PHƯƠNG PHƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh tây nam (Trang 43)

3.3.1 Thách thức và cơ hội

Hội nhập quốc tế: Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của WTO, hội nhập kinh tế quốc tế có tác động lớn lao đến nền kinh tế và hệ thống NHTM. Mở cửa thị trường, bên cạnh những cơ hội, NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức: đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nguồn thu bị chia sẻ trong khi những rủi ro tiềm ẩn của thị trường ngày càng lớn.

Cơ hội:

+ Hội nhập quốc tế mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và ngày càng chuyên nghiệp trong nền kinh tế.

+ Việc BIDV cổ phần hóa trong giai đoạn hội nhập sẽ có cơ hội tham gia góp vốn của cổ đông chiến lược nước ngoài, ngoài vấn đề vốn bằng tiền, BIDV sẽ có cơ hội tiếp cận kỹ năng, kinh nghiệm quản trị hiện đại, đổi mới nền tảng công nghệ và phát triển những dịch vụ mới mà phía đối tác có nhiều kinh nghiệm.

+ Sự tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ có sự cạnh tranh mạnh mẽ, tạo cơ hội thúc đẩy tính sáng tạo, tăng năng suất lao động và đào tạo nguồn nhân lực cho BIDV đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển mới.

Những thách thức:

+ Dưới sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài vốn luôn có lợi thế về năng lực tài chính, năng lực quản lý, công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại, BIDV cũng như các NHTM khác phải chấp nhận chạy đua trong cuộc chiến cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

+ Sức ép cạnh tranh đối với ngân hàng nội địa cũng tăng mạnh cùng với việc nới lỏng các quy định đối với ngân hàng nước ngoài.

+ Công nghệ: dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ. Ngày nay, tốc độ phát triển về công nghệ, nhất là công nghệ ngành ngân hàng đang phát triển rất nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng phát triển nhanh các sản phẩm dịch vụ của mình. Dịch vụ phát triển làm tăng tiện ích cho khách hàng thông qua các kênh phân phối mới như máy rút tiền tự động (ATM), thiết bị thanh toán thẻ (POS), ngân hàng điện tử (home banking, internet banking, phone banking).

33

+ Là một đô thị có kinh tế chưa phát triển mạnh nhưng đến nay các ngân hàng có mặt tại Cần Thơ dần phong phú. Điều đó làm cho môi trường cạnh tranh của BIDV Tây Nam với các ngân hàng khác trong địa bàn càng trở nên gay gắc.

3.3.2 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

Thứ nhất là tiếp nối mục tiêu của BIDV đó là mong muốn được trở thành một trong những NHTM có hoạt động bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. BIDV Tây Nam lấy hoạt động ngân hàng bán lẻ làm nhiệm vụ trọng tâm, làm mục tiêu hàng đầu trong toàn bộ hoạt động ngân hàng của Chi nhánh. Theo đó, hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV Tây Nam trong thời gian tới phải có những biến đổi mạnh mẽ cả về lượng và về chất.

Thứ hai là công tác huy động vốn: đa dạng hóa các sản phẩm, tăng cường huy động các nguồn lực tài chính trong nhân dân thông qua mở rộng mạng lưới hoạt động đến địa bàn phường, quận; tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động; tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn huy động.

Thứ ba là phát triển dịch vụ tín dụng: mở rộng tín dụng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và bảo đảm phù hợp với mô hình hoạt động các TCTD. Theo đó, các NHTM tăng tỷ trọng vốn cho vay trung dài hạn, tập trung vào các lĩnh vực: đầu tư sản xuất, nông nghiệp - nông thôn và công nghiệp chế biến. Đặc biệc, nhắm đến đối tượng khách là là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thứ tư là phát triển mạng lưới rộng khắp mỡ rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội tại Cần Thơ và Hậu Giang nói riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

34

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY

DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG

4.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHÁNH

4.1.1 Khái quát thực trạng hoạt động tín dụng

Trước tiên, ta sẽ khái quát thực trạng tín dụng để có cái nhìn tổng quan hoạt động tín dụng của Chi nhánh qua các năm.

Bảng 4.1: Thực trạng tín dụng của BIDV Tây Nam trong giai đoạn 2011 – 2013. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011/2012 Chênh lệch 2012/2013 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 499.998 609.094 425.922 109.096 21,82 (183.172) (30,07) Doanh số cho vay 1.876.148 2.186.243 3.032.254 310.094 16,53 846.012 38,70 Doanh số thu nợ 1.392.969 1.568.934 2.254.809 175.965 12,63 685.876 43,72 Tổng dư nợ 1.393.084 2.010.393 2.787.838 617.309 44,31 777.445 38,67 Nợ xấu 34.785 55.270 83.329 20.485 58,89 28.059 50,77

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Tây Nam

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Vốn huy động của Chi nhánh không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012 vốn huy động của Chi nhánh là 609.904 triệu đồng tăng 109.096 triệu đồng so với năm 2011. Nhưng sang năm 2013 vốn huy động đã giảm xuống, giảm 183.172 triệu đồng tương ứng với giảm 30,07% so với năm 2012.

Doanh số cho vay tăng trưởng cao qua từng năm. Cụ thể, trong năm 2012 doanh số cho vay tăng 310.094 triệu đồng về số tuyệt đối tương ứng với 16,53% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số cho vay tiếp tục tăng cao, cụ thể về số tuyệt đối là tăng 846.012 triệu đồng tương ứng với tăng 38,70% so với năm 2012.

35

Doanh số thu nợ tăng qua từng năm. Cụ thể, doanh số thu nợ trong năm 2011 là 1.392.969 triệu đồng nhưng đến năm 2012 là 1.568.934 triệu đồng tăng lên 175.965 triệu đồng, xét về số tương đối là 12,63% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số thu nợ vẫn tiếp tục tăng, doanh số thu nợ trong năm 2013 tăng so với năm 2012 là 685.876 triệu đồng, xét về số tương đối tương ứng với 43,72% so với năm 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ta nhận thấy, dư nợ của Chi nhánh luôn không ngừng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, tổng dư nợ trong năm 2012 tăng 617.309 triệu đồng so với năm 2011 xét về số tuyệt đối, tương ứng với 44,31% so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng dư nợ vẫn tiếp tục tăng mạnh, xét về số tuyệt đối là 777.445 triệu đồng so với năm trước, tương ứng với 38,67% của năm 2012.

Cuối cùng đó là nợ xấu của Chi nhánh, có một điều đáng lo ngại khi mà nợ xấu của Chi nhánh luôn tăng rất cao qua các năm. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 tăng 58,89% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 50,77% so với năm 2012. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ, sẽ được phân tích ở những phần sau, có thể yên tâm vì nợ xấu của Chi nhánh vẫn còn nằm trong mức an toàn của ngành tức là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ bình quân ở dưới mức 3%.

Như vậy, qua 3 năm hoạt động tình hình kinh doanh của Chi nhánh có phần khả quan khi doanh số cho vay luôn tăng trưởng ổn định qua các năm.

36

4.1.2 Khái quát thực trạng cho vay DN V&N

Nhìn chung qua 3 năm, doanh số cho vay của các loại hình tín dụng DN V&N luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể trong năm 2011 chiếm 78,879, qua năm 2012 tăng lên 85,1% và có xu hướng giảm trong năm sau, chỉ chiếm 77,07% trong năm 2013. Doanh số cho vay DN V&N luôn chiếm tỷ trọng cao cho tay thấy hoạt động của Chi nhánh phụ thuộc rất nhiều vào nhóm khách hàng này, cùng với đó là những rủi ro, dù đã lường trước nhưng không thể nào không tránh khỏi.

Bảng 4.2: Tỷ trọng doanh số cho vay DN V&N của BIDV Tây Nam trong giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Triệu đồng % Triệu đồng % Triệu đồng %

Doanh số cho vay 1.876.148 100,00 2.186.243 100,00 3.032.254 100,00

Cho vay DN V&N 1.478.260 78,79 1.860.402 85,10 2.336.892 77,07

Cho vay khác 397.888 21,21 325.840 14,90 695.362 22,93

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Tây Nam

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY DN V&N 4.2.1 Doanh số cho vay DN V&N 4.2.1 Doanh số cho vay DN V&N

Cho vay là mặt hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh, tuy nhiên việc cho vay nếu tập trung quá lớn nguồn vốn vào lĩnh vực cho vay với một nhóm khách hàng lớn sẽ là mối nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với ngân hàng nói chung và BIDV Tây Nam nói riêng. Việc chuyển hướng phát triển cho vay DN V&N là một chiến lược đúng đắn, DN V&N với số lượng đông đảo, đa dạng ngành nghề kinh doanh, vừa giảm thiểu được rủi ro do việc tập trung đầu tư vào một số doanh nghiệp và một vài ngành nghề.

4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn vay

Việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn sẽ cho ta cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động cho vay của Chi nhánh. Đó là, cho vay ngắn hạn hay cho vay dài hạn đâu là ưu tiên của Chi nhánh.

37

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn của BIDV Tây Nam trong giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 - 2012 Chênh lệch 2013 - 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Ngắn hạn 1.081.775 73,18 1.249.479 67,16 802.484 34,34 167.704 15,50 (446.995) (35,77) Trung và dài hạn 396.485 26,82 610.923 32,84 1.534.409 65,66 214.439 54,08 923.485 151,16

Tổng 1.478.260 100,00 1.860.402 100,00 2.336.892 100,00 382.142 25,85 476.490 25,61

38

Như đã nói, doanh số cho vay luôn tăng trưởng tốt qua các năm. Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn có sự biến động khá nhiều. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 1.249.479 triệu đồng, tăng 167.704 triệu đồng, tăng tương ứng với 15,5% so với năm 2011. Sang năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn có sự sụt giảm nghiêm trọng, năm 2013 doanh số cho vay chỉ còn 802.484 triệu đồng, giảm 446.995 triệu đồng, ứng với số tương đối là 35,8% so với năm 2012. Còn nếu xét về quy mô của cho vay ngắn hạn ta có thể thấy, cho vay ngắn hạn đang ngày càng sụt giảm, năm 2011 quy mô là 73,18% của tổng doanh số cho vay DN V&N, nhưng sang năm 2013 thì chỉ còn là 34,34%. Việc sụt giảm này không khó hiểu vì định hướng của ngân hàng là tập trung vốn để phát triển cho vay trung và dài hạn. Bằng chứng là doanh số cho vay trung và dài hạn tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt là năm 2013 doanh số cho vay trung và dài hạn tăng rất cao đạt 1.534.409 triệu đồng, tăng 476.490 triệu đồng và ứng với số tương đối là 151,2% so với năm 2012 và chiếm 65,66% trong tổng doanh số cho vay . Điều này cũng được lý giải là tình hình kinh tế đã có dấu hiệu phát triển chở lại, các DN V&N đã mạo hiểm mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.4 : Doanh số cho vay Của BIDV Tây Nam theo thời hạn 6 tháng 2013 và 2014

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

06.2013 06.2014 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Tuyệt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối %

Ngắn hạn 473.114 41,56 665.754 75,97 192.640 40,72 Trung và dài hạn 665.399 58,44 210.566 24,03 (454.834) (68,35)

Tổng 1.138.514 100,00 876.320 100,00 (262.194) (23,03)

Nguồn: Phòng quản lý rủi ro BIDV Tây Nam

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay trong 6 tháng 2014 đã giảm xuống so với cùng kỳ , giảm 23,03% so với 6 tháng 2013. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tăng trưởng rất cao, tăng 40,72% so với 6 tháng 2013 và chiếm 41,56% trong tổng số doanh số cho vay DN V&N của Chi nhánh. Trong khi đó, doanh số cho vay dài hạn lại có dấu hiệu suy giảm, giảm 68,35% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù, bước qua năm 2014 nền kinh tế của nước ta có nhiều tăng trưởng, song không ổn định nên làm cho doanh số cho vay DN V&N của Chi nhánh vì

39

thế mà giảm sút. Tuy nhiên, cũng không thể kết luận dựa vào những số liệu trên vì ý nghĩa phân tích của số liệu là không cao. Đơn cử như, doanh số cho vay trung và dài hạn trong 6 tháng 2013 là 665.399 triệu đồng thì đến cuối năm đã là 1.534.409 triệu đồng. Điều đó cho thấy là hoạt động cho vay của Chi nhánh mang tính thời điểm rất cao đặc biệt là càng gần về cuối năm.

4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế

Xét theo nhành nghề kinh tế của các DN V&N vay tại BIDV Tây Nam được chia thành 4 nhóm chính: Cho vay nông nghiệp - thủy sản, cho vay công nghiệp - xây dựng, cho vay thương nghiệp và cho vay khác.

Qua bảng số liệu bên dưới cho ta thấy:

Doanh số cho vay các DN V&N trong lĩnh vực nông nghiệp – thủy sản có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay sụt giảm 19,23%, tương ứng giảm 59.589 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2013 doanh số cho vay đạt 1.157.088 triệu đồng, tăng lên 906.789 triệu đồng, tăng tương đối là 362,30% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Có thể nhận thấy, cho vay trong ngành này đang chiếm tỷ lệ khá cao năm 2011 chiếm tỷ trọng là 20,96% đồng thì đến năm 2013 đã là 49,51% đồng. Nguyên nhân là do: ngành nông nghiệp – thủy sản trong những năm qua có sự tăng trưởng và phát triển, vì thế các doanh nghiệp nông nghiệp – thủy sản cần nhiều vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh số cho vay của Chi nhánh trong ngành này tăng mạnh.

Qua 3 năm, doanh số cho vay ngành công nghiệp – xây dựng có sự biến động rất lớn. Cụ thể, năm 2012 doanh số cho vay là 1.233.845 triệu đồng, tăng khá cao so với năm 2011 là 688.376 triệu đồng, tương ứng số tương đối là 126,20%. Tuy nhiên, sang năm 2013 doanh số cho vay sụt giảm nghiêm trọng, giảm 994.422 triệu đồng tương ứng giảm 80,60% so với năm 2012. Nguyên nhân là sau một năm tăng trưởng vượt bật Chi nhánh đã sàng lọc lại những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, và thắt chặt thẩm định hơn đối với nhóm khách hàng này. Có thể thấy một điều là tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp – xây dựng đang ngày càng chiếm rất thấp, năm 2011 chiếm 36,90% trong tổng doanh số cho vay DN V&N thì đến năm 2013 chỉ còn có 10,25%. Đó là, trong những năm gần đây đặc biệt là ngành xây dựng đang trong giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng nên Chi nhánh đã hạn chế cho vay rất nhiều.

40

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế của BIDV Tây Nam trong giai đoạn 2011- 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011- 2012 Chênh lệch 2013 - 2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Nông nghiệp - thủy sản 309.879 20,96 250.290 13,45 1.157.088 49,51 (59.589) (19,23) 906.798 362,30 Công nghiệp - xây dựng 545.468 36,90 1.233.845 66,32 239.423 10,25 688.376 126,20 (994.422) (80,60) Thương nghiệp 387.484 26,21 230.168 12,37 504.313 21,58 (157.317) (40,60) 274.145 119,11 Ngành khác 235.428 15,93 146.100 7,85 436.068 18,66 (89.328) (37,94) 289.968 198,47

Tổng 1.478.260 100,00 1.860.402 100,00 2.336.892 100,00 382.142 25,85 476.490 25,61

41

Cho vay thương nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp sửa chữa và mua bán xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình) của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm nhưng có nhiều biến động và chiếm tỷ trọng trong tổng số doanh số cho vay DN V&N cũng khá cao. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2012 là 230.168 triệu đồng giảm so với năm 2011 là 157.317 triệu đồng. Tới năm 2013 doanh số tăng lên 274.145 triệu đồng, ứng với số tương đối là 119,11% so với năm 2012. Mặc dù, Hậu Giang là một tỉnh nghèo, khó khăn, mật độ dân số thấp

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển chi nhánh tây nam (Trang 43)