Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty trong gia

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 70 - 77)

C ần Thơ, Ngày Tháng Năm

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty trong gia

CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2010-6T2013

5.1.1 Điểm mạnh

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Caseamex được cổ phần hóa từ năm 2006, sau quá trình chuyển đổi cơ cấu bộ máy tổ chức đã có khá nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu thủy sản. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển công ty đã có được những ưu thế cho mình như sau:

Bản thân là một công ty lớn nên Caseamex có khá nhiều thị trường như: châu Á, châu Âu, châu Mỹ,...Vì thế, công ty thường xuyên cập nhật thông tin thị

trường, công ty đã nhanh chóng bắt kịp nhu cầu của thị trường về chất lượng. Chính vì lẽ này, công ty đã trang bị cho mình những tài sản, cơ sở vật chất tốt nhất cho mình, điều này đã giúp công ty đạt được những thành công về các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm mang tính quốc tế khi xâm nhập vào thị trường Trung Đông như: ISO 9001 : 2000 (tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm), GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm),….và là một

trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó, có tiêu chuẩn HALAL (thực phẩm

đạt yêu cầu về thành phần và điều kiện sản xuất của người Hồi giáo). Do đó, khi công ty mở rộng và phát triển thị trường sang Trung Đông gặp khá thuận lợi trong việc đòi hỏi về tiêu chuẩn chất lượng và VSATTP và đây cũng chính là

điểm mạnh của công ty.

Ngoài ra, với công nghệ hiện đại, tiên tiến trên thế giới (với hệ thống cấp

đông IQF của Anh Quốc), Caseamex không những tạ ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn mà còn tiết kiệm được chi phí và thời gian, tăng năng suất lao động và cải thiện

đời sống cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Bên cạnh đó, công ty còn có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, cùng lực lượng công nhân lành nghề đã được đào tạo bài bản, nên công ty có thể ngăn ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro, cũng như khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng tại thị trường Trung Đông. Đây cũng là cơ sở để duy trì uy tín

ngày càng cao tại thị trường này. Ngoài ra, công ty cũng đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong trong việc xuất khẩu thủy sản, trong khi tình hình ngành thủy sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

Công ty là đơn vị kinh doanh các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, luôn tuân thủ các quy định của Hải quan, do vậy được đánh giá là đơn vị có uy tín trong việc thực hiện luật Hải quan. Từ đó, việc thông quan cho hàng hóa xuất khẩu của

công ty đa phần (chiếm trên 80%) đều được phân luồng xanh, miễn kiểm tra hàng hóa thực tế, tạo uy tín lớn đối với các đối tác.

5.1.2 Điểm yếu

Bên cạnh những mặt mạnh của công ty thì vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế sau:

Mặc dù Caseamex đã cổ phần hóa sau khi tách khỏi Cataco (năm 2006),

nhưng đến nay công ty vẫn luôn trong tình trạng thiếu vốn lưu động, vì thế, công

ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc dự trữ nguyên liệu, đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ, kênh phân phối phục vụ xuất khẩu,... Do đó, khi công ty huy động vốn bằng cách vay ngân hàng thì phải chịu một khoản chi phí lãi vay khá lớn.

Trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, công ty đã

chủ động được trên 80% nguồn nguyên liệu, nhưng vào những tháng hút hàng

như những tháng gần tết dương lịch, nhu cầu thủy sản từ khắp các thị trường của công ty đều tăng dẫn đến công ty phải thu mua nguyên liệu để đáp ứng kịp thời những lô hàng lớn. Công ty cũng gặp phải nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh về

giá với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn trong thời điểm này, tạo sự biến

động liên tục của giá nguyên liệu đầu vào.

Do đặc trưng của ngành nên đòi hỏi kho bãi và phương tiện chuyên dụng,

nên công ty đã không ngừng xây dựng và phát triển kho bãi của công ty. Tuy nhiên, mỗi khi đến mùa vụ hoặc có lượng đặt hàng lớn thì công ty phải đi thuê

các kho bảo quản, phương tiện vận chuyển bên ngoài dẫn đến chi phí tăng cao. Ngoài ra, do thị trường xuất khẩu là Trung Đông, nên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ Việt Nam đến Trung Đông là quảng đường khá xa, chi phí cao. Đặc biệt, do tình hình chính trị bất ổn tại khu vực Trung Đông làm cho các nhà nhập khẩu buộc công ty phải mua thêm một số bảo hiểm cho hàng thủy sản xuất khẩu. Do đó, công ty phải bỏ ra một số tiền khá lớn cho những chi phí này dẫn đến kém cạnh tranh so với các nước xuất khẩu thủy sản khác.

Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước ngày càng gay gắt làm cho khâu tiêu thụ mở rộng thị trường tại khu vực Trung

nên công tác nghiên cứu thông tin thị trường còn nhiều thiếu sót và hạn chế, chưa

thật am hiểu thị trường, cũng như chưa nắm được nhu cầu thật sự của khách hàng

nên chưa thật sự phản ứng kịp thời trước biến động từ thị trường.

Thực hiện các chiến lược marketing còn quá sơ sài, chưa hiệu quả, chưa được đầu tư thỏa đáng và vẫn chưa có văn phòng đại diện chính thức tại thị

trường Trung Đông để kịp thời nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác mở rộng thị

trường và giải quyết kịp thời những khó khăn khi cần thiết. Ngoài ra, đến thời

điểm này, mặc dù công ty đã xuất khẩu sang Trung Đông một thời gian nhưng

các sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng phải qua nhiều trung gian và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, dẫn đến thương hiệu của công ty đa phần người tiêu dùng không hề biết đến. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh và xuất khẩu trực tiếp không qua trung gian tại thị trường này.

Tại thị trường Trung Đông, đa phần công ty xuất khẩu dưới dạng sản phẩm

sơ chế (cá tra fillet và cá tra nguyên con), trong khi nhu cầu thị trường ngày càng cao và đa dạng, công ty chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu của người tiêu dùng, gây ra nhiều rủi ro do biến động thị trường và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của công ty.

5.1.3 Cơ hội

Nền kinh tế thị trường ở nước ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển hội nhập với nền kinh tế thế giới, điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp có thể phát huy tiềm năng một cách tối đa. Đặc biệt, công ty Caseamex cũng là một trong số các đơn vị có nhiều tâm huyết trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu càng có nhiều cơ hội để khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế, thế hiện qua các điểm sau:

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị hòa bình và ổn

định, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty sản xuất và xuất khẩu. Ngoài ra, khi gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ hội giao thương

cho hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới, tăng lợi nhuận cho công ty, đồng thời làm tăng lượng ngoại tệ thu về và làm tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia thông qua hoạt động nộp thuế.

Công ty có nhiều cơ hội thâm nhập, mở rộng thị trường thông qua các hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam-Trung Đông. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thành lập Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), điều này giúp đỡ công ty rất nhiều trong việc cập nhật thông tin thị

trường, cũng như tiếp cận thị trường thông qua các buổi hội thảo, hội chợ thương mại quốc tế,...Mặt khác, các quốc gia thuộc Trung Đông đa số là phát triển dựa vào ngành công nghiệp và dầu khí, nên sản lượng thủy sản cung cấp cho toàn khu vực chưa tới 25% nhu cầu tiêu thụ, vì thế đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Caseamex nói riêng.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thủy

sản lâu đời, do đó, nguồn nguyên liệu thủy sản thường xuyên có sẵn, không cần thông qua nhập khẩu nguyên liệu, nhờ vậy tiết kiệm được một phần chi phí cho công ty. Mặt khác, Chính phủ đã có các gói hỗ trợ về lại suất vay cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu.

Các chính sách ưu đãi về thuế nhập khẩu tại các thị trường Trung Đông như UAE, Ba-ranh,...áp dụng cho một số mặt hàng thủy sản với thuế suất trung bình là 5%, trong đó có mặt hàng cá tra,cá basa. Đây có thể nói là một thuận lợi lớn cho Caseamex trong việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu khi mở rộng thị trường

tại Trung Đông. Bên cạnh đó, so với các quốc gia khác có quy mô xuất khẩu thủy

sản thì Việt Nam có lợi thế hơn vì có nguồn lao động giá rẻ nên tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và từ đó tạo ra được nhiều ưu thế cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.

5.1.4 Thách thức

Bên cạnh việc hội nhập và mở cửa đã tạo ra nhiều cơ hội mở rộng và phát triển cho công ty thì vẫn còn không ít khó khăn và thách thức luôn tồn tại.

Các nhà đầu tư nước ngoài liên tục đổ vốn vào Việt Nam, mở ra nhiều công ty cạnh tranh thiếu lành mạnh trong ngành. Thuê mướn lao động, đặc biệt là

lao động có tay nghề với mức lương cao hơn so với mặt bằng chung trong trong nước. Bên cạnh đó, việc hội nhập cũng đã buộc công ty phải đối mặt với những

đối thủ nặng ký đến từ các quốc gia có nhiều tiềm lực thủy sản như Thái Lan, Trung Quốc, In-đô-nê-sia,... Trong khi đó, yêu cầu về chất lượng thủy sản nhập khẩu tại thị trường Trung Đông ngày càng cao, đòi hỏi công ty luôn phải cải tiến trang thiết bị sản xuất để đảm bảo được nhu cầu, cũng như chất lượng mà thị

trường đòi hỏi. Điều này làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận đáng kể cho công ty. Mặt khác, trong những thời điểm hút hàng, công ty phải mua nguyên liệu tại các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ, trong khi đó, những hộ nuôi trồng này chưa hẳn đã đảm bảo

được chất lượng mà công ty quy định và đây cũng chính là một đe dọa lớn trong việc giữ vững chất lượng của công ty. Ngoài ra, các truyền thống phức tạp của người tiêu dùng là trở ngại lớn nhất đối với công ty khi thâm nhập vào thị trường.

5.2 MA TRẬN SWOT Bảng 5.1: Ma trận SWOT S W O T Điểm mạnh (Strengths)

1. Ban quản lý giàu kinh nghiệm, cùng đội ngũ nhân viên lành nghề.

2. Sản phẩm chất lượng cao, đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế.

3. Công ty đặt trong vùng trung tâm của ĐBSCL.

4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại.

5. Công ty có độ tin cậy cao.

Điểm yếu (Weaknesses)

1. Chưa thật sự chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu.

2. Chưa xây dựng được thương hiệu tại Trung Đông

3. Hoạt động marketing còn sơ sài, kém hiệu quả.

4. Chưa chủ động được các nguồn vốn lưu động.

5. Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế.

6. Sản phẩm thiếu đa dạng.

Cơ hội (Opportunities)

1. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Trung Đông ngày càng phát triển. 2. Nhu cầu thủy sản tại thị trường này càng ngày càng tăng cao.

3. Chính sách ưu đãi nhập khẩu từ thị trường. 4. Chính sách hổ trợ từ Chính phủ.

5. Nhân công giá rẽ và lành nghề. Giải pháp SO (S1,S3,S4+O2,O4) => Giải pháp cải tiến sản phẩm. (S2,S5+O1,O3) => Giải pháp phát triển thị trường. Giải pháp WO (W2,W3+O1,O2,O3)

=> Giải pháp xây dựng thương hiệu

sản phẩm.

(W4+O4,O6)

=> Giải pháp sử dụng nguồn vốn. (W5,W6 +O4)

=> Giải pháp nghiên cứu thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. Thách thức (Threats) 1. Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều. 2. Yêu cần từ thị trường ngày càng khắc khe. 3. Tính thời vụ của nguyên liệu đầu vào. 4. Phong tục phức tạp từ thị trường. Giải pháp ST (S2,S5+T1) => Giải pháp giữ chân khách hàng cũ, mở rộng khách hàng mới. (S2,S4+T2) => Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. (S1,S3,S4+T3) => Ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào (S1+T4) => Giải pháp nghiên cứu thị trường.

Giải pháp WT (W2,W3+T1)

=> Giải pháp markeing xây dựng

thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh. (W1,W4+T2,T3)

=> Giải pháp liên kết công ty với hộ

nuôi trồng.

(W5,W6+T4)

=> Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm.

Qua bảng ma trận SWOT, dựa vào việc tận dụng những cơ hội cùng với các điểm mạnh của công ty để khắc phục những điểm yếu và giảm khả năng bị

chi phối từ các yếu tố tố bên ngoài...

Giải pháp SO nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty:

Với đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm, cùng đội ngũ nhân viên lành nghề

có tinh thần trách nhiệm cao, cùng cơ sở vật chất hiện đại, lại nằm trong khu vực trung tâm của ĐBSCL, kết hợp với các cơ hội được ưu đãi từ thị trường Trung

Đông và nhu cầu thủy sản tại thị trường này ngày càng tăng cao thì công ty cần có chiến lược cải tiến sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm theo hướng tạo ra nhiều

sản phẩm có giá trị gia tăng cao để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty, mặt khác cũng tạo cho người tiêu dùng cảm giác thoải mái khi có nhiều sự lựa chọn mặt hàng.

Bên cạnh đó, cùng thế mạnh về sản phẩm đạt nhiều tiêu chuẩn quốc tế và

chất lượng cao (HACCP, ISO 9001 : 2000, HALAL,...) và có đã tạo dựng được uy tín trên trường quốc tế, công ty cần tận dụng cơ hội mở rộng và phát triển thị

trường trong thời điểm quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Trung Đông ngày càng phát triển. Ngoài ra, với các chính sách hỗ trợ từ chính phủ, công ty nên tích cực tham gia các kỳ hội chợ, tìm kiếm thêm đối tác mới tại khu vực Trung Đông.

Giải pháp ST nhằm xác định những điểm mạnh của công ty để hạn chế những thách thức từ các nguy cơ bên ngoài của công ty:

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu trong và ngoài nước, công ty cần tận dụng các ưu điểm về cơ sở vật chất hiện đại, cùng uy tín của mình trên trường quốc tế để giữ chân khách hàng cũ

nhằm ổn định thị phần và doanh số của công ty, ngoài ra cần phải mở rộng thị

trường ra toàn khu vực Trung Đông, tìm kiếm thêm khách hàng mới để giảm thiểu rủi ro và tăng thêm doanh thu, cũng như lợi nhuận cho công ty.

Bên cạnh đó, mặc dù sản phẩm của công ty đã có nhiều chứng nhận về

chất lượng, cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng công ty vẫn phải luôn giữ

vững uy tín cũng như chất lượng sản phẩm của công ty mình để có thể đáp ứng những yêu cầu về chất lượng do thị trường xuất khẩu đưa ra. Công ty cần đầu tư,

cải tiến máy móc liên tục để sản phẩm xuất khẩu có thể đạt tiêu chuẩn tuyệt đối trong xu hướng thị trường ngày càng khắc khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhập khẩu.

thế của mình như: công ty đặt tại trung tâm của ĐBSCL dồi dào mặt hàng thủy

sản, bản quản lý có kinh nghiệm, cùng cơ sở vật chất hiện đại để công ty có thể

kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách tuyệt đối và có biện pháp ổn định nguồn nguyên liệu của công ty, phục vụ tốt cho sản xuất trong giai đoạn này.

Ngoài ra, với các kinh nghiệm dày dặn trên thương trường, công ty cần

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)