Cổ phần hoá để huy động vốn bằng nguồn vốn cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phát triển giảng võ (Trang 92 - 94)

Để cải tạo, nâng cấp tổng thể tòa nhà, tăng tính cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi phải có một nguồn vốn nhất định. Hiện tại Công ty vẫn còn khoản nợ dài hạn khá lớn nên việc thế chấp tài sản để vay thêm vốn ngân hàng là rất khó. Con đường ngắn nhất có thêm nguồn vốn để thực hiện dự án đó là huy động vốn cổ phần từ các cổ đông. Như vậy, Công ty phải tiến hành cổ phần hoá. Ưu điểm của việc tài trợ bằng nguồn cổ phần là vốn được tài trợ bởi chủ sở hữu của các doanh nghiệp do đó đây là nguồn vốn khá chắc chắn. Hơn nữa, Công ty không phải trả lại tiền gốc cũng như không bắt buộc phải trả cổ tức nếu Công ty làm ăn không có lãi bởi cổ tức được chia từ lợi nhuận sau thuế. Lợi tức cổ phần chia cho các cổ đông tuỳ thuộc vào quyết định của HĐQT. Như vậy nó sẽ giúp Công ty chủ động trong việc sử dụng vốn vì các cổ đông đều xem đó là vốn của mình. Ngoài ra, với nguồn vốn này, Công ty không phải thế chấp tài sản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động là của các chủ sở hữu. Khi sử dụng vốn tự có và vốn huy động cổ phần, Công ty nên tập trung cho việc đầu tư vào tài sản cố định đảm bảo một tỷ lệ hợp lý trong cơ cấu vốn đầu tư. Nếu vốn tự có và vốn cổ phần chiếm một tỷ lệ quá cao trong tổng kinh phí vốn đầu tư có thể dẫn đến lợi nhuận trên vốn tự có giảm mặc dù mức độ độc lập của Công ty cao hơn và Công ty có nhiều cơ hội để quyết định kinh doanh, đầu tư hơn.

5.2.2. Cân đối nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn

Lượng vốn lưu động thường xuyên của Công ty không ổn định. Do vậy, cần phải cân đối nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn sao cho không bị thiếu hụt hoặc không quá dư thừa vốn lưu động thường xuyên. Nếu thiếu hụt sẽ dẫn đến tình trạng Công ty mất thanh khoản trong ngắn hạn, nếu dư thừa sẽ gây lãng phí chi phí vốn. Để cân đối ngồn vốn hiệu quả, kế toán phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ luồng tiền vào ra, từ đó lên kế hoạch cân đối thu chi, trả nợ vốn vay và dự phòng những khoản chi đột xuất. Ngoài ra, những biện pháp sau cũng rất có hiệu quả giúp Công ty cân đối nguồn vốn, cụ thể là:

- Công ty cần xem xét đàm phán để điều chỉnh lại kỳ hạn nợ từ nợ ngắn hạn thành nợ dài hạn, điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng chậm lại, cắt giảm tiến độ đầu tư mới, thực hiện tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện khả năng sinh lời, từ đó, tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu.

- Trường hợp vốn lưu động thường xuyên bị thiếu hụt lớn, việc cải thiện thường đòi hỏi phải huy động những nguồn vốn dài hạn nhanh chóng để tránh nguy cơ mất khả năng thanh toán. Một trong những biện pháp quan trọng nhất là phải phát hành cổ phiếu để trả bớt nợ đến hạn hoặc chuyển nợ thành vốn cổ phần.

- Nhằm ngăn ngừa tình trạng mất cân đối tài chính trong tương lai, Công ty cần lập kế hoạch tài chính dài hạn nhằm thực hiện cân đối dòng tiền trong dài hạn, thực hiện phân tích tình huống nhằm kiểm tra khả năng cân đối tài chính trong những bối cảnh ngành và nền kinh tế gặp khó khăn. Bên cạnh đó, trong các dự án đầu tư cần xem xét sử dụng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn.

- Tiến hành tính toán, đưa ra một số các kịch bản đối với cấu trúc vốn để tìm ra một tỷ lệ tối ưu nhất

5.2.3. Sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý

Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh nhưng cũng chứa đầy rủi ro. Các nhà quản trị thường có xu hướng sử dụng đồng vốn một cách an toàn, nghĩa là sử dụng vốn CSH ở mức cao nhất có thể.

Tuy nhiên, với lãi suất cho vay hấp dẫn trong giai đoạn hiện nay, Công ty có thể tính toán dòng tiền, nghiên cứu tình hình thị trường và dự báo khả năng doanh thu đạt được để sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức nào là có lợi nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH phát triển giảng võ (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)