Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng và giải quyết hiệu quả nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh tây nam (Trang 80 - 83)

nợ xấu

Thẩm định là một công đoạn không thể thiếu, là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay hay không cho vay và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến hiệu quả của đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra. Chất lượng thẩm định đầu vào chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này. Nếu quá trình thẩm định không được xem xét kỹ thì khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng là rất cao. Như vậy Chi nhánh cần phải:

70

- Đánh giá kỹ càng năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp (người đại diện trước pháp luật, về người có quyền quyết định vay vốn…) để giảm bớt rủi ro cho khoản tín dụng được cấp.

- Đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ… qua những chỉ tiêu trên báo cáo tài chính như: khả năng thanh toán, khả năng sinh lời…kết hợp với các thông số, kết quả của các doanh nghiệp cùng ngành, của các doanh nghiệp truyền thống.

- Cần tìm hiểu, thu thập thông tin, phỏng vấn, tham quan doanh nghiệp qua đó có đánh giá khách quan về khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp qua năng lực tổ chức, trình độ chuyên môn cũng như uy tín người lãnh đạo. Đây là những tiêu chuẩn định tính nên phải có sự tinh tế của cán bộ tín dụng mới có thể nhận xét được chính xác.

- Đối với cho vay được bảo đảm là tài sản thế chấp, thì Chi nhánh phải đánh giá chính xác tính sở hữu tài sản trong tình trạng có tranh chấp hay không. Đánh giá giá trị thị trường của tài sản hiện tại và tương lai, xác định rõ mức độ hao mòn của tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, cũng không nên quá coi trọng vào tài sản bảo đảm: tài sản bảo đảm là điều kiện cần chứ chưa đủ, không nên quá coi trọng vào tài sản bảo đảm mà quên đi hiệu quả của phương án, dự án vay vốn của khách hàng. Khi nhận tài sản bảo đảm của bên thứ ba, cần xem xét mối quan hệ giữa người vay và bên bảo đảm tránh trường hợp vay ké hoặc đùn đẩy nợ xấu cho Chi nhánh

- Đối với cho vay được bảo lãnh bởi người thứ ba, thì Chi nhánh phải đánh giá năng lực pháp lý, năng lực tài chính và ý thức sẵn sàng thanh toán của người bảo lãnh.

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi là quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay thì không được. Vì vậy, các nhân viên tín dụng của Chi nhánh cần phải theo sát quy trình sữ dụng vốn của doanh nghiệp có đúng mụch đích hay không và để bảo đảm kiểm tra vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay, tình hình tài sản đảm bảo tiến độ thực hiện dự án… có thực hiện đúng theo hợp đồng tín dụng hay không. Hơn nữa, mục đích giám xác còn giúp Chi nhánh phát hiện những rủi ro tiềm ẩn, giúp Chi nhánh phát hiện và xử lý kịp thời những khoản nợ có vấn đề, như vậy Chi nhánh có thể hạn chế được những rủi ro không cần thiết.

Trong quá trình kinh doanh, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế nợ xấu thấp nhất, nhưng phát sinh rủi ro nợ xấu là điều không thể tránh khỏi. Bản thân Chi nhánh phải luôn ý thức rằng nợ xấu là những khoản nợ có vấn

71

để nên cần phải có những biện pháp kịp thời. Chi nhánh cần phải linh hoạt trong công tác thu hồi nợ như là:

- Phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp cần phân tích các khoản nợ xấu theo nguyên nhân phát sinh và khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý phù hợp trước khi chuyển sang phòng quản lý rủi ro. Bởi vì chỉ có cán bộ phòng quản lý khách hàng doanh nghiệp trực tiếp thực hiện mới nắm thật rõ hoàn cảnh của khách hàng, từ đó việc xử lý mới có hiệu quả.

- Cần phải tạo mối quan hệ mật thiết với các cấp chính quyền địa phương khi xảy ra nợ xấu thì sẽ nhận được sự tranh thủ ủng hộ của chính quyền địa phương. Như thế sẽ giúp cho công tác sữ lý nợ xấu thêm hiệu quả.

- Kiên quyết khởi kiện đối với các trường hợp không thiện chí, chây ì trong việc trả nợ. Việc này phải được chuẩn bị tốt khâu rà soát củng cố hồ sơ pháp lý để đảm bảo kết quả có lợi cho Chi nhánh và tập trung khởi kiện có trọng điểm, tránh khởi kiện tràn lan gây khó khăn, quá tải cho cơ quan pháp luật.

-Đối với những khoản vay hoàn toàn không còn khả năng thu hồi thì lấy nguồn dự phòng để bù đắp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính. Tuy nhiên, cần phải hết sức lưu ý là mặc dù các khoản nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng và chuyển ra ngoại bảng nhưng tuyệt đối không được tiết lộ cho khách hàng biết dưới bất kỳ hình thức nào và vẫn phải tiếp tục bám sát khách hàng để thu nợ.

5.2.3 Nhóm giảm pháp phát triển cho vay theo ngành kinh tế

Qua phân tích, ta nhận thấy cho vay nhóm ngành nông nghiệp – thủy sản vầ cho vay thương nghiệp luôn mang lại hiệu quả cao như vậy chi nhánh cần phát huy tiếp tục cho vay. Cần phải xây dựng chiến lược cụ thể để phát triển nhóm khách hàng này. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi mà chính sách phát triển của địa phương là hiện đại hóa ngành nông nghiệp. Việc hiện đại hóa ngành nông nghiệp sẽ làm cho ngành nông nghiệp có sự tăng trưởng. Đời sống người nông dân sẽ được cải thiện rõ rệt, nhu cầu về cơ sở vật chất, tinh thần cũng được tăng cao. Vì thế, sẽ tạo thêm động lực cho ngành thương nghiệp càng phát triển. Tuy nhiên, tùy vào mức độ am hiểu thị trường của Chi nhánh mà sẽ tạo cho mình chiến lược hợp lý.

Đối với các ngành xây dựng, nhà hàng và khách sạn Chi nhánh cần nghiên cứu kỹ hơn mức độ rủi ro của các ngành trên mà đưa ra quyết định cho vay hay không. Không nên quyết định giải ngân chỉ dựa vào tài sản thế chấp, vì các tài sản thế chấp của các ngành này chủ yếu là bất động sản.

72

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh tây nam (Trang 80 - 83)