Phân tích dư nợ DN V&N

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh tây nam (Trang 60 - 65)

Như đã nói, dư nợ là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và đây là khoản mà Ngân hàng cần thu và sẽ phải thu về. Như vậy, phân tích dư nợ nó phản ánh một cách khái quát, thực tế và có phần chính xác hơn là phân tích doanh số cho vay và thu nợ của Chi nhánh.

4.2.3.1 Phân tích dư nợ theo thời hạn

Đầu tiên ta sẽ phân tích thực trạng dư nợ theo thời hạn của Chi nhánh để thấy được chất lượng cũng như xu hướng cho vay của Chi nhánh trong thời gian qua. Dư nợ theo thời hạn của BIDV Tây Nam được thể hiện qua bản số liệu bên dưới.

Qua bảng số liệu ta nhận thấy, tổng dư nợ của Chi nhánh tăng đều qua các năm, năm 2012 tăng 36,9% so với năm 2011, năm 2013 tăng 48,4% so với năm 2012. Để cụ thể hơn chúng ta phân tích tiếp:

Dư nợ ngắn hạn: Dư nợ ngắn hạn của Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2012 dư nợ đạt 1.352.298 triệu đồng tăng 336.739 triệu đồng so với năm 2011. Còn về quy mô thì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, năm 2011 là 86,71%, năm 2012 là 85,08%, năm 2013 là 77,58%.

Dư nợ trung và dài hạn: Dư nợ trung và dài hạn không ngừng tăng trưởng mạnh qua các năm. Năm 2012 dư nợ đạt 239.560 triệu đồng tức là tăng 83.867 triệu đồng so với năm 2011. Sang năm 2013 dư nợ tăng thêm 293.811triệu đồng so với năm 2012. Điều này là tất yếu vì doanh số cho vay trung và dài hạn không ngừng tăng qua các năm, Chi nhánh đang ngày càng mở rộng hoạt động cho vay trung và dài hạn, đẩy mạnh đầu tư vào các dự án trung và dài hạn xét thấy có tính khả thi cao. Mặc dù là tăng trưởng cao nhưng nếu xét về quy mô thì dư nợ trung dài hạn vẫn còn khá khiêm tốn so với tổng dư nợ cho vay DN V&N.

50

Bảng 4.11 : Dư nợ theo thời hạn của BIDV Tây Nam trong giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 2013/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Ngắn hạn 1.015.560 86,71 1.364.095 85,06 1.846.011 77,58 348.535 34,32 481.916 35,33

Trung và dài hạn 155.694 13,29 239.560 14,94 533.371 22,42 83.867 53,87 293.811 122,65

Tổng 1.171.253 100,00 1.603.655 100,00 2.379.382 100,00 432.402 36,92 775.727 48,37

51

Bước sang đầu năm 2014 tình hình dư nợ của Chi nhánh vẫn tăng trưởng khá cao, tăng 16,26% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn có sự giảm nhẹ, giảm 5,86% so với cùng kỳ, và chiếm tỷ trọng 69,73% trong khi 6 tháng đầu năm 2013 là 85,47%. Còn dư nợ dài hạn lại tăng trưởng khá cao, tăng 153,35% so với cùng kỳ và tỷ trọng đã tăng lên 30,27% trong khi 6 tháng đầu năm 2013 là 13,89%. Mặc dù, doanh số cho vay trung và dài hạn đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng do cuối năm 2013 Chi nhánh đã tài trợ cho nhiều dự án trung và dài hạn và chưa thu hết nợ về nên dư nợ trung và dài hạn đã chiếm tỷ trọng cao.

Bảng 4.12 : Dư nợ theo thời hạn của BIDV Tây Nam 06/2013 – 06/2014 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 06.2013 06.2014 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối %

Ngắn hạn 1.543.475 86,11 1.453.017 69,73 (90.458) (5,86) Trung và dài hạn 249.010 13,89 630.870 30,27 381.860 153,35

Tổng 1.792.484 100,00 2.083.886 100,00 291.402 16,26

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Tây Nam

Như vậy, dư nợ cho vay trung và dài hạn luôn tăng trưởng qua các năm đã cho thấy Chi nhánh luôn đi theo định hướng phát triển của mình. Tuy nhiên với tình hình kinh tế như hiện nay, nhiều ngành kinh tế đang trì trệ; ứ động hàng hóa; chưa có nhiều dự án khả thi cao nên Chi nhánh cũng chưa dám mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư dài hạn. Bằng chứng là tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn.

52

Bảng 4.13 : Dư nợ theo ngành kinh tế của BIDVTây Nam qua 3 năm 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2013 - 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Nông nghiệp và thủy sản 298.358 25,47 400.521 24,98 926.128 38,92 102.164 34,24 525.607 131,23

Công nghiệp – xây dựng 300.219 25,63 557.008 34,73 303.438 12,75 256.789 85,53 (253.571) (45,52)

Thương nghiệp 376.656 32,16 469.983 29,31 887.007 37,28 93.328 24,78 417.024 88,73

Ngành khác 196.021 16,74 176.142 10,98 262.808 11,05 (19.879) (10,14) 86.667 49,20

Tổng 1.171.253 100,00 1.603.655 100,00 2.379.382 100,00 432.402 36,92 775.727 48,37

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Tây Nam

Bảng 4.14 : Dư nợ theo ngành kinh tế của BIDV Tây Nam trong giai đoạn 06/2013-06/2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 06/2013 06/2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối %

Nông nghiệp và thủy sản 743.707 41,49 947.099 45,45 203.391 27,35

Công nghiệp - xây dựng 245.418 13,69 170.661 8,19 (74.758) (30,47)

Thương nghiệp 644.320 35,95 720.580 34,58 76.260 11,84

Ngành khác 158.997 8,87 245.547 11,78 86.551 54,44

Tổng 1.792.484 100,00 2.083.886 100,00 370.689 21,64

53

4.2.3.1 Phân tích dư nợ theo ngành kinh tế

Tiếp theo ta sẽ phân tích dư nợ của Chi nhánh theo ngành kinh tế. Mặc dù, dư nợ không ngừng tăng trưởng qua các năm, nhưng dư nợ của các doanh nghiệp theo ngành kinh tế lại có sự biến động tăng giảm qua từng năm.

Dư nợ của cho vay nông nghiệp – thủy sản luôn tăng trưởng qua các năm, năm 2012 tăng 34,24% so với năm 2011, năm 2013 tăng 131,23% so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay và doanh số thu nợ luôn biến động cùng chiều với nhau nhưng doanh số cho vay có tốc độ tăng nhanh hơn doanh số thu nợ. Sang năm 2014 dư nợ vẫn còn chiếm ở mức cao và tăng 27,35% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là vào cuối năm 2013 Chi nhánh đã cho các doanh nghiệp vay vốn dài hạn để nâng cấp nhà máy, phân xưởng. Trong khi đó, dư nợ của ngành công nghiệp – xây dựng lại biến động mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2012 đạt 557.008 triệu đồng tăng 85,53% so với năm 2011, sang năm 2013 dư nợ lại sụt giảm 45,52% so với năm 2012. Đến đầu năm 2014 thì dư nợ vẫn giảm xuống, giảm 30,47% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, là trong những năm qua, ngành công nghiệp – xây dựng có dấu hiệu chững lại, kinh tế khó khăn nên làm cho các doanh nghiệp công nghiệp – xây dựng không dám mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh. Vì thế, doanh số cho vay của Chi nhánh trong lĩnh vực này cũng giảm theo cùng với đó là Chi nhánh đang chắt lọc lại các khách hàng uy tín, những dự án có tín khả thi cao. Cùng với ngành nông nghiệp – thủy sản, dư nợ của ngành thương nghiệp luôn tăng trưởng qua các năm, năm 2012 đạt 469.983 triệu đồng tăng 24,78% so với năm 2011, năm 2013 tăng 88,73% tương ứng số tuyệt đối là 417.024 triệu đồng so với năm 2012. Sang năm 2014 dư nợ ngành thương nghiệp vẫn theo xu hướng tăng, tăng 11,84% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đây là những khoản nợ dài hạn nên thời gian thu nợ lâu cùng với đó là doanh số cho vay luôn tăng qua các năm. Về nhóm cho vay khác, dư nợ có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2012 dư nợ giảm 19.879 triệu đông tương đương giảm 10,14% so với năm 2011. Có sự giảm như vậy, là do trong năm này doanh số cho vay có sự giảm nhẹ và Chi nhánh đã thu hồi những khoản nợ cho vay trước đó. Đến năm 2013, dư nợ tăng trưởng trở lại, tăng 86.667 triệu đồng so với năm 2013. Đầu năm 2014, dư nợ của cho vay khác vẫn tiếp tục tăng, tăng thêm 86.508 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là Chi nhánh đã tích cực cho vay trong lĩnh vực này. Nhưng năm 2013 Chi nhánh đã đầu tư vào những dự án gặp nhiều khó khăn nên dư nợ luôn tăng sẽ rủi ro rất lớn cho Chi nhánh.

54

Tóm lại, dư nợ của các ngành có sự biến động khác nhau là do trong những năm qua tình hình kinh tế có sự phát triển không giống nhau của các ngành nghề. Các nhân viên của Chi nhánh đã linh hoạt cho vay theo các ngành hợp lý từng thời điểm khác nhau.

4.3 ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh tây nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)