Nhân tố môi trường vi mô

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 59 - 63)

C ần Thơ, Ngày Tháng Năm

4.4.1Nhân tố môi trường vi mô

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.4.1Nhân tố môi trường vi mô

4.4.1.1 Nguồn nhân lực

Đối với các doanh nghiệp, lao động là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong quá quá trình hình thành và phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp đều có những chính sách đãi ngộ, quan tâm và thu hút nhân tài về doanh nghiệp mình. Và Caseamex cũng thế,

đối với công ty việc thu hút và giữ vững nhân tài luôn là chính sách hàng đầu công ty. Vì lẽ đó, công ty rất chú trọng trong việc tuyển dụng cũng như nâng cao

trình độ chuyên từ cấp quản lý đến công nhân trực tiếp sản xuất. Nhờ những chính sách ưu ái đối với từng cán bộ, từng nhân viên trong mỗi bộ phận của công ty, tính đến thời điểm tháng 6 năm 2013, công ty đã thu hút hơn 1.270 lao động từ

cấp quản lý đến lao động trực tiếp với nhiều trình độ khác nhau.

Bảng 4.7: Tình hình nhân sự của công ty Caseamex năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2012 Tháng 06/2013 Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Trình độ đại học 134 9,90 150 11,78 Trình độ trung cấp Và cao đẳng 121 8,93 142 11,16 Trình độ sơ cấp

Và công nhân kỹ thuật

1.099 81,17 981 77,06

Tổng 1.354 100,00 1.273 100,00

Nguồn: Phòng nhân sự công ty Caseamex, năm 2012-6T/2013

Có thể thấy công ty có nguồn nhân lực dồi giàu với đội ngũ lao động chuyên môn cao và có tay nghề, điều này đã đã góp phần tạo ra lợi thế của công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đây cũng là một điểm mạnh để có thể đứng vững và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

doanh do nhiều yếu tố tác động và phải cắt giảm nguồn nhân lực từ 1.354 người

năm 2012 xuống còn 1.273 người trong 6 tháng đầu năm 2013, giảm 82 người,

nhưng công ty vẫn chú trọng và bồi dưỡng những nhân viên có tay nghề cao thông qua sự chuyển đổi cơ cấu lao động theo trình độ. Cụ thể, trong năm 2012 nhân viên có trình độ đại học, trình độ trung cấp và cao đẳng lần lượt chiếm 9,90% và 8,93% trong tổng cơ cấu lao động, nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ

lệ này đã tăng lên lần lượt là 11,78% và 11,16%. Theo đó, nhân viên có trình độ đại học, nhân viên có trình độ trung cấp và cao đẳng trong 6 tháng đầu năm 2013

tăng lần lượt 1,88% và 2,23% so với năm 2012; Ngược lại với nhân viên có trình

độ cao, công ty đã cắt giảm một lượng nhân sự khá rõ nét, trong khi năm 2012 tỷ

lệ nhân viên có trình độ sơ cấp và công nhân chiếm đến 81,17% thì trong 6 tháng

đầu năm 2013, tỷ lệ này chỉ còn 77,06%, giảm 4,11% so với năm 2012.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, nếu phân theo trình độ chuyên môn thì nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm gần 23%, đây là thành phần công nhân viên văn phòng, là bộ phận đầu não, điều hành công ty, có những

quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty trong tương lai. Đây là lực lượng tiên phong trong mọi phong trào thi đua sản xuất, lực lượng nồng cốt trong ban lãnh đạo của công ty, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ

thuật mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Số còn lại là các nhân viên có trình

độ sơ cấp nghề (công nhân kỹ thuật) và công nhân, tuy hiện nay tỷ lệ này đã giảm so với năm 2012 nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá cao (77,06%), chủ yếu là lao

động phổ thông, lao động nữ làm theo hợp đồng ngắn hạn hoặc thời vụ và hưởng lương theo sản phẩm.

Từ những phân tích trên cho thấy, Caseamex là công ty luôn chú trọng và

quan tâm đặc biệt với đội ngũ nhân sự trong công ty, chính vì lẽ đó công ty luôn

đặt ra chỉ tiêu là những nhân viên làm ở các phòng ban phải có trình độ thấp nhất là hệ trung cấp và cao đẳng trở lên, còn những công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm thì phải được qua quá trình đào tạo và huấn luyện kỹ càng để có thể đáp

ứng nhu cầu công việc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

4.4.1.2 Vốn, cơ sở vật chất và công ngh

Trong suốt giai đoạn từ 2010-6T2013, tình hình kinh tế thế giới và trong

nước vẫn còn nhiều biến động và khủng hoảng, điều này đã tác động không nhỏ đến việc kinh doanh của công ty. Mặc dù đã được cổ phần hóa từ năm 2006 nhưng đến nay công ty vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Do công ty phải thường xuyên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nên hầu hết các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoản vay là ngắn hạn. Trong khi đó, tình hình lãi vay ngân hàng trong những

năm gần đây tăng giảm không ổn định đã tạo ra gánh nặng về chi lãi vay, giảm lợi nhuận của công ty và hạn chế khả năng mở rộng quy mô do không đủ vốn. Mặc

dù từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số

09/2013/TT-NHNN (ngày 25 tháng 3 năm 2013): "Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tối đa là 11%/năm" nhưng các doanh nghiệp lại khó tiếp cận được nguồn vốn này do các yêu cầu khắt khe của các ngân hàng. Hơn nữa sau vụ

vỡ nợ công của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An-Bianfishco trong năm 2012 làm cho các ngân hàng lại càng dè dặt và quy định nghiêm ngặt hơn khi cho các doanh nghiệp đi vay. Tuy nhiên, công ty vẫn cố gắng đảm bảo đủ nguồn vốn cho

hoạt động sản xuất bằng cách ký kết các hợp đồng vay theo hạn mức với các ngân

hàng, lãi suất theo thỏa thuận. Bên cạnh đó công ty cũng tăng cường huy động

vốn thông qua phát hành thêm cổ phiếu mới, gần đây nhất là vào 25 tháng 8 năm

2012 và trong những tháng cuối năm 2013 công ty cũng đang có kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu, nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển của công ty.

Ngoài yếu tố về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ cũng đóng vai

trò quan trọng, quy mô kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào yếu tố như: kho, mặt

bằng kinh doanh, trang bị máy móc, kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở…Với cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hiện đại, công ty có thể tạo ra

các sản phẩm mới, chất lượng cao giá thành tương đối thấp; đảm bảo ổn định về tính năng, công suất trong quá trình sản xuất lâu dài. Để có thể phục vụ tốt cho

việc sản xuất sản phẩm, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công ty đã tập trung đầu tư máy móc, trang thiết bị phù hợp. Hiện nay công ty đang sử hữu hệ

thống máy móc sản xuất đồng bộ với số lượng dây chuyền, hệ thống làm lạnh

hiện đại và có công suất cao. Cụ thể trong năm 2010, công ty đã đầu tư mở rộng quy trình công nghệ sản xuất mới hoàn toàn với ba quy trình chế biến cá fillet

đông lạnh, quy trình sản xuất fillet tẩm bột, quy trình chế biến tôm tẩm bột nâng công suất hoạt động của nhà máy lên 37.300 tấn sản phẩm/năm.

4.4.1.3 Chất lượng sản phẩm

Với tiêu chí xây dựng hình ảnh thương hiệu và uy tín tại thị trường Trung

Đông, Caseamex ngày càng quan tâm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu tại thị trường này. Mặc dù Caseamex là một trong những doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn BRC 2005 trong lĩnh vực chế biến cá da trơn ở cấp độ A, IFS, HACCP, GMP, ISO 9001:2000, SQF 2000 (tiêu chuẩn

nhưng hàng năm Caseamex vẫn phấn đấu đạt được các điểm đánh giá cao trong

các kỳ kiểm tra điều kiện sản xuất của các hệ thống phân phối như Cysco (Mỹ), Youngs (Anh). Đặc biệt là tiêu chuẩn HALAL chứng nhận thực phẩm dành cho người hồi giáo, do đó, công ty có thể đáp ứng được các đơn hàng với số lượng

lớn, đảm bảo về mặt chất lượng theo yêu cầu tại thị trường Trung Đông. Để quản

lý tốt chất lượng, công ty đã tổ chức kiểm tra quản lý từ khâu thu mua nguyên liệu, sản xuất đến khi sản phẩm được xuất khẩu, thực hiện mô hình sản xuất khép

kín từ con giống, thức ăn, nuôi trồng và chế biến sản phẩm. Công ty luôn đặt ra

các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà xưởng,

khử trùng, kiểm soát côn trùng, kho lạnh… nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho nhà xưởng, quản lý và kiểm soát VSATTP, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt

khe của thị trường Trung Đông, cũng như các thị trường khác.

Nhìn chung những năm qua công ty luôn đầu tư mới trang thiết bị, luôn

luôn tuân thủ và duy trì hệ thống quản lý chất lượng GMP, SSOP, BRC, HACCP, ISO 9001:2000, SQF 1000 và SQF 2000,... đây là những điều kiện thuận lợi để công ty đáp ứng các đơn đặt hàng với số lượng lớn và đảm bảo theo yêu cầu của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng và đa dạng hóa về sản phẩm để thỏa mãn

người tiêu dùng, mặt khác với công nghệ hiện đại còn giúp cho công ty giảm

thiểu được các khoản chi phí không cần thiết.

4.4.1.4 Hoạt động marketing, tiếp cận và mở rộng thị trường

Đối với bất kỳ một công ty xuất khẩu nào thì việc marketing, tiếp cận và mở rộng thị trường luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi công ty. Đối với Caseamex cũng thế, công ty luôn xem việc xúc tiến thương mại là đối sách hàng

đầu của công ty mình. Chính vì thế, khi nhận thấy tiềm năng từ thị trường Trung

Đông, công ty đã không ngừng tăng cường xúc tiến thương mại với các quốc gia

tại thị trường này thông qua việc tìm, xác định đối tác nước ngoài qua mạng internet và tham gia vào các kỳ hội chợ trong và ngoài nước. Thông qua các kỳ

hội chợ thủy sản quốc tế, công ty có thể giới thiệu hình ảnh, cũng như sản phẩm

của mình đến đối tác và người tiêu dùng nước ngoài. Đặc biệt, trong tương lai

Caseamex sẽ được tham gia vào Hội chợ Thủy Sản Seafex 2013 được diễn ra tại

Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong khoản thời gian từ 17-20/11/2013; Bên cạnh đó, trong thời gian gần

đây Cục xúc tiến thương mại Việt Nam đã và đang nổ lực đẩy mạnh hợp tác xúc tiến và đầu tư Việt Nam - Trung Đông. Những tác động tích cực từ phía Chính

ra nhiều cơ hội cho công ty trong việc quảng bá sản phẩm, hình ảnh công ty và xâm nhập sâu vào thị trường này một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hiện nay Caseamex cũng đã xây dựng hình ảnh công ty mình thông qua website: www.caseamex.com, từ đây có thể dễ dàng quảng bá sản

phẩm và tìm kiếm khách hàng mới cho mình. Đối với các khách hàng quen thuộc, công ty thường gửi fax, email chào hàng, còn trong các buổi tiếp xúc với đối tác

mới hay trong các hội chợ quốc tế, công ty thường sử dụng catalogue của công ty để giới thiệu về sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, các chiến lược marketing của công ty tại thị trường này còn khá đơn giản, chỉ thông qua bao bì, nhãn hiệu để xuất khẩu đến các nhà phân phối trung gian.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường trung đông của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 59 - 63)