nghiên cứu
Ưu tiên cho phát triển Từ bỏ nghiên cứu và phát triển
7.Giá thành Sử dụng kết quả kinh nghiệm
Giảm chi phí biến đổi và chi phí cố định
Giảm nhẹ bộ máy, giảm tối đa chi phí cố định
8.Con người Tuyển dụng và đào tạo
Hạn chế tuyển dụng Chuẩn bị chương trình chuyển đổi
Hình 1.5: Các vùng chiến lược của ma trận McKinsey.
Vùng : Các doanh nghiệp nằm trong vùng này có vị thế thuận lợi và cơ hội tăng trưởng tương đối hấp dẫn.
Vùng : Các doanh nghiệp nằm trong vùng này có mức độ hấp dẫn trung bình. Ban lãnh đạo cần thận trọng khi đưa ra những quyết định đầu tư.
Vùng : Các doanh nghiệp nằm trong vùng này có vị thế không thuận lợi. Chiến lược giữ vững thị trường hoặc rút lui.
Lựa chọn phương án chiến lược bằng việc sử dụng ma trận SWOT (Strengths – Weaknesses – Oportunities – Threats).
Do nguồn lực công ty có hạn không thể khai thác hết mọi cơ hội và cũng không thể tránh được mọi nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của ma trận SWOT là để phân tích phối hợp các mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp với các cơ hội và nguy cơ nhằm phối hợp hợp lý giữa các yếu tố để đánh giá và xác định, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp. Để xây dựng ma trận SWOT trước tiên ta phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ theo thứ tự ưu tiên vào các ô tương ứng. Sau đó so sánh một cách có hệ thống từng cặp tương ứng với các yếu tố để tạo ra thành những cặp logic. Việc phân tích ma trận SWOT nhằm thu được nhiều kiểu phối hợp và qua đó hình thành các phương án chiến lược như được miêu tả trên hình 1.7
SWOT
Cơ hội : (O) - O1 - O2... Đe dọa (T) - T1 - T2… Điểm mạnh (S) - S1 - S2 ...
Chiến lược tận dụng cơ hội bằng cách sử dụng điểm mạnh (S/O).
Chiến lược sử dụng điểm mạnh để vượt qua đe dọa (S/T).
Điểm yếu (W) - W1
- W2 ...
Chiến lược tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu (O/W).
Giảm thiểu các điểm yếu để tránh khỏi đe dọa (W/T)
Hình 1.6: Ma trận SWOT
Kết quả của việc phân tích môi trường dựa trên các phương pháp phân tích vốn đầu tư (Portfolio) trên đây là để tổng hợp tốt nhất các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp và từ đó xác định các chiến lược kinh doanh phù hợp. Biểu thị kết quả của các phân tích môi trường trên dưới dạng biểu đề như sau: trục hoành biểu hiện sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, trục tung biểu thị tiềm năng tăng trưởng thị trường của ngành kinh doanh. Từ biểu đồ vị thế cạnh tranh này, doanh nghiệp có thể xác định khả năng thành công của các phương án chiến lược được lựa chọn
Hình 1.7: Cơ sở lựa chọn chiến lược kinh doanh. 1.2.4. Các giải pháp chiến lược
Đó là các giải pháp về nhân lực, nguồn lực tài chính, tổ chức quản lý kinh doanh, quản lý sản xuất,… nhằm thực hiện được các chiến lược kinh doanh đã thiết lập. Hay nói một cách khác đó là việc sắp xếp và bố trí các nguồn lực của Công ty để thực hiện thành công chiến lược kinh doanh đã chọn, như:
Sắp xếp cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cho phù hợp Phân bổ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực Phân bổ nguồn lực tài chính
Xây dựng một mô hình quản lý khoa học và hiệu quả
`
Mức tăng trưởng thị trường cao
Mức tăng trưởng thị trường thấp
Cần có chiến lược thay đổi cách kinh doanh và củng cố sức mạnh của doanh nghiệp
Xem xét chiến lược chuyển doanh nghiệp sang ngành khác Chiến lược giảm bớt sự tham
gia của doanh nghiệp trong ngành
Các chiến lược nhằm vào việc giữ vững doanh nghiệp ở lại ngành V ị t hế c ạn h tr an h yế u V ị th ế c ạn h t ra nh m ạn h