2010-6T2013 công ty kinh doanh đều có lợi nhuận nhưng vẫn còn ở mức rất

thấp do đang trong giai đoạn đầu thâm nhập thị trường, đặc biệt là năm 2012 các

chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu ở mức thấp nhất). Từ khi mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Đông đến nay, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là

cá tra fillet đông lạnh và cá tra nguyên con, tỷ lệ mặt hàng cá tra giá trị gia tăng

cao mặc dù có sự tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp nên doanh thu xuất khẩu chưa cao. Hệ thống phân phối vẫn chưa hoàn thiện, xuất khẩu thông

qua nhà nhập khẩu Trung Đông là gây khó khăn trong việc nắm bắt thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, ngoài ra công ty vẫn chưa xây dựng cho mình một

văn phòng đại diện ở Trung Đông. Hơn nữa chính sách xúc tiến thương mại vẫn

còn đơn giản: chủ yếu là bán hàng cá nhân, tham gia hội chợ triễn lãm. Bên cạnh

đó, Công ty còn gặp phải một số khó khăn trong sự cạnh tranh với các doanh

nghiệp nước ngoài về giá cả và chất lượng, hoạt động marketing còn yếu, chất lượng nguồn nguyên liệu chưa tốt trong khi giá thành sản phẩm còn cao. Nâng cao chất lượng, đẩy mạnh hoạt động marketing là biện pháp trước mắt nhằm làm

tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty.

Tóm lại, tại thị trường Trung Đông mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng công ty đã và đang từng bước xâm nhập vào thị trường này, từng bước khẳng định mình, trở thành thương hiệu nổi tiếng tại thị trường này. Trong thời gian tới

bằng những thuận lợi vốn có, với những khó khăn từng bước được khắc phục, chắc chắn Công ty sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong tương lai, nhất là hoạt động xuất khẩu tại thị trường Trung Đông.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị với Công ty

 Công ty nên tìm thêm nhiều nguồn cung cấp thủy sản nhằm đa dạng hóa

nguồn cung cấp cho công ty. Có chính sách sử dụng và dự trữ nguyên nhiên liệu

hợp lý vì dịch bệnh thường rơi vào thời điểm đầu năm.

 Tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá, phát triển thị trường. Tăng cường tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế để tìm thêm nhiều đối

tác khách hàng mới.

 Thực hiện mở rộng thị trường sang tất cả các quốc gia Trung Đông và đa

dạng hoá sản phẩm.

 Bên cạnh đó công ty cũng cần đầu tư để ngày hoàn thiện hoạt động của

công ty trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh môi trường cho hàng hóa của công ty để phù hợp với xu hướng quản lý việc

nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu thủy

sản và thị trường quốc tế.

 Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu để có những

biện pháp và kế hoạch xuất khẩu hợp lý.

 Thực hiện việc nghiên cứu tiếp cận thị trường kỹ càng nhằm nắm bắt được xu hướng tiêu dùng mới, thói quen tiêu dùng và các hệ thống phân phối

hàng hóa, hệ thống pháp luật, chính sách thuế quan, các chính sách quản lý hàng thủy sản nhập khẩu tại thị trường nhập khẩu nhằm hạn chế những thiệt hại phát

 Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu vào các thị trường chủ lực như UAE,

Ba-ranh,...

 Có chính sách đào tạo, nâng cao trình độ của nhân viên trong công ty nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý, năng động và linh hoạt với những thay đổi của môi trường. Bên cạnh đó, công ty nên có chính sách như khuyến khích, khen thưởng để thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực, tạo điều kiện để nhân viên phát huy sở trường và cống hiến nhiều hơn cho công ty.

 Công ty nên phát hành các bản cáo minh bạch về tình hình tài chính của

công ty để kêu gọi thêm nhà đầu tư, bổ sung thêm nguồn vốn.

 Hạn chế việc ký kết các hợp đồng trả chậm nhằm giảm thời gian giam

vốn và sự thất thoát do chênh lệch tỷ giá vào thời điểm giao hàng và thời điểm

thanh toán.

6.2.2 Kiến nghị đối với Nhà nước, các Bộ, Ngành, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam

Để hoạt động xuất khẩu của công ty ngày càng có hiệu quả và thương hiệu đến được với thị trường thế giới thì ngoài những nỗ lực của bản thân công ty thì sự hỗ trợ từ phía Nhà nước và các ban ngành có liên quan là vô cùng cần thiết. Và một số kiến nghị cụ thể sau đây là nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu thủy sản

của Caseamex nói riêng và ngành thủy sản cả nước nói chung:

 Xây dựng một hệ thống pháp lý rõ ràng, giảm bớt những thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà trong công tác làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa cũng như

cung cấp những thông tin cần thiết về thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động

ngoại giao, xúc tiến thương mại giữa các quốc gia giúp việc xuất khẩu diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có giải pháp để liên kết ngân hàng Việt

Nam với nhiều ngân hàng trên thế giới để thuận tiện trong việc giao dịch, thanh toán; tăng tính thanh khoản trong quá trình giao dịch. Đồng thời, cần có những chính sách ưu tiên hỗ trợ vốn vay cho doanh nghiệp xuất khẩu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn và mở rộng quy mô.

 Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện

có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng. Thường xuyên tổ chức

các cuộc gặp mặt giữa các doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài thông qua các cuộc gặp gỡ giữa các nguyên thủ quốc gia. Nổ lực đàm phán thuyết phục các nước giảm bớt các hàng rào bảo hộ mậu dịch tạo điều kiện cho hoạt động xuất

chủ yếu nhằm quảng bá rộng rãi các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó

có mặt hàng thủy sản.

 Hợp tác chặt chẽ với nước nhập khẩu để kiểm soát chất lượng và vệ sinh

an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản xuất khẩu như ký với các cục quản lý

thủy sản các nước hiệp định thừa nhận lẫn nhau về sự tương đương của các hệ

thống kiểm soát, thanh tra thủy sản ở các khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến đóng hộp. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ việc kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình ngay tại trong nước, làm giảm chi phí kiểm định và thời gian của doanh nghiệp xuất khẩu.

 Có biện pháp hướng dẫn người nuôi sử dụng kháng sinh hoá chất, phương pháp chăm sóc và nhận biết các chất bị hạn chế và cấm sử dụng, kiểm

soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thủy sản xuất khẩu,

thanh tra thủy sản ở các khâu đánh bắt, nuôi trồng, chế biến đóng hộp. Đặc biệt, Chính phủ cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích và giúp đỡ

doanh nghiệp khi bị nước ngoài kiện.

 Xây dựng các chợ đầu mối thu mua thủy sản hiệu quả nhằm giảm chi phí

tìm kiếm thông tin hàng hóa, giảm chi phí vận tải hàng hóa đảm bảo lợi ích cả người nông dân và cả xí nghiệp thu mua chế biến.

 Xây dựng kế hoạch ký hiệp định song phương với chính phủ các thị trường chủ lực và các thị trường khác nhằm đạt được sự thỏa thuận lâu dài và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty xuất khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách và giáo trình:

1. Trương Khánh Vĩnh Xuyên (2012). Bài giảng Kinh doanh quốc tế. Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ.

2. Đinh Thị Lệ Trinh (2011). Bài giảng Kinh doanh quốc tế. Khoa Kinh

tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ.

3. Quan Minh Nhật, Lê Trần Thiên Ý (2011). Bài giảng Nghiệp vụ

ngoại thương. Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học

Cần Thơ.

Website tham khảo:

1. Công ty CP XNK thủy sản Cần Thơ: http://www.caseamex.com.vn/

2. Bộ công thương Việt Nam: http://www.moit.gov.vn/

3. Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản VN: http://www.vasep.com.vn/

4. Thủy sản Việt Nam: http://www.thuysanvietnam.com.vn

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: http://www.agroviet.gov.vn

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: http://sbv.gov.vn/

7. Tạp chí Thương mại thủy sản: http://vietfish.org/home.htm

8. Tin tức thương mại Việt Nam: http://thuongmai.vn/

9. Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn/

10.Tổng cục Hải quan: www.customs.gov.vn/

11.Tổng cục Thủy sản: http://www.fistenet.gov.vn

12.Thời báo Kinh tế Sài Gòn: http://www.thesaigontimes.vn/

13.Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu.

<http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/khai-niem-va-vai-tro-cua-xuat- khau.html>.

14.Lê Ngọc Hải, 2011. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. <

http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/cac-hinh-thuc-xuat-khau- chu-yeu.html>.

15.Đại học Thương mại, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất

khẩu. < http://old.voer.edu.vn/module/khoa-hoc-xa-hoi/cac-nhan-to-anh- huong-den-hoat-dong-xuat-khau.html>.

16.Đại học Kinh tế Quốc dân, 2011. Đánh giá hiệu quả xuất khẩu. < http://www.voer.edu.vn/module/danh-gia-hieu-qua-xuat-khau>.

PHỤ LỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CASEAMEX

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG NĂM 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2011 so với 2010 Chênh lệch 2012 so với 2011 Chênh lệch 6T/2013 so với 6T/2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013

Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 634.633 937.222 714.835 291.193 281.803 302.589 47,68 (222.387) (23,73) (9.390) (3,22) Các khoản giảm trừ doanh thu 5.360 8.291 1.143 1.143 2.187 2.931 54,68 (7.148) (86,21) 1.04 91,34

Doanh thu thuần 629.273 928.931 713.692 290.050 279.616 299.658 47,62 (215.239) (23,17) (10.434) (3,60)

Giá vốn hàng bán 522.303 771.249 621.139 246.269 241.630 248.946 47,66 (150.110) (19,46) (4.639) (1,88)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV 106.970 157.682 92.553 43.781 37.986 50.712 47,41 (65.129) (41,30) (5.794) (13,23)

Doanh thu hoạt động tài chính 15.655 14.542 5.046 4.411 1.078 (1.113) (7,11) (9.496) (65,30) (3.333) (75,56) Chi phí tài chính 41.429 36.623 26.918 13.491 8.522 (4.806) (11,60) (9.705) (26,50) (4.969) (36,83) Chi phí bán hàng 55.730 72.492 65.873 26.893 21.583 16.762 30,08 (6.619) (9,13) (5.310) (19,74) Chi phí quản lí doanh nghiệp 10.012 15.615 5.872 3.112 2.495 5.603 55,96 (9.743) (62,40) (617) (19,83)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 15.454 47.494 (1.064) 4.695 6.464 32.040 207,32 (46.430) (97,76) 1.769 37,68

Thu nhập khác 182 174 3.240 − − (8) (4,40) 3.066 1762,07 − −

Chi phí khác 450 174 512 − − (276) (61,33) 338 194,25 − −

Lợi nhuận khác (268) 2.728 − − − − − − − −

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15.186 47.494 1.664 4.696 6.464 32.308 212,75 (45.830) (96,50) 1.769 37,68

Chi phí thu nhập doanh nghiệp hiện hành 1.139 2.253 67 377 485 1.114 97,81 (2.186) (97,03) 108 28,65

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)