Đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty đang thực hiện

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Armephaco (Trang 57 - 59)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ARMEPHACO

2.2.3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Công ty đang thực hiện

Quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chưa xây dựng được một chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài, dựa trên những điều kiện thuận lợi mà chỉ đặt ra những mục tiêu ngắn hạn. Quá trình sản xuất kinh doanh chỉ xây dựng cá kế hoạch hàng năm, song các kế hoạch này nhiều lúc xây dựng thiếu căn cứ khoa học mang tính cảm tính của người làm công tác kế hoạch. Kế hoạch cũng chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu, hay các biện pháp nhằm phát huy lợi thế của Công ty, hạn chế những rủi ro trong qua trình kinh doanh.

Như trên đã trình bày, Công ty chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh của mình, chính vì thế trong thời gian qua đã gặp phải một số khó khăn nhất định.

Trước tiên, do không phân tích môi trường kinh doanh của Công ty nên mục tiêu đặt ra chư phù hợp với điều kiện thực tế, có mục tiêu nhưng không có biện pháp thực hiện, khi gặp phải sự thay đổi của môi trường kinh doanh thì sự ứng phó không kịp thời, không có hiệu quả.

Công tác phân tích môi trường:

Việc phân tích môi trường có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến những bước tiếp theo. Công ty cũng đã quan tâm đến công tác này, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện lại không có hiệu quả, quá trình phân tích chỉ xem xét sơ lược trong thời gian một năm trở lại, chứ chưa phân tích đánh giá tác động của môi trường đối với Công ty trong thời gian dài hơn.

Phương pháp điều tra thị trường quá sơ sài, nguồn thông tin chủ yếu lấy từ cơ quan nhà nước, chính vì thế mà kết qủa điều tra không đầu đủ, kịp thời, không

phục vụ thiết thực cho công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Quá trình phân tích môi trường còn mang nặng cảm tính của lãnh đạo, cũng vì thế mà thiếu những căn cứ khoa học dựa trên phân tích các số liệu thống kê hay phân tích các mối quan hệ kinh tế.

Công tác xác dịnh chức năng nhiệm vụ của công ty được xác định ngay khi thành lập. Song chỉ là chức năng nhiệm vụ lâu dài, mang tính lĩnh vực kinh doanh. Đối với công tác xác định chức năng nhiệm vụ và các biện pháp để đạt được mục tiêu thì không xây dựng được.

Mục tiêu của Công ty được Đại hội cổ đông thông qua, song với những năm trước lúc cổ phần hóa thì mục tiêu được xác định thông qua đại hội Công nhân viên chức hàng năm. Tuy nhiên khi đề ra mục tiêu của Công ty vẫn mang nặng tính cảm tính, áng chừng, không có cơ sở khoa học, chịu sự ảnh hưởng suy nghĩ cảu lãnh đạo, chính vì thế mà kết quả đạt được không như mục tiêu đặt ra mà kém hơn rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do mục tiêu đặt ra xa rời so với thực tế, mặt khác chỉ đặt ra mục tiêu mà không nghiên cứu phân tích để tìm ra những biện pháp nhằm đạt được mục tiêu đó.

Như vậy có thể nhận xét rằng, các mục tiêu của Công ty đều mang tính định hướng, chung chung chưa có cơ sở vững chắc, không có đích để phấn đấu và tiêu chuẩn để đo lường, nhiều lúc còn lẫn lộn giữa mục tiêu và biện pháp hay định hướng.

Mục tiêu không có thời gian bắt đầu thực hiện và kết thúc, do vậy không có kế hoạch huy động và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực.

Những thành công và tồn tại trong hoạch định chiến lược:

Trước lúc cổ phần hóa, Công ty chỉ xây dựng các kế hoạch nhỏ lẻ, không đồng bộ, không có biện pháp tổ chức thực hiện nhưng vẫn đồng nhất đó là chiến lược sản xuất kinh doanh, song bên cạnh đó cũng có những thành công nhất định. Đối với một số vấn đề như dự trữ hàng tồn kho, tính toán các lợi ích kinh tế khi thực hiện phương án kia khá chính xác và chặt chẽ.

Trong thời gian mới bắt đàu cổ phần hóa, do đổi mới cơ chế quản lý, chính vì thế mà công tác sản xuất kinh doanh của Công ty có thay đổi rất nhiều. Bước đàu

Công ty đã nhận thấy rằng cần thiết phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài. Chiến lược phải xây dựng chi tiết, cụ thể, có căn cứ khoa học. Chiến lược khi xây dựng phải có phương pháp tổ chức thực hiện, phải phân tích dự đoán những thay đổi của môi trường kinh doanh, để từ đó tận dụng được những lợi thế của doanh nghiệp. Chủ trương này cũng được thể hiện trong nghị quyết của Đại hội cổ đông lần đầu.

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại:

Công ty nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn vai trò sự cần thiết của chiến lược sản xuất kinh doanh trong hoạt động của mình. Muốn tồn tại và phát triển phải có một chiến lược sáng tạo tốt nhát cho doanh nghiệp, vì vậy cần có quy trình lập kế hoạch chiến lược khoa học dựa trên cách tiếp cận khác nhau từ đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách năng động, sáng tạo đến việc tiếp cận lợi thế cạnh tranh, khai thác nguồn nội lực, sự thay đổi các tiêu chuẩn ngành, sản phẩm...

Công ty chưa tổ chức bộ phận nghiên cứu thị trường một cách độc lập, do vậy nhân lực, thời gian và phương pháp nghiên cứu thị trường còn hạn chế.

Lý thuyết chiến lược chỉ được một số nhân viên tiếp cận, trong lúc đó cấp lãnh đạo quản lý thì chưa biết về nó. Việc thu thập thông tin dự báo, các số liệu thống kê rất khó khăn, có thể nói nguồn thông tin đáp ứng cho xây dựng kế hoạch dài hạn là khâu yếu của cả nền kinh tế Việt Nam.

Qua phân tích trên, có thể kết luận rằng cái thiếu nhất và yếu nhất của Công ty là việc xây dựng một chiến lược sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học, giúp xác định được lợi thế cạh tranh, khai thác và phát huy hiệu quả tối đa mọi nguồn lực để tồn tại và phát triển.

Phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Armephaco (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w