Nhân tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 63 - 70)

C ần Thơ, Ngày Tháng Năm

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.4.2 Nhân tố môi trường vĩ mô

4.4.2.1. Các yếu tvkinh tế, văn hóa, xã hi và pháp lut tại thị trường Trung Đông

a. Kinh tế

Với lợi thế về trữ lượng dầu mỏ, các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông đã và đang tích cực xây dựng nền kinh tế của mình ngày càng phát triển. Hiện nay, mức sống người dân tại khu vực này được đánh giá ở mức cao so với thế giới. Tuy nhiên, tại khu vực Trung Đông, các quốc gia đa phần tập trung phát triển ngành công nghiệp dầu mỏ nên việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng thủy sản trong khu vực là rất hạn chế (chưa đến 25% tổng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này). Ngoài ra, theo báo cáo của Ngân hàng Thế Giới World Bank, trong suốt thời gian qua, Trung Đông luôn giữ vững tốc độ tăng trung bình trên 3%/năm, với tốc độ tăng trường này, nền kinh tế Trung Đông đã và đang thật sự phát triển. Bên

cạnh đó, với vị trí thuận lợi, tiếp giáp với châu Á, châu Âu và các nước châu Phi

đã giúp cho sự giao thương hàng hóa tại khu vực này trở nên nhanh chóng và dễ

dàng. Nhận định đây là thị trường đầy tiềm năng trong tương lai, Caseamex đã

mạnh dạn đầu tư và xuất khẩu sang thị trường này. Với mức sống tương đối và nhu cầu tiêu dùng của người dân tại khu vực Trung Đông đã tạo được cho công ty chuyển biến tích cực trong việc xuất khẩu, đặt biệt là khâu thanh toán.

b) Chính trị và pháp luật

Hiện nay, Trung Đông là nơi tiềm ẩn nhiều bất ổn về chính trị và pháp luật chưa có hệ thống rõ ràng. Điều này đã tác động không nhỏ đến hiệu quả xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Đặt biệt, công ty sẽ phải chịu thiệt thòi lớn

tại Trung Đông sẽ tạo áp lực rất lớn cho công ty trong quá trình vận chuyển xuất khẩu tại khu vực bất ổn về chính trị. Khi đó, tạo ra sự chậm trễ trong việc giao hàng cho đối tác, dẫn đến nguy cơ giảm uy tín công ty... Bên cạnh đó, Trung

Đông được coi là một vùng cộng đồng đa số là Hồi giáo Ả Rập, là nơi sinh ra và là trung tâm tôn giáo của đạo Do Thái, đạo Ki-tô và đạo Hồi. Do sự giao thoa của

nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau khiến xung đột sắc tộc trở nên quyết

liệt. Vấn đề về xung đột có thể xem là một thách thức cho các ông ty muốn hợp

tác buôn bán với Trung Đông vì khi xảy ra giao tranh, xung đột nội bộ quốc gia

có thể ảnh hưởng đến vấn đề về hợp đồng không được thực hiện hoặc không đảm

bảo trong thanh toán quốc tế với công ty.

c) Văn hóa và xã hội

Do phần lớn người dân ở các nước Trung Đông đều theo đạo Hồi, Do Thái

hay Ki-tô nên nền văn hóa trong ứng xử, giao tiếp hay buôn bán, hợp tác rất phức

tạp. Chỉ cần một hành động không đúng với cách ứng xử cũng có thể gây ra bất đồng hay không hài lòng của đối tác khó tính này. Chính vì thế một khi đã bắt đầu đặt quan hệ giao thương thì trước đó cần phải tìm hiểu nền văn hóa và nghiên cứu thị trường này thật kỹ càng. Vì thế, đây là khó khăn đầu tiên, cũng như là khó

khăn lớn nhất của Caseamex khi đặt chân vào thị trường Trung Đông. Tuy nhiên,

do theo đạo nên phần lớn người dân của các quốc gia thuộc Trung Đông không được ăn thịt lợn nên các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa của công ty khi xuất khẩu vào thị trường này là một lợi thế, các sản phẩm của công ty có thể được

thay thế để dùng cho nhu cầu bữa ăn hằng ngày của người dân các quốc gia này. Chính vì thế, Trung Đông được xem là một trong những thị trường đầy tiềm năng trong tương lai của công ty. Vì thế công ty cần nắm bắt cơ hội và định hướng phát triển lâu dài đối với thị trường này.

4.4.2.2 Môi trường cạnh tranh ngành tại Trung Đông

a. Đối thủ cạnh tranh

* Đối thủ cạnh tranh ngoài nước

Malaysia: Hiện nay, tuy việc mở rộng nuôi trồng thủy sản của Malaysia vẫn chưa mấy khả quan do nhu cầu về đất sản xuất dầu cọ và cao su khá cao

nhưng với lệ thế Malaysia đã liên kết vững chắc với Dubai và những thị trường

Trung Đông khác, Malaysia đã và đang định hướng phát triển mạnh ngành xuất khẩu thủy sản của mình thông qua việc nâng cao giá trị sản phẩm của mình trong việc nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia có nguyên liệu rẻ như Trung Quốc. Bên cạnh đó, Malaysia là một quốc gia có đa số là người hồi giáo, nên việc tìm hiểu về phong tục tập quán tại thị trường Trung Đông có thể được thực hiện một

cách dễ dàng. Chính vì thế, Malaysia được xem là một đối thủ khá nặng ký trong

tương lai đối với Caseamex khi xuất khẩu sang thị trường Trung Đông.

Ngoài Malaysia còn có những quốc gia có ngành thủy sản phát triển vượt bậc và thị trường xuất khẩu đa dạng như: Thái Lan, Indonesia, Philippines và Trung Quốc. Tuy những quốc gia này chưa thực sự nhắm đến thị trường Trung

Đông nhưng trong tương lai các quốc gia này luôn được xem những đối thủ tiềm

ẩn lớn cho Caseamex.

*Đối thủ cạnh tranh trong nước:

Hiện nay, tại khu vực ĐBSCL hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp chế

biến và xuất khẩu thủy sản lớn như Nam Việt (An Giang), Agifish (An Giang), Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp)…và sự ra đời của nhiều doanh nghiệp mới, chính sự

hình thành và phát triển của các công ty trong lĩnh vực thủy sản phát triển quá

nhanh đã dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nguy cơ thiếu hụt nguồn

nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Việt (Navico)

Hiện tại, Nam Việt là một trong những công ty chế biến và xuất khẩu cá

tra lớn nhất Việt Nam. Nam Việt có lợi thế tuyệt đối khi nằm ngay giữa vùng nguyên liệu cá tra của ĐBSCL, chi phí vận chuyển thấp, nhờ đó nâng cao tính

cạnh tranh của sản phẩm. Công ty đã chủ động phát triển vùng nguyên liệu với hơn 270 ha diện tích mặt nước. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Nam Việt hiện sở hữu 4 nhà máy chế biến cá tra với tổng công suất thiết kế 2.000 tấn

nguyên liệu/ngày; 1 nhà máy sản xuất bao bì; 2 nhà máy chế biến dầu cá, bột cá,

và một hệ thống kho lạnh tổng công suất 35.000 tấn. Toàn bộ các nhà máy chế

biến của Nam Việt đều trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, đồng bộ từ các nhà sản

xuất danh tiếng, trình độ công nghệ cao ở Nhật, Italy… Việc vận hành và quản lý được thực hiện xuyên suốt từ nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm xuất khẩu, tuân thủ chặt chẽ các chương trình kiểm soát VSATTP. Đây là thế mạnh để

NAVICO có thể giao hàng cho đối tác với số lượng lớn trong thời gian ngắn, chất lượng luôn đảm bảo và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Nam Việt còn đạt nhiều tiêu chuẩn trong và nước như HACCP, SSOP, GMP, SQF 2000QM, ISO: 9001-2000, HALAL, Global GAP, BRC, IFS…

Công ty cổ phần thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC)

Vĩnh Hoàn là một trong những doanh nghiệp cá tra có quy mô hàng đầu

Việt Nam với tổng công suất hiện tại có thể lên tới 250 tấn cá nguyên liệu/ngày, là doanh nghiệp tiên phong tại ĐBSCL đã áp dụng chương trình Green Farm

chuẩn quốc tế Aquagap và tiếp tục được chứng nhận đạt chuẩn Global GAP (thực

hành nông nghiệp tốt toàn cầu), BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất) trong năm 2010 và năm 2011. Năm 2012 Vĩnh Hoàn là doanh nghiệp thủy sản đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng nhận nuôi trồng đạt tiêu chuẩn ASC (bảo

vệ môi trường, bảo vệ xã hội, bảo đảm an sinh động vật và an toàn thực phẩm).

Hiện nước thải từ các nhà máy chế biến của Vĩnh Hoàn đã đạt tiêu chuẩn ISO

14001. Sản phẩm cá tra của Vĩnh Hoàn cũng được xuất sang những thị trường khó tính như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản.

 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (Agifish)

Từ khi thành lập đến nay, Agifish đã thực sự hội nhập với sản phẩm cá tra

chế biến, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của các nước EU, Hoa Kỳ,

Nhật Bản. Không chỉ vậy, Công ty còn được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu

sản phẩm phục vụ cộng đồng hồi giáo thế giới. Ngoài ra, Công ty đã liên kết với

các nhà sản xuất cá giống, thức ăn nuôi cá, thuốc thú y làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế; hướng dẫn cho người nuôi cá tra tại An Giang nuôi cá sạch đạt

tiêu chuẩn SQF 1.000, SQF 2000 với năng suất bình quân mỗi hộ sản xuất từ 500

tấn/năm trở lên; Đặc biệt, Agifish đang phấn đấu thực hiện quản trị chất lượng

theo tiêu chuẩn quốc tế khác như SA 8000 (quản trị trách nhiệm xã hội), OHSAS 18001 (tiêu chuẩn cho hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn); đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, minh bạch hóa về chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm quy định

về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình nuôi.

b. Sản phẩm thay thế

Hiện nay, dù mặt hàng cá tra của công ty đã được chế biến khá đa dạng, công phu và liên tục nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm mới, đa dạng nhưng

vẫn sẽ không tránh sự cạnh tranh từ sự phát triển của các sản phẩm thay thế. Vì lẽ đó, công ty luôn tìm hiểu, phân tích thị trường liên tục để có thể đưa ra những chiến lược cạnh tranh kip thời với những sản phấm ấy. Nhưng sản phẩm từ cá tra, basa của công ty hiện nay đang có nguy cơ bị thay thế bởi các sản phẩm xuất khẩu khác từ của các doanh nghiệp trong nước như: cá ngừ, cá diêu hồng, cá hồi,

tôm, mực, bạch tuộc, nhuyễn thể,… Đây là các sản phẩm đang rất được ưa

chuộng tại các thị trường nhập khẩu thủy sản lớn như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Hồng Kông…đặc biệt là thị trường Trung Đông - một thị trường đầy tiềm năng

mà công ty đang hướng đến. Trong những năm gần đây, xuất khẩu các mặt hàng

trên đang có xu hướng phát triển với giá tương đối thấp hơn so với cả tra, cá basa và ít bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn chất lượng và ATVSTP. Điều này sẽ là một

trở ngại lớn trong tương lai đối với những công ty khi xuất khẩu cá tra, basa nếu như không có chiến lược, biện pháp cụ thể cho việc đa dạng hóa mặt hàng và mở

rộng thị trường xuất khẩu.

c. Nguồn nguyên liệu và sự mặc cả của nhà cung cấp

Đối với tất cả các ngành hàng thì nguyên liệu là yếu tố hàng đầu trong việc

sản xuất, tạo ra sản phẩm. Và ngành thủy sản của Caseamex cũng thế, nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng trong khâu chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đa

phần Caseamex có thể chủ động trong khâu nguyên liệu thông qua khâu đầu tư

cho vùng nuôi chuyên biệt. Tuy nhiên, vào những thời điểm hút hàng thì công ty vẫn phải thu mua từ bên ngoài, đặc biệt là thu mua từ các tỉnh nằm trong vùng

ĐBSCL. Mặc dù vị trí công ty thuận lợi nằm trong vùng ĐBSCL nhưng công ty

vẫn phải đối mặt với thực trạng nguồn nguyên liệu không ổn định, do nguồn lợi

thủy sản cung cấp thông qua đánh hình thức đánh bắt còn nhiều hạn chế nên nguồn cung kém hiệu quả; còn đối với các hộ nuôi trồng thì lại theo tính chất mùa

vụ không diễn ra liên tục. Một vấn đề không kém phần quan trọng khi công ty thiếu hụt nguyên liệu, công ty thường phải thu gom từ nhiều nguồn khác nhau,

đôi khi không đảm bảo nguồn gốc và chất lượng của nguyên liệu đầu vào. Điều này đã gây tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của công ty dẫn đến tình

trạng trễ hợp đồng, gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Chi phí nguyên liệu là tác nhân chính quyết định giá thành sản phẩm, có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Trong trường hợp giá bán

không đổi, chi phí nguyên liệu đầu vào giảm thì lợi nhuận sẽ tăng và ngược lại. Mặc khác, ngày càng có nhiều doanh nghiệp thủy sản ra đời và tham gia vào thị

trường nguyên liệu làm dẫn đến tình trạng khan hiếm, giá nguyên liệu tăng cao.

Đối mặt với những khó khăn này, công ty đã giải quyết bằng cách ký hợp đồng

lâu dài với những nơi cung cấp nguyên liệu ở các tỉnh ĐBSCL. Bên cạnh đó,

công ty còn có những biện pháp tích cực cho từng thời điểm: kế hoạch dữ trữ

nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, mua nguyên liệu trực tiếp trên biển, chỉ thu mua

nguyên liệu từ những nhà cung cấp có uy tín, đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, công ty đã đầu tư Trung tâm giống và kỹ thuật thủy sản với tổng diện tích trên 15 ha tại

xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và liên kết đầu tư vùng nuôi

nguyên liệu khoảng 150 ha tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu

Giang, có khả năng tự cung cấp trên 80% sản lượng nguyên liệu cho nhu cầu sản

xuất của nhà máy. Vùng nuôi nguyên liệu này cung cấp khoảng từ 45.000 – 50.000 tấn nguyên liệu/năm, quy trình chăn nuôi khép kín, đảm bảo đạt chất

lượng cá tốt nhất cho xuất khẩu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về cỡ size và phần lớn

sản lượng của công ty, giúp tạo ra thị trường nguyên liệu đầu vào ổn định và đa

dạng.

d. Thị trường tiêu thụ và sự mặc cả của người mua

Thị trường tiêu thụ đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong hoạt

động xuất khẩu của công ty. Hiện nay, tại thị trường Trung Đông, công ty xuất khẩu chủ yếu qua 3 quốc gia chính đó là: Ba-ranh, UAE và Li-băng. Do phải xuất khẩu khẩu thông qua nhà phân phối, trung gian nên sản phẩm của công ty tại thị

trường hầu như mang nhãn hiệu của nhà phân phối vì thế mà thương hiệu

Caseamex đa số người tiêu dùng đều chưa được biết đến. Mặt khác, sản phẩm

chính của công ty tại Trung Đông đa phần là cá tra fillet đông lạnh, vì thế có khá nhiều doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh, dẫn đến các nhà phân phối gây sức ép

về giá, yêu cầu giảm giá hoặc đòi những ưu đãi, cung cấp thêm nhiều dịch vụ hậu

mãi; lợi thế thuộc về phía các nhà nhập khẩu khi họ nắm bắt được đầy đủ thông

tin về thị trường. Chính vì vậy, công ty cần phải tăng cường tìm kiếm thêm nhiều

đối tác mới đến từ các quốc gia Trung Đông, đồng thời tìm cách đưa sản phẩm

vào các hệ thống siêu thị lớn ở các thị trường, không lệ thuộc nhiều vào những

nhà phân phối trước đây. Đặc biệt cần quan tâm nhiều đến các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng phân phối tiêu dùng… nơi tiêu thụ cuối cùng của các sản phẩm

thủy sản, nhằm gia tăng thị phần của công ty. Theo VASEP, tình hình xuất khẩu thủy sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới tại thị trường này do nhiều nguyên nhân, trong đó, sức mua giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, điều này dẫn đến khó Caseamex sẽ phải gặp khó khăn lớn trong tương lai tại thị trường này.

Tóm lại, thi trường là một yếu tố vô cùng quan trọng cũng như tìm kiếm đối tác và giữ chân khách hàng vô cùng khó khăn nên công ty cần xác định thị trường trọng điểm, thị trường mới. Từ đó, phải tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ để có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dùng với mức giá hợp lý.

Đồng thời, đề có thể hạn chế đến mức tối đa sự tác động từ các nhà phân phối trung gian, công ty cần ra chiến lược kinh doanh phù hợp, hướng các sản phẩm

của công ty đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua ký kết hợp đồng với hệ

thống siêu thị, nhà hàng, quán ăn,...

4.4.2.3 Tỷ giá hối đoái

Trong nền kinh tế ổn định, ít có biến động thì thương mại sẽ diễn ra một

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)