Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 52 - 55)

C ần Thơ, Ngày Tháng Năm

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường xuất khẩu

với cá tra fillet loại 1, mặt hàng cá tra nguyên con và các mặt hàng khác lại có xu hướng giảm, cụ thể cá tra nguyên con và các mặt hàng khác lần lượt chiếm 15,74% và 6,31% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của công ty, theo đó trong năm 2012 cá tra nguyên con và các mặt hàng khác lần lượt giảm 8,58% và 1,8% so với năm

2011. Bên cạnh đó, cá tra fillet loại 2 là mặt hàng ít có sự dao động nhẹ với biên

độ chưa đến 1% và trong năm 2012 mặt hàng này chiếm tỷ trọng 29,02% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty.

Năm 2013 là một năm được dự báo là năm đầy sóng gió từ khâu nguyên liệu đến xuất khẩu, hơn thế nữa 6 tháng đầu năm 2013 thị trường xuất khẩu của công ty tại Trung Đông tiếp tục bị thu hẹp vì thế chính thói quen tiêu dùng của người dân tại thị trường này là yếu tố quyết định then chốt về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty. Theo đó, công ty chỉ tập trung vào 3 mặt hàng chính là cá tra fillet loại 1, cá tra fillet loại 2 và cá tra nguyên con, cụ thể cá tra fillet loại 1 chiếm đến 57,80% tỷ trọng giá trị xuất khẩu, tăng 8,87% so với năm 2012; mặt hàng cá tra fillet loại 2 chiếm 30,65% trong tổng số 100% giá trị xuất khẩu của công ty từ thị trường này, tăng 1,63% so với năm 2012. Bên cạnh đó, mặt hàng cá tra nguyên con lại giảm 4,19% so với năm 2012 và chỉ chiếm 11,55% tỷ trọng giá

trị xuất khẩu của công ty từ thị trường này.

Tóm lại, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty Caseamex tại thị trường

Trung Đông trong giai đoạn từ 2010 - 6T2013 luôn có sự biến đổi liên tục và có xu hướng tăng tỷ trọng 2 loại mặt hàng cá tra fillet loại 1 và cá tra fillet loại 2,

đồng thời giảm tỷ trọng 2 loại mặt hàng cá tra nguyên con và các mặt hàng khác

trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của công ty. Tuy Trung Đông là một thị trường khá mới mẽ và tràn đầy tiềm năng cho công ty, nhưng để có được thị trường ổn định và lâu dài, Caseamex cần đề ra những chiến lược nhằm tăng sản lượng xuất khẩu

sang Trung Đông như tìm kiếm đối tác mới, tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,...

4.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường xuất khẩu khẩu

Từ trước đến nay, Trung Đông được biết đến là một trong những khu vực

phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp dầu khí nên các ngành khác thường kém phát triển, trong đó có ngành thủy sản. Theo các chuyên gia cho biết ngành thủy

khoảng 25% cho đất nước mình. Nhận thấy được nhiều cơ hội từ thị trường này,

Caseamex đã không bỏ qua thời cơ và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình

sang Trung Đông.

Bảng 4.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty Caseamex tại Trung Đông

giai đoạn 2010-6T2013

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T2013 Quốc gia Sản lượng (Tấn) Kim ngạch (Nghìn USD) Sản lượng (Tấn) Kim ngạch (Nghìn USD) Sản lượng (Tấn) Kim ngạch (Nghìn USD) Sản lượng (Tấn) Kim ngạch (Nghìn USD) I-xra-en - - 24,00 68,16 - - - - Cô-oét - - 25,00 47,05 - - - - UAE 700,91 1.255,52 890,27 1.915,03 200,92 432,65 - - Ả-rập Xê-út 222,55 399,00 - - - - - - Xy-ri 444,65 789,07 - - - - - - Ba-ranh 72,99 119,07 75,00 146,85 100,00 185,71 50,00 80,95 Thổ Nhĩ Kỳ - - 96,34 255,04 - - - - Ô-man - - 25,50 23,68 - - - Li-băng - - 99,36 225,92 3,19 8,88 - - Tổng 1.441,10 2.562,66 1.235,47 2.681,73 304,11 627,24 50,00 80,95

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Caseamex

Năm 2010 đánh dấu sự mở đầu đầy thuận lợi của chiến lược mở rộng thị

trường xuất khẩu của công ty sang Trung Đông, với 4 thị trường: Các Tiểu vương

quốc Ả rập Thống nhất (UAE), Ả-rập Xê-út, Xy-ri và Ba-ranh. Trong đó, UAE là

thị trường nhập khẩu lớn nhất với tổng kim ngạch lên đến 1.255 nghìn USD, kế đến là Xy-ri và A-rập Xê-út với kim ngạch lần lượt là 789,07 nghìn USD và 399,00 nghìn USD; cuối cùng là Ba-ranh với tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị

trường này là 119,07 nghìn USD. Đến năm 2011, với những sự nổ lực của toàn thể công ty trong việc mở rộng thị trường tại Trung Đông, Caseamex đã mở rộng

thị trường xuất khẩu của mình lên đến 7 quốc gia trong khu vực 15 quốc gia

Trung Đông. Cụ thể, trong năm 2011, Caseamex đã xuất khẩu sang: I-xra-en, Cô- oét, UAE, Ba-ranh, Thổ Nhĩ Kỳ, Ô-man và Li-Băng. Trong đó, UAE vẫn là quốc gia dẫn đầu về sản lượng cũng như kim ngạch nhập khẩu của công ty với tổng sản lượng nhập khẩu lên đến 890,27 tấn, tương đương với 1.915 nghìn USD về kim

ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó, I-xra-en là quốc gia có sản lượng nhập khẩu thấp nhất, chỉ với khoảng 24,00 tấn nhưng trái lại, Ô-man lại là quốc gia có kim ngạch

về kim ngạch và sản lượng nhập khẩu giữa Ô-man và I-xra-en là do Ô-man chủ

yếu nhập khẩu các mặt hàng giá rẻ, còn I-xra-en nhập khẩu các mặt hàng có giá

trị cao như cá tra tẩm bột, cá tra fillet cuộn, cá tra xiên que,...Tuy trong năm 2011,

Caseamex đã mở rộng được thêm nhiều thị trường tại khu vực Trung Đông,

nhưng do tình hình chính trị diễn biến phức tạp tại Xy-ri và Ả-rập Xê-út đã làm cho công ty hạn chế và không xuất khẩu sang 2 thị trường này. Năm 2012, tình hình chính trị khu vực Trung Đông vẫn chưa lắng động dẫn đến các thị trường bị giảm trong năm 2011 vẫn chưa được phục hồi. Bên cạnh đó, các khó khăn từ

trong nước như dịch bệnh, giá đầu vào chưa thật sự ổn định, nguồn nguyên liệu thiếu thốn,... đã dẫn đến tình trạng công ty phải thu hẹp quy mô hoạt động. Ngoài ra, công ty chọn biện pháp an toàn là xuất khẩu đến những thị trường truyền thống như EU, Châu Á và Mỹ thay vì chọn biện pháp tiếp tục mở rộng quy mô

sang Trung Đông. Điều này đã dẫn đến kết quả trong năm 2012, công ty chỉ xuất khẩu sang 3 quốc gia trong tổng số 15 quốc gia thuộc khu vực Trung Đông: UAE, Ba-ranh và Li-băng. Trong đó, mặc dù có giảm về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tại khu vực Trung Đông nhưng UAE vẫn là quốc gia dẫn đầu về kim ngạch,

cũng như là sản lượng nhập khẩu từ Caseamex với tổng sản lượng nhập khẩu là 200,92 tấn, đạt 432,65 nghìn USD về kim ngạch; Ngoài ra, Li-băng là quốc gia có

sản lượng và kim ngạch nhập khẩu thấp nhất trong năm 2012, đây cũng chính là

năm có kim ngạch và sản lượng xuất khẩu thấp nhất của Caseamex trong suốt giai

đoạn 2010-2012. Đến hết tháng 6 năm 2013, tình hình nắng nóng và hay thay đổi bất thường đã dẫn đến dịch bệnh diễn biến phức tạp, ngoài ra diện tích nuôi trồng

thủy sản của người dân đã bị thu hẹp khá nhiều do thiếu vốn và đầu ra không ổn

định, bấp bênh về giá cả. Những thách thức ấy không chỉ riêng Caseamex mà còn gây áp lực với tất cả doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, do đó Caseamex

đã cắt giảm một số chi phí không cần thiết, thu hep quy mô và điều này đã dẫn

đến trong 6 tháng năm 2013, công ty chỉ xuất khẩu sang một thị trường duy nhất

tại khu vực Trung Đông, đó là Ba-ranh với kim ngạch và sản lượng xuất khẩu lần lượt là 80,95 nghìn USD và 50,00 tấn.

Nhìn chung trong suốt giai đoạn từ 2010 - 6T2013, kim ngạch xuất khẩu

của công ty sang các thị trường biến động liên tục qua các năm và hiện đang có xu hướng tụt hậu so với năm 2011. Chính vì thế công ty cần có những chiến lược, biện pháp cụ thể để tiếp tục duy trì và phát triển tốc độ xuất khẩu sang thị trường

Trung Đông trong thời gian tới, đồng thời cần tìm hiểu thông tin sâu sắc hơn về thị trường này và mở rộng xuất khẩu trong khu vực Trung Đông với nhiều đối tác mới đến từ các quốc gia khác nhau trong khu vực.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)