PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh tây nam (Trang 28)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1:Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp so sánh nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tây Nam.

Phương pháp thống kê mô tả: là các phương pháp có liên quan đến việc

thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các đối tượng nghiên cứu.

18

Phương pháp so sánh: mục đích của phương pháp này là so sánh hai chỉ

tiêu cùng loại hay khác nhau để dánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó qua thời gian, hay đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp hay các nhà quản trị muốn đánh giá một vấn đề nào đó ở hai thị trường khác nhau.

So sánh tuyệt đối:

Gọi F1 là mức độ cần nghiên cứu (mức độ cần báo cáo), F0 là mức độ kỳ gốc (mức độ dung làm cơ sở so sánh)

Ta có:  F = F1 – F0

So sánh tương đối: là kết quả so sánh hai mức độ của cùng một chỉ tiêu nào đó qua hai thời kỳ hay hai thời điểm khác nhau.

Mục tiêu 2: Sử dụng các phương pháp so sánh và các chỉ số tài chính để đánh giá chất lượng, hiệu quả cho vay DN V&N.

Mục tiêu 3: Dùng phương pháp suy luận để phân tích chính sách thu hút khách hàng của Chi nhánh.

Mục tiêu 4: Từ các phân tích trên, dùng lập luận đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.

19

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TÂY NAM

3.1LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên viết tắt: BIDV, Vietindebank.

Địa chỉ: tháp BIDV 35 Hàng Vôi, Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: +8442205544

Website: www.bidv.com.vn

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quá trình hình thành và phát triển của BIDV gắn liền với sự nghiệp xây dựng và đổi mới của đất nước và qua nhiều tên gọi khác nhau:

Giai đoạn từ 1957 - 1980: được thành lập với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính với quy mô nhỏ bé, chỉ gồm 8 chi nhánh và khoản 200 cán bộ. Nhiệm vụ của Ngân hàng Kiến Thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các lĩnh vực.

Giai đoạn từ 1981 - 1989: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam vào ngày 26/4/1981, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế kế hoạch.

Giai đoạn 1990 – 1994: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vào ngày 14/11/1990. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV cũng được thay đổi cơ bản: tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước; huy động nguồn vốn

20

trung, dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp để phục vụ đầu tư phát triển.

Năm 1995: đánh dấu một sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến cơ bản của BIDV, nhiệm vụ cấp phát vốn được chuyển giao hoàn toàn cho Tổng cục Đầu Tư (Bộ Tài Chính), BIDV hoạt động như một NHTM. Tuy nhiên thời gian đầu hoạt động trong môi trường mới, BIDV đã gặp phải không ít khó khăn.

Giai đoạn từ 1996 đến nay: BIDV kinh doanh đa năng, tổng hợp theo chức năng của một NHTM thực thụ; vừa hoạch định chiến lược phát triển vừa nỗ lực cao nhất phục vụ đầu tư phát triển, vừa tập trung nguồn lực nghiên cứu, xây dựng và hình thành các sản phẩm, dịch vụ mới.

BIDV cam kết:

- Với khách hàng: BIDV cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm cung cấp.

- Với đối tác chiến lược: sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”; - Với cán bộ Công nhân viên: luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

3.1.2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Tây Nam

Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Nam

Tên tiếng Anh viết tắt BIDV TÂY NAM BRANCH. Địa điểm tọa lạc:

- Số 26-28 đường Nguyễn An Ninh, P Tân An, Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

- Số điện thoại: 0710.3797.001- 0710.3797.018 - Fax: 0710.3797.002

Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Tây Nam được thành lập theo quyết định số 977/QĐ-HĐQT ngày 8/10/2010 của Hội đồng quản trị BIDV, và Quyết định số 863/QĐ-HĐQT ngày 21/04/2014 của Hội đồng quản trị BIDV về việc thành lập Chi nhánh Tây Nam tại Thành phố Cần Thơ. Và

21

là chi nhánh cấp 1 được điều hành trực tiếp bởi BIDV. Đến nay ngân hàng đã đi vào hoạt động được gần 4 năm. Ngân hàng đã không ngừng đổi mới và lớn mạnh từng ngày, luôn là người bạn kề vai sát cánh cùng những doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác trên con đường phát triển, đóng góp một phần không nhỏ trong quá trình vực dậy nền kinh tế của địa bàn.

Nội dung hoạt động: bao gồm các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan, cụ thể:

+ Huy động vốn dưới các hình thức: nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức và các định chế tài chính khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ theo quy định của BIDV.

+ Cho vay: cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống, các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật, của NHNN và của BIDV.

+ Các nghiệp vụ khác: ngoài hai nội dung hoạt động trên, BIDV chi nhánh Tây Nam còn thực hiện một số nghiệp vụ khác như thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và dịch vụ ngân quỹ; mua, bán chuyển đổi ngoại tệ; ngân hàng đại lý, quản lý vốn cho các dự án; bảo lãnh ngân hàng; đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng; cầm cố, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác…

Quyền và nghĩa vụ:

+ Quyền: chi nhánh Tây Nam có quyền chủ động quản lý, sử dụng các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiêm vụ được giao; tổ chức, quản lý các nội dung hoạt động kinh doanh theo nội dung hoạt động của mình và các quyền khác theo quy định của pháp luật và của BIDV.

+ Nghĩa vụ: sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển các nguồn lực theo các mục tiêu được giao và các nghĩa vụ khác.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của BIDV Tây Nam nói riêng và của cả hệ thống BIDV nói chung kể từ ngày 26/06/2014 sẽ vận hành theo mô hình tổ chức mới theo Quyết đinh số 1449/QĐ-HĐQT ngày 26/06/2014 của TGĐ Ngân hàng Đầu tư và Phát

22

triển Việt Nam. Theo mô hình tổ chức thì tổ chức của Ngân hàng chia làm 4 khối: khối quản lý khách hàng, khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối quản lý nội bộ. Trong đó:

Khối quản lý khách hàng gồm 02 phòng là phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp và phòng quản lý khách hàng cá nhân.

Khối quản lý rủi ro gồm 01 phòng là phòng quản lý rủi ro.

Khối tác nghiệp gồm 03 phòng là phòng quản trị tín dụng, phòng Giao dịch khách hàng, Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ.

Khối quản lý nội bộ gồm 03 phòng là phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính.

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của BIDV Tây Nam

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Tây Nam

Qua sơ đồ trên ta thấy cách tổ chức và quản lý của BIDV Tây Nam khá chặt chẽ, bộ máy tổ chức hoàn thiện đầy đủ với Mô hình quản lý mới tại BIDV. Với

Giám Đốc PGD Tây Đô Phòng TCHC Phòng TCKT Phòng KHT H PHÓ GĐ (phụ trách khối trực thuộc) PHÓ GĐ (Khối Quản lý khách hàng) PHÓ GĐ (Khối Tác nghiệp) Phòng QTTD Phòng GDKH Phòng QL KHDN Phòng QL KHCN Ql chung, khối NB, RR Phòng QLRR Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ

23

cơ cấu này lãnh đạo có thể kiểm soát một cách chặt chẽ và quản lý từng phòng ban một cách dễ dàng. Với mô hình hiện tại gồm một giám đốc và 03 phó giám đốc thì việc tổ chức và quản lý sẽ nhanh chóng và thuận tiện khi có công việc hoặc quyết định ban hành đến các phòng tổ phân theo từng khối:

3.1.4 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

a) Ban giám đốc: Ban giám đốc bao gồm có 1 giám đốc và 3 phó giám đốc được phân như sau:

Giám đốc:

Điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh theo chức năng và nhiệm vụ, phạm vi của chi nhánh.

Có quyền quyết định chính thức cấp cho một hạn mức vay nhất định.

Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban…

Trực tiếp chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho các Phó giám đốc.  Phó giám đốc:

Có trách nhiệm hỗ trợ GĐ trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn chi nhánh, chịu trách nhiệm theo từng khối công việc được Giám đốc giao cụ thể từng thời kỳ.

b) Các phòng ban

1. Phòng tổ chức hành chính

Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

Quản lý cán bộ, tiền lương, giải quyết chế độ chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ người lao động theo qui định của Nhà nước của BIDV.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và quản lý lao động, tổ chức triển khai thực hiện va quản lý công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh theo quy định.

24

Thực hiện công tác văn thư, quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và BIDV. Thực hiện công tác hậu cần đảm bảo công cụ, phương tiện là việc an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo môi trường làm việc văn minh, sạch đẹp. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh.

2. Phòng quản lý rủi ro

* Công tác quản lý tín dụng

Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng: Phổ biến các văn bản chỉ đạo, quy chế, quy trình, chính sách tín dụng, chính sách khách hàng do BIDV ban hành..

Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục.

Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh.

Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.

* Công tác quản lý rủi ro tín dụng

Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: Phổ biến các quy định của BIDV và đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định hạn rủi ro tín dụng.Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng: Nhận và xử lý kịp thời hồ sơ đề xuất tín dụng đối với khách hàng, dự án từ các phòng liên quan

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh.

* Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp

Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.

25

Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

* Công tác phòng chống rửa tiền:

Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền của Nhà nước và của BIDV.

Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Giao dịch khách hàng và các phòng liên quan thực hiện công tác phòng chống rửa tiền.

Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO: Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh.

* Công tác kiểm tra nội bộ

Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ về việc thực hiện quy định, quy trình nghiệp vụ, quy chế điều hành của TGĐ/Giám đốc (chế độ phân công, phân cấp, uỷ quyến, chế độ giao ban, báo cáo...) tại các phòng và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh nhằm tự phát hiện các sai sót, đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định.

* Các nhiệm vụ khác: Đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh, hạn mức giao dịch đối với từng nghiệp vụ, từng cấp độ, từng phòng nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc. Giám sát độc lập việc tuân thủ các hạn mức trong hoạt động, đảm bảo vận hành hệ thống quản lý rủi ro (đề xuất, phê duyệt, cài đặt và tuân thủ các quy trình và hạn mức hoạt động).

26

3. Phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp

Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quản lý khách hàng doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh tây nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)