Thiết bị thanh trùng

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai mặt hàng chính: Đồ hộp nước cam ép và Puree chuối (Trang 51 - 53)

TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ

5.1.10. Thiết bị thanh trùng

Hình 5.8 – Bunke chứa đường

Hình 5.9 – Thiết bị phối trộn

tốt nghiệp Trang 52 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền

Nguyên tắc làm việc của thiết bị thanh trùng là làm việc liên tục ở áp suất hơi nước cao hơn áp suất khí quyển, dùng để thanh trùng trực tiếp.

Cấu tạo thiết bị gồm có 4 ngăn: ngăn nâng nhiệt sơ bộ, ngăng thanh trùng, ngăn duy trì và ngăn làm nguội. Mỗi ngăn gồm nhiều bản mỏng được xiết chặt lại nhờ đai ốc, các đòn ngang và hai khung ép ở hai đầu. Các bản mỏng thường được làm bằng thép lá không gỉ dày 1mm có thể

lượn sóng hoặc phẳng. Mỗi bản mỏng đều có vách định hướng, có gờ cao su và hai lỗ thủng.

Khi xếp và ép các bản mỏng lại các lỗ tạo ra hai rãnh thông kín và giữa các bản mỏng là các khoang kín, sao cho khoang chứa nước quả xen kẽ với các khoang chứa chất tải nhiệt hoặc nước làm nguội. Các khoang chứa nước quả thông với nhau bằng rãnh thông, còn các khoang mang chất tải nhiệt hay nước làm nguội được thông với nhau bằng rãnh thông còn lại. Do nước quả chảy trong khoang kín bằng một lớp mỏng, lại được truyền nhiệt từ hai mặt nên thời gian thanh trùng rất nhanh.

Chọn thiết bị thanh trùng bản mỏng hiệu Alfa – Laval với các đặc tính kĩ thuật như sau: [30]

− Năng suất: 2000lít/h (từ 5oC đến 92oC). − Dung tích ngăn duy trì: 56lít.

− Chi phí hơi: 500kg/h. − Thời gian duy trì: 100s. − Kích thước máy (D×R×C):

1980×1610×1555 (mm). Năng suất công đoạn: G9’=1853,25 (kg/h). [Bảng 4.7]

Số lượng thiết bị cần chọn là: = 0,93. Chọn 1 thiết bị.

tốt nghiệp Trang 53 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy chế biến rau quả với hai mặt hàng chính: Đồ hộp nước cam ép và Puree chuối (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w