Giải pháp tăng doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 70)

Ổn định và tăng doanh thu là mục tiêu cần đạt đƣợc của doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn tăng doanh thu thì có hai cách đó là tăng sản lƣợng tiêu thụ hoặc tăng giá bán, đồng thời có thể kết hợp tăng sản lƣợng và giá bán. Nhƣng trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế nhƣ hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng đối với Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex mà còn đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Do đó, để tăng doanh thu thì trong tƣơng lai Công ty phải có những biện pháp thích hợp để gia tăng sản lƣợng tiêu thụ, đầu tƣ công nghệ mới hiện đại hơn để giảm thiểu hao phí trong quá trình sản xuất kết hợp với mở rộng thị trƣờng tìm thêm khách hàng mới.

Ngoài ra việc ổn định doanh thu của Công ty chủ yếu còn là ổn định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể là ổn định giá bán của từng loại mặt hàng tiêu thụ trong và ngoài nƣớc trong tình cảnh giá nguyên vật liệu tăng cao nhƣ hiện nay.

Để ổn định giá bán và sản lƣợng tiêu thụ thì

- Xây dựng chiến lƣợc giá cho phù hợp từng sản phẩm tôm xuất khẩu, vừa đảm bảo nâng cao lợi nhuận vừa đảm bảo tính cạnh tranh. Để đảm bảo giá bán tôm đƣợc ổn định Công ty nên thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc thực hiện hợp đồng về thời hạn giao hàng cũng nhƣ về chất lƣợng của sản phẩm.

- Cần chú trọng đến chính sách hoa hồng, khuyến mãi, khuyến khích khách hàng đồng thời thu hút sự chú ý của khách hàng đối với từng sản phẩm, từng mặt hàng của Công ty. Chính những điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty tăng sản lƣợng tiêu thụ từ thị trƣờng xuất khẩu đến thị trƣờng nội địa.

60

Ngoài ra, tăng doanh thu sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ hiện nay.

5.2 GIẢI PHÁP TĂNG CHI PHÍ 5.2.1 Giảm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng chi phí. Vì thế, để giảm chi phí sản xuất Công ty cần có những biện pháp thích hợp nhƣ: giám sát chặt chẽ và có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguyên liệu tránh hao phí, giám sát tình hình là việc của các công nhân trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của Công nhân, tìm nguồn nguyên liệu với giá rẻ nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng và hợp lý hơn để có thể giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty có đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trƣờng.

Ngoài ra, với công nghệ mới hiện đại đƣợc đầu tƣ và đội ngũ công nhân viên có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, năng lực sản xuất của Công ty đƣợc cải thiện sẽ giảm đi phần nào chi phí tồn trữ nguyên liệu và giúp cho Công ty có thể điều chỉnh, hoạch định chiến lƣợc nguyên vật liệu phù hợp hơn. Điều này cũng góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Stapimex trong tƣơng lai. Đây là một số biện pháp cụ thể đối với các loại chi phí của từng bộ phận:

5.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty cần phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến khâu sản xuất:

Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lƣới thu mua chặt chẽ, đa dạng hoá mạng lƣới thu mua qua nhiều vùng hoặc nhiều vựa khác để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu. Đồng thời, Công ty nên chủ động tìm những nguồn mua nguyên liệu ổn định và mua với số lƣợng lớn. Vì đặc trƣng các mặt hàng là tƣơi sống, nhƣ vậy nếu nhƣ Công ty có nhà cung cấp ổn định thì có thể xuống tận nơi để lấy nguyên liệu về tránh đƣợc tình trạng nguyên liệu không còn tƣơi làm tăng lƣợng phế liệu. Mặt khác, khi mua với một số lƣợng lớn Công ty vừa đƣợc hƣởng giá ƣu đãi, hoa hồng vừa giảm đƣợc chi phí vận chuyển rất nhiều.

Khâu bảo quản: Đối với nguyên liệu đòi hỏi độ tƣơi sống cao nên phải bảo quản sao cho phù hợp để nguyên liệu đạt chất lƣợng và bảo quản phải

61

đảm bảo đủ tiêu chuẩn tƣơi sống của nguyên liệu nhất là cá và tôm. Đồng thời, Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu tại Công ty và tốt nhất thì bộ phận thu mua của Công ty cần linh động trong việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xƣởng chế biến ngay nhƣ vậy vừa tiết kiệm đƣợc chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hƣ hỏng của nguyên liệu. Ngoài ra, Công ty cần chủ động tìm nguồn nguyên liệu ổn định và xác định mức tồn kho thật hợp lý.

Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trƣờng làm việc thoải mái cho công nhân nhƣ là chỗ làm việc rộng, thoải mái, đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thƣờng xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích thƣớc, khối lƣợng, …, của sản phẩm chế biến. Mặt khác, Công ty còn khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên liệu, tổ chức thi đua giữa các phân xƣởng.

5.2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Công ty muốn giảm chi phí này thì trƣớc hết phải giảm thời gian lao động hao phí và nâng cao năng suất lao động, đồng thời, Công ty phải quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, đảm bảo đầy đủ các chế độ về lƣơng, tiền thƣởng, bảo hiểm và các chế độ ƣu đãi khác cho công nhân của Công ty.

Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Hơn thế nữa, những ngƣời có tay nghề cao nên bố trí những khâu đầu vào quan trọng để xử lý nguyên vật liệu nhằm tránh các hiện tƣợng không đảm bảo chất lƣợng nguyên liệu dẫn đến thành phẩm tạo ra cũng không đạt chất lƣợng cao.

Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất và giảm các biến động đột ngột theo thị trƣờng nhƣ tăng lên hoặc giảm xuống sản lƣợng sản xuất hay đơn đặt hàng trong tháng. Tránh tình trạng trong lúc công nhân ít việc lúc phải tăng ca liên tục vừa làm cho công nhân mệt mỏi làm giảm năng suất lao động vừa giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hay các tình trạng thuê thêm công nhân mùa vụ cũng làm rất tốn kém chi phí lại không ổn định đối với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, để nâng cao tay nghề công nhân tạo ý thức sử dụng tiết

62

kiệm thì Công ty cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân trong việc sử dụng các quy trình và công nghệ mới.

 Nhìn chung, khi Công ty muốn ngày càng phát triển mạnh thì điều cần nhất mà Công ty nên làm đó là tạo môi trƣờng làm việc tốt nhất cho công nhân, khi đó họ sẽ hăng hái làm việc, tìm tòi, sáng tạo và sẽ đồng tâm với mục tiêu chung của Công ty.

5.2.1.3 Chi phí sản xuất chung

Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm đƣợc vì vậy muốn giảm chi phí này thì Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thƣờng xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển để tránh hƣ hỏng nặng để tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Còn đối với chi phí vận chuyển nƣớc ngoài thì Công ty cần phải tiếp tục tìm kiếm những đơn vị vận chuyển có cƣớc chi phí phù hợp và có uy tín nhƣ thời gian vừa qua.

5.2.2 Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Bên cạnh việc giảm chi phí sản xuất thì việc việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một vấn đề mà Công ty cần xem xét. Mặc dù với quy mô sản xuất của công ty ngày càng một gia tăng nhƣng tốc độ tăng của chi phí quản lý và chi phí bán hàng vẫn tăng nhanh tƣơng đƣơng với tốc độ tăng của doanh thu làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty.

Để giảm chi phí bán hàng thì công tác bán hàng rất quan trọng, do đó, Công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một hợp lý nhƣ nhân viên phải có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng. Từ đó, sẽ giảm đƣợc phần nào chi phí bán hàng làm tăng doanh thu cho Công ty.

Ngoài ra, với những phƣơng tiện hiện có của Công ty, nếu Công ty nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ra khắp cả nƣớc thì có thể nói Công ty vẫn chƣa đủ phƣơng tiện để vận chuyển cho khách hàng. Khi đó Công ty sẽ phải thuê phƣơng tiện vận chuyển bên ngoài. Mặc dù, giá thuê của Công ty là tƣơng đƣơng với giá thuê của những đơn vị khác, nhƣng nếu nhƣ Công ty tự trang bị thêm cho mình những phƣơng tiện vận chuyển thì sẽ hạ thấp đƣợc rất nhiều chi phí. Trong đó, chi phí thuê ngoài là một khoản chi phí không nhỏ mà Công ty cần phải giảm.

Đặc biệt, các chi phí cho quảng cáo thì Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể và việc sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp phải hợp lý hơn, chi phí

63

nào không cần thiết thì nên giảm bớt để hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.

5.3 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING

Tích cực tham gia các kỳ hội chợ, triễn lãm, khảo sát thị trƣờng, tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hoá ẩm thực chế biến từ thủy sản. Tìm nhiều cộng tác viên ở nhiều nƣớc để thu thập thông tin và xúc tiến thƣơng mại, có hoa hồng hợp lý.

Ngoài ra, tham gia các đợt hội chợ, các cuộc thi về chất lƣợng sản phẩm để nâng cao uy tín thƣơng hiệu, đây là hình thức quảng bá sản phẩm một cách thực tế và hữu hiệu nhằm khẳng định mình với khách hàng và tạo ra ƣu thế cạnh tranh một cách mạnh mẽ.

Đa dạng hoá sản phẩm: đƣa ra các sản phẩm mới nhƣ thủy hải sản xuất khẩu cao cấp, chế biến các mặt hàng thủy sản ăn liền xuất khẩu, …, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Sự lựa chọn của mỗi ngƣời là khác nhau nên sự đa dạng hoá sản phẩm là điều cần thiết tránh sự nhàm chán của khách hàng khi sử dụng sản phẩm cùng loại để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản lƣợng của Công ty ngày càng mạnh.

Đổi mới bao bì: kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới luôn là yếu tố lôi cuốn khách hàng qua cái nhìn đầu tiên, nó góp phần đến sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn chất liệu sao cho đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và với chi phí thấp.

Lựa chọn thị trƣờng tối ƣu: Mặt hàng thủy sản nói chung có sức tiêu thụ chịu ảnh hƣởng một phần đáng kể bởi tâm lý ngƣời tiêu dùng cùng với các phong tục tập quán và nét văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, do đó, nên phân tích và có sự chọn lọc khi thâm nhập thị trƣờng mới và tránh trƣờng hợp sản phẩm tung ra lại không tiêu thụ đƣợc. Vì vậy, Công ty Stapimex cần tìm hiểu kỹ và phân tích sở thích cũng nhƣ văn hoá của các quốc gia rồi mới đƣa sản phẩm của Công ty vào thăm dò và mở rộng thị trƣờng.

5.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHÁC

Tận dụng nguồn phụ phẩm: Trong quá trình chế biến, các phụ phẩm từ tôm nên đƣợc giữ lại hoặc sơ chế hoặc bán trực tiếp ra bên ngoài cho các cơ sở chế biến khác nhƣ cơ sở thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi cá, …, nếu làm đƣợc điều đó Công ty sẽ có thêm một khoản thu đáng kể vừa giảm chi phí cho việc xử lý phụ phẩm.

64

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận là một công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch kinh doanh cho dù là có khoa học và chặc chẽ đến đâu thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thông qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến lợi nhuận của Công ty. Từ đó, mới có giải pháp nâng cao hiệu quả lợi nhuận hơn nữa.

Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – Stapimex từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy Công ty hoạt động tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả và luôn đạt hơn chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhƣng lợi nhuận của nó luôn biến động, lúc tăng, lúc giảm cụ thể nhƣ sau:

Tổng doanh thu của Công ty luôn tăng dần qua các năm, trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Cao nhất là năm 2011 vì gặp đều kiện thuận lợi trong việc xuất khẩu, nhu cầu cao, marketing tốt nên sản phẩm bán ra tăng cao, đến năm 2012 thì đây là năm khó khăn nhất của các Công ty thủy sản nói chung và Công ty Stapimex cũng không ngoại lệ tình hình lợi nhuận năm 2012 giảm mạnh nhƣng Công ty vẫn duy trì đƣợc mức lợi nhuận tƣơng đối do sự gia tăng của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng do ảnh hƣởng của lạm phát, nền kinh tế không ổn định làm chi phí tăng cao nhƣng đây cũng là thành quả cao đáng khích lệ so với các Công ty cùng ngành, khẳng định vị trí và thƣơng hiệu của Công ty trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Qua 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình Công ty có những chuyển biến mới, khắc phục những điểm yếu từ năm trƣớc, doanh thu đạt hiệu quả cao.

Nhằm tăng cƣờng và ổn định tình hình tiêu thụ cần ổn định của nguyên liệu đầu vào, hạn chế và có biện pháp hợp lý nhằm giảm chi phí cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp do chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí, không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm để ngày càng có nhiều sản phẩm mới nhằm nâng cao vị thế của Công ty trong và ngoài nƣớc. Ngoài ra Công ty cần quan tâm đến việc đào tạo tay nghề cho công nhân nhằm giảm chi phí sản xuất, có kế hoạch sản xuất phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất phát triển khẳng định thƣơng hiệu của Công ty trên thị trƣờng thế giới.

65

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nƣớc

Trong xuất khẩu thủy sản, Nhà Nƣớc đóng vai trò là ngƣời nhạc trƣởng, là nhà thƣơng thuyết để tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hổ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu, với sự hổ trợ nhiệt tình của Nhà Nƣớc sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, Nhà Nƣớc ta cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng tạo đều kiện cho doanh nghiệp nhƣ sau:

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trƣờng kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận tại công ty cổ phần thủy sản sóc trăng stapimex (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)