Nếu cho vay là hoạt động thường xuyên và mang tính sống còn của ngân hàng, thì thu hồi nợ là hoạt động rất quang trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn vay
Việc phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn củng rất quang trọng, để thấy được những mặc hạn chế trong công tác thu hồi nợ của Ngân hàng.
Qua bản số liệu cho ta thấy, doanh số thu nợ không ngừng tăng qua các năm cụ thể là năm 2012 đạt 1.428.001 triệu đồng, tăng 447.138 triệu đồng. Đến năm 2013 thì doanh số tăng nhẹ 133.165 triệu đồng. Tuy là tăng trưởng qua các năm nhưng có sự khác biệt rất lớn. Doanh số thu nợ ngắn hạn có xu hướng giảm còn doanh số thu nợ trung và dài hạn thì tăng trưởng mạnh qua các năm.
- Doanh số thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh có sự biến động lớn qua các năm. Cụ thể, năm 2012 doanh số thu nợ đạt 900.944 triệu đồng, tăng 274.602 triệu đồng, ứng với số tương đối tăng là 48,7% so năm 2011 và chiếm tỷ trọng rất cao 63,09% còn năm 2011 là 63,86%. Đến năm 2013 doanh số thu nợ giảm xuống 580.376 triệu đồng, ứng với số tương đối giảm 64,4% so với năm 2012 và tỷ trọng chỉ còn 20,53%. Có sự biến động này là do Chi nhánh đã thắt chặt lại hoạt động cho vay vốn ngắn hạn song song với đó là tăng cường, nổ lực thu hồi vốn đã cho vay.
- Doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2012 tăng 48,75% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 135,4% so với năm 2012. Nguyên nhân là do đây là những khách hàng truyền thống của Chi nhánh, có uy tín và kinh doanh hiệu quả nên thu hồi vốn cho vay hiệu quả. Mặc khác, các nhân viên tín dụng của Chi nhánh luôn luôn thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình cho vay từ khâu tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đến đàm phán, ký kết hợp đồng, đặc biệt là ban lãnh đạo của Chi nhánh luôn quản lý sát sao trong công tác quản lý, thu hồi nợ.
44
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thời hạn của BIDV Tây Nam trong giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2013 - 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Ngắn hạn 626.342 63,86 900.944 63,09 320.567 20,53 274.602 43,84 (580.376) (64,42) Trung và dài hạn 354.521 36,14 527.057 36,91 1.240.598 79,47 172.536 48,67 713.541 135,38
Tổng 980.863 100,00 1.428.001 100,00 1.561.166 100,00 447.138 45,59 133.165 9,33
45
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thời hạn của BIDV Tây Nam 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 06.2013 06.2014 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối %
Ngắn hạn 293.734 30,93 1.058.748 90,35 765.014 260,44 Trung và dài hạn 655.950 69,07 113.067 9,65 (542.883) (82,76)
Tổng 949.684 100,00 1.171.815 100,00 222.131 23,39
Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Tây Nam
Qua 6 tháng đầu năm 2014 ta thấy doanh số thu nợ của Chi nhánh có sự tăng trưởng cao, tăng 23,39% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên theo như từng khoản mục thì có sự thay đổi đáng kể. Doanh số thu nợ ngắn hạn có sự tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 260,44%% và chiếm tỷ trọng khá cao chiếm 90,35% là do Chi nhánh đang ngày càng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, đặc biệt là những khoản nợ quá hạn. Còn doanh số thu nợ trung và dài hạn lại giảm mạnh, giảm 82,76% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân có sự tăng trưởng trái triều là do, Chi nhánh đã sử dụng một kỹ thuật để giải quyết nợ xấu ở Chi nhánh đó là cho vay trung và dài hạn để trả những khoản nợ ngắn hạn.
4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Ngoài việc ngân hàng phân doanh số thu nợ theo thời hạn vay thì ngân hàng cũng phân theo ngành kinh tế để dễ dàng phân tích và kiểm soát. Sau đây sẽ xem xét doanh số thu nợ theo ngành kinh tế ở bảng số liệu bên dưới:
Doanh số thu nợ của ngành nông nghiêp – thủy sản có sự biến động khá lớn. Cụ thể năm 2012 doanh số thu nợ ngành nông nghiệp – thủy sản giảm nhẹ, giảm 1,79% so với năm 2011. Nhưng sang năm 2013 thì doanh số thu nợ tăng đột biến, tăng 326,3% so với năm 2012 là do một phần những khoẳn vay đã đến hạn thu hồi, cùng với đó là một số doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả hơn trước nên đã thanh toán nợ đúng hạn.
46
Bảng 4.9 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của BIDV Tây Nam trong giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 2013/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Nông nghiệp và thủy sản 150.834 15,38 148.126 10,37 631.481 40,45 (2.707) (1,79) 483.355 326,31
Công nghiệp – xây dựng 572.537 58,37 977.055 68,42 492.994 31,58 404.519 70,65 (484.061) (49,54)
Thương nghiệp 39.909 4,07 136.840 9,58 87.289 5,59 96.931 242,88 (49.551) (36,21)
Ngành khác 217.583 22,18 165.979 11,62 349.402 22,38 (51.604) (23,72) 183.422 110,51
Tổng 980.863 100,00 1.428.001 100,00 1.561.166 100,00 447.138 45,59 133.165 9,33
47
Đối với ngành công nghiệp – xây dựng: doanh số thu nợ trong lĩnh vực này cũng có khá nhiều biến động qua 3 năm qua. Năm 2012 doanh số thu nợ tăng 70,65% so với năm 2011 là do những khoản nợ ở kì trước đã đến hạn thu hồi. Nhưng sang năm 2013 doanh số thu nợ giảm mạnh, giảm 49,54% cùng với doanh số cho vay sụt giảm nên doanh số thu nợ giảm là điều bình thường.
Doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp cũng biến động qua các năm. Năm 2012 doanh số thu nợ đạt 136.840 triệu đồng tăng 242,88% so với năm 2011, tuy tăng trưởng cao nhưng nếu so sánh với doanh số cho vay thì đây là con số khá khiêm tốn. Đến năm 2013 thì doanh số thu nợ chỉ đạt 87.289 triệu đồng giảm 36,21% so với năm 2012. Nguyên nhân là do các khoản cho vay là trung hạn nên công tác thu hồi nợ chậm.
Còn các ngành kinh tế khác thì doanh số thu nợ có xu hướng tăng trở lại. năm 2012 doanh số thu nợ giảm 23,72% so với năm 2011, năm 2013 tăng 110,51% so với năm 2012. Nguyên nhân là, Chi nhánh đã mua lại nhiều dự án dài hạn, chủ yếu là các dự án phục vụ cho cộng đồng; các nhà hàng - khách sạn. Cùng với đó là tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nên các dư án này gặp nhiều vướng mắt, tính hiệu quả chưa cao nên chưa đem lại khoản lợi cao cho Chi nhánh.
Bảng 4.10 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của BIDV Tây Nam 6 tháng đầu năm 2013 và 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Tây Nam
Chỉ tiêu 06.2013 06.2014 Chênh lệch
Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối %
Nông nghiệp và thủy sản 299.598 31,55 330.863 28,24 31.265 10,44 Công nghiệp - xây dựng 441.149 46,45 183.790 15,68 (257.359) (58,34) Thương nghiệp 86.245 9,08 541.620 46,22 455.375 528,00 Ngành khác 122.692 12,92 115.542 9,86 (7.150) (5,83) Tổng 959.684 100,00 1.171.815 100,00 222.131 23,39
48
Bước sang đầu năm 2014 dư nợ vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước, tăng 23,39%. Nhưng vẫn có nhiều biến động theo từng nhóm ngành khác nhau. Cụ thể, ngành nông nghiệp – thủy sản tăng lên 10,44% so với cùng kỳ, chiếm 28,24% doanh số thu nợ. Cùng tăng trưởng là doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp, tăng 528,00% so với kỳ trước và chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh số thu nợ, chiếm 46,22% trong khi năm 6 tháng 2013 chỉ chiếm có 9,08%. Nguyên nhân là do các khoản nợ này đã đến hạn thanh toán nên làm cho doanh số thu nợ tăng cao. Ngành công nghiệp – xây dựng và ngành khác thì doanh số thu nợ lại sụt giảm, ngành công nghiệp – xây dựng giảm mạnh nhất, giảm 58,34%. Còn ngành khác thì giảm 5,83% so với cùng kỳ trước. Việc doanh số thu nợ của ngành này giảm là điều bình thường khi mà doanh số cho vay của ngành này đều giảm.
Tóm lại, qua phân tích doanh số thu nợ của Chi nhánh ta thấy, doanh số thu nợ có sự tăng trưởng như doanh số cho vay. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong công tác thu hồi nợ cũng như Chi nhánh và các doanh nghiệp đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp theo phương châm “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. Tuy nhiên, việc đánh giá doanh số thu nợ chỉ mang tính chất tương đối vì doanh số thu nợ phụ thuộc rất nhiều vào kỳ hạn khoản vay, có những khoản vay đã cho vay vài năm trước đến nay mới đến hạn thu hồi hay những khoản vay năm nay nhưng đến kỳ sau mới đến hạn thu hồi.
49