C ần Thơ, Ngày Tháng Năm
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
6/2013
Với tình hình kinh tế trong và ngoài nước luôn biến đổi liên tục đã góp phần ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong suốt
thời gian qua. Do đó, để có được cái nhìn toàn diện về vấn đề này ta cần phân tích sâu vào các khoản doanh thu, chi phí, lợi nhuận để qua đó đề xuất giải pháp giúp công ty phát triển tốt hơn trong thời gian tới thông qua 2 bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012 và bảng báo cáo kết
Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2011 so với 2010 Chênh lệch 2012 so với 2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 645.110 943.647 721.978 298.537 46,28 (221.669) (23,49) Tổng chi phí 629.924 896.153 720.314 266.229 42,26 (175.839) (19,62)
Tổng lợi nhuận trước thuế 15.186 47.494 1.664 32.308 212,75 (45.830) (96,50)
Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6T2013 so với 6T2012 Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Giá trị Tỉ lệ (%) Tổng doanh thu 294.461 280.694 (13.767) (4,68) Tổng chi phí 289.765 274.230 (15.536) (5,36)
Tổng lợi nhuận trước thuế 4.696 6.464 1.769 37,68
Qua 2 bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty có thể thấy trong thời gian qua công ty liên tục có nhiều biến động, trước tiên là tổng doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010-6/2013 có nhiều sự biến động rõ nét. Trong
năm 2010, tình hình kinh doanh của công ty được đánh giá có hiệu quả hơn so với năm trước với tổng doanh thu đạt 645.110 triệu đồng. Đến năm 2011, nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn rất nhiều sóng gió đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bên cạnh đó ngày 1/12/2010, ngành thủy sản Việt Nam phải đối mặt với một trở ngại lớn khi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đưa tên cá tra vào "danh sách đỏ" trong Cẩm nang Hướng dẫn tiêu dùng thủy sản tại một số quốc gia châu Âu [Nguồn: www.vasep.com.vn]; Ngoài ra, còn phải đối mặt với những thách thức đến từ nền kinh tế trong như tác động lãi vay ngân hàng, biến động tỷ
giá, nguồn cung nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu,... Bên cạnh những khó
khăn, ngành thủy sản Việt Nam trong năm 2011 cũng đã gặp được một số điều kiện thuận lợi như giá các loại thủy sản tăng đến mức kỷ lục và tình hình thiên tai, lũ lụt tại các thị trường cạnh tranh như Thái Lan, Philippin,... đã làm cho nhu cầu tiêu dùng từ các thị trường nhập khẩu cầu vượt quá cung...Ngoài ra, vào cuối
năm 2010, cá tra Việt Nam được liệt vào danh mục phát triển bền vững sau vụ cá
tra Việt Nam bị liệt vào danh sách đỏ. Tận dụng cơ hội này, công ty Caseamex đã thể hiện sự bức phá, năng động và quyết liệt của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là trong năm 2011, tổng doanh thu của công ty đạt ngưỡng 943.647 triệu đồng, tăng 46,28% so với năm 2010, đây là cột mốc quan trọng
đánh dấu sự thành công trong con đường phát triển của công ty Caseamex và đây cũng chính là một yếu tố góp phần thành công cho chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong chặn đường 2011-2020. Năm 2012, toàn bộ cán bộ quản lý và
công nhân viên công ty đã nổ lực không ngừng trong tình trạng phải đối mặt với những khó khăn và đầy thử thách mà công ty gặp phải đó là dịch bệnh, khí hậu không thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, cùng sự cạnh tranh gay gắt ở thị trường nhập khẩu truyền thống, đồng thời các rào cảng thương mại ngày càng gia tăng đã dẫn đến tình trạng hàng loạt các công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải đối đầu với nguy cơ phá sản và điều này cũng đã tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động của công ty, cụ thể tổng doanh thu của công ty Caseamex
năm 2012 chỉ đạt 721.978 triệu đồng giảm đáng kể so với năm 2011 (giảm 23,49% so với năm 2011). Năm 2013 được dự báo là một năm đầy thách thức đối với ngành thủy sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu thủy sản của công ty nói riêng, thực tế cũng đã cho thấy điều đó khi 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu
của công ty chỉ đạt 280.694 triệu đồng, giảm 4,68% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm ấy đó là các rào cản kỹ thuật và thuế
quan tại thị trường nhập khẩu chủ lực như thuế chống bán phá giá cá tra, thuế
chống trợ cấp tôm tại Hoa Kỳ đã khiến cho Caseamex gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh việc phân tích tổng doanh thu xuất khẩu của công ty thì chi phí là yếu tố không kém phần quan trọng trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty. Năm 2010, các hoạt động tài đầu tư tài chính của công ty bị cắt giảm làm cho doanh thu tài chính giảm đáng kể, mặc khác các khoản chi phí lại đều
tăng cao. Cụ thể, chi phí tài chính lên đến 41.429 triệu đồng, đây là chi phí cao nhất trong 3 năm, chi phí quản lý doanh nghiệp là 10.012 triệu đồng và chi phí bán hàng là 55.730 triệu đồng năm 2010. Điều này đã dẫn đến tổng chi phí trong
năm của công ty lên đến 629.924 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các chi phí tăng lên đột biến chủ yếu là do các khoản phát sinh thêm về giá nguyên liệu đầu vào, tình hình biến động từ lãi vay ngân hàng. Bên cạnh đó, các chi phí
đóng gói, vận chuyển, quảng cáo sản phẩm đều tăng cao do hoạt động mở rộng
thị trường xuất khẩu sang Trung Đông, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho các khoản chi phí của công ty tăng đáng kể trong năm
2010. Năm 2011, các khoản doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đáng kể,
cũng chính điều này đã dẫn đến chi phí cũng đội lên theo. Cụ thể, chi phí bán
hàng lên đến 72.492 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp lên đến 15.615 triệu đồng tăng lần lượt là 30,08% và 55,96% so với năm 2010. Mặc dù trong
năm 2011 được đánh giá là năm khá thành công của ngành thủy sản Việt Nam nói
chung và công ty Caseamex nói riêng, nhưng bên cạnh những thành công ấy vẫn
tồn tại những vấn đề nan giải như thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào do diện
tích nuôi cá tra, cá basa của các hộ nông dân giảm, mặt khác lại phải chịu tác động từ việc mở rộng thị trường. Ngoài ra, công ty còn phải đối mặt với những
thử thách đến từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, đây cũng chính là những nguyên dẫn đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng
cao. Cũng trong năm 2011, các khoản lãi vay có sự giảm nhẹ so với năm 2010,
chính điều này đã kéo theo chi phí tài chính của công ty giảm 11,60% so với năm
2010 với giá trị 36.623 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến, tổng chi phí của công ty
trong năm 2011 lên đến 869.153 triệu đồng, tăng 42,26% so với năm 2010. Năm
2012 thực sự là năm hết sức khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Caseamex vì thế không chỉ riêng với Caseamex, hầu hết các công ty xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đa số đều thu hẹp quy mô sản xuất, do
lần lượt là 26,50%, 9,13% và 62,4% so với năm 2011, cụ thể chi phí tài chính là 26.918 triệu đồng, chi phí bán hàng là 65.873 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ vào khoảng 5.872 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến tổng chi phí trong
năm 2012 của công ty chỉ ở mức 720.314 triệu đồng, giảm 19,62% so với năm
2011. Với các dự báo trước từ các chuyên gia trong năm 2013, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn trong tình trạng khó khăn về nhiều mặt đối với các công ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Vì thế tình trạng cắt giảm các chi phí của Caseamex vẫn tiếp tục tái diễn, dẫn đến tình trạng trong 6 tháng đầu năm 2013, các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đều đồng loạt giảm lần lượt 36,83%, 19,74%, 19,83% so với cùng kỳ năm trước, theo đó chi phi tài chính
chỉ vào khoảng 8.522 triệu đồng, chi phí bán hàng là 21.583 triệu đồng và chi phí
quản lý doanh nghiệp chỉ còn 2.495 triệu đồng. Điều này đã dẫn đến tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 chỉ ở mức 274.230 triệu đồng, giảm 5,36% so với cùng kỳ năm 2012.
Có thể thấy doanh thu và chi phí là 2 yếu tố quan trọng góp phần quyết
định làm tăng lợi nhuận và đem sự thành công hay thất bại của công ty. Do tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn cùng những chính sách bảo hộ của thị
trường nước ngoài, hoạt động kinh doanh của công ty cũng bị nhiều ảnh hưởng. Vì thế trong năm 2010, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty có phần giảm sút,
cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ đạt 15.186 triệu đồng. Năm 2011 ghi nhận dấu ấn tăng trưởng khá rõ nét của Caseamex trên chặng đường phát triển, thể hiện sự năng động, sáng tạo và quyết liệt của toàn bộ nhân viên trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế của công ty
đạt 47.494 triệu đồng, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2010, Caseamex đạt được kết quả khả quan như vầy là do trong năm 2011 thị trường nhập khẩu của
Caseamex được mở rộng, doanh thu bán hàng của công ty tăng cao. Trong năm
2012 là năm có khá nhiều sự kiện bất lợi cho Caseamex trong bối cảnh rào cản
thương mại được dựng lên tại nhiều thị trường nhập khẩu, khủng hoảng kinh tế
khu vực EU và các khó khăn trong nước tác động như giá vật tư tăng cao, giá nguyên liệu không ổn định, tình trạng thiếu vốn vẫn thường xuyên xảy ra, lãi suất vốn vay vẫn còn ở mức cao và sự cạnh tranh thiếu lành mạnh ở một số doanh nghiệp,...đã làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của công ty Caseamex trong năm
2012 giảm trầm trọng, chỉ ở mức 1.664 triệu đồng, giảm đến 96,50% so với năm
2011. Tuy nhiên, khi đối mặt với những khó khăn trên, đã có nhiều doanh nghiệp thua lỗ, phá sản nhưng Caseamex vẫn có thể duy trì mức lợi nhuận dương, đây cũng là một kết quả khả quan và đáng khích lệ cho Caseamex. Với sự không
ngừng nổ lực của toàn thể nhân viên, Caseamex đã từng bước chủ động tự tìm kiếm thị trường, quảng bá thương hiệu, nâng cao công nghệ chế biến để nâng cao
chất lượng sản phẩm. Đến hết 6 tháng năm 2013, dù doanh thu có phần giảm hơn
so với cùng kỳ năm trước nhưng do có kinh nghiệm trong việc cắt giảm chi phí
cho những khâu không cần thiết mà tổng lợi nhuận trước thuế của công ty dần
dần có bước khả quan khi đạt 6.464 triệu đồng, tăng 37,68% so với cùng kỳ năm
2012.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex từ năm
2010-6/2013, ta thấy mặc dù Caseamex có nhiều sự thăng trầm nhưng nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hàng năm đều có lợi nhuận, đặc biệt là sự gia tăng vượt bậc trong năm 2011. Đạt được những thành tích nêu trên là do
công ty đã xác định và giải quyết kịp thời những khó khăn đảm bảo cho bước
phát triển trước mắt cũng như lâu dài. Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty đã xây dựng
được sự đoàn kết, nhất trí của các nhân viên trong công ty; đổi mới công tác quản lý từ văn phòng công ty cho đến các tổ sản xuất với mục tiêu nhanh gọn, đảm bảo chất lượng, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao; quan tâm đúng mức công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất cả từ cán bộ lãnh đạo, quản lý và đội ngũ công nhân
lành nghề, quan tâm việc tuyển dụng công nhân đầu vào có trình độ và chất lượng
cao trong làm việc. Mặt khác, công ty đã xác định cạnh tranh để tồn tại và trưởng
thành, công ty luôn tạo uy tín và giữ chữ tín với khách hàng nên lượng khách
hàng luôn ổn định và phối hợp tốt trong quan hệ cung cấp và tiêu thụ, đó là cơ sở để công ty sản xuất ổn định và phát triển. Với kết quả hoạt động kinh doanh trong
thời gian qua đã thể hiện sự nổ lực của công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đưa công ty Caseamex trở thành một trong những công ty phát triển
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU THỦY SẢN
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) 4.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN 2010-6T2013
Trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến hết 6 tháng đầu năm 2013, kim
ngạch và sản lượng xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới của Caseamex biến động liên tục. Đặc biệt, là thị trường Trung Đông - một trong những thị
trường còn khá mới mẽ và ẩn chứa nhiều tiềm năng cho công ty. Những biến
động về thị trường, cũng như kim ngạch và sản lượng xuất khẩu được thể hiện khá rõ qua bảng sau:
Bảng 4.1: Cơ cấu thị trường xuất khẩu theo kim ngạch và sản lượng của công ty Caseamex giai đoạn 2010-6T2013
Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Caseamex
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2013
Thị trường Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Sản lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Trung Đông 1.441,1 10,8 2.562,7 8,5 1.235,5 7,7 2.681,7 6,5 304,1 2,5 627,2 2,0 50,0 0,6 80,9 0,4 Khác 11.928,2 89,2 27.654,8 91,5 14.821,8 92,3 38.265,9 93,5 11.830,3 97,5 30.165,0 98,0 7.858,9 99,4 22.074,5 99,6 Tổng 13.369,3 100 30.217,5 100 16.057,3 100 40.947,6 100 12.134,4 100 30.792,2 100 7.908,9 100 22.155,4 100
Thị trường Trung Đông
Trong những năm gần đây, Trung Đông nổi lên như một thị trường mới đầy tiềm năng đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam bởi nhu cầu và khả năng
thanh toán của họ rất cao. Khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào nhiều nước trong khu vực này đều tăng trưởng trong mỗi năm. Nắm bắt thời cơ và cơ
hội hội trước mắt, năm 2010, Caseamex đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang
Trung Đông để tìm hướng đi mới cho mình. Cụ thể trong năm 2010, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này đạt kết quả khá ấn tượng với sản lượng xuất khẩu đạt 1.441,1 tấn, chiếm tỷ trọng 10,8% và kim ngạch xuất khẩu đạt 2.562,7 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 8,5%. Có sự chênh lệch về tỷ trọng
sản lượng xuất khẩu và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này là do giá xuất khẩu tại thị trường này rẽ hơn từ 0,1 đến 0,3 USD/kg so với giá xuất khẩu tại các thị trường châu Âu và châu Mỹ. Đến năm 2011, chịu các tác động xấu về
chính trị khu vực đã làm giảm rõ rệt tỷ trọng về sản lượng, cũng như kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường này. Tuy nhiên, sản lượng và kim ngạch