Thứ nhất: Công ty cần phải có vốn để cải tạo, nâng cấp tòa nhà. Tuy nhiên do lỗ lũy kế từ nhiều năm trước nên toàn bộ lợi nhuận được sử dụng để bù đắp thâm hụt của vốn CSH. Hơn nữa, nợ vay dài hạn của Công ty còn khá lớn, chiếm 175% vốn CSH nên Công ty không thể vay thêm từ ngân hàng. Trong ngắn hạn Công ty vẫn đủ vốn để duy trì hoạt động kinh doanh nhưng về dài hạn, việc thiếu vốn để nâng cấp cơ sở vật chất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh.
Thứ hai: Việc cân đối giữa nguồn vốn và tài sản vẫn còn nhiều hạn chế.
Nguồn vốn dài hạn đôi lúc vẫn phải tài trợ nguồn vốn ngắn hạn do thiếu hụt. Trong năm 2013, vốn lưu động thường xuyên của Công ty đã thiếu khoảng 2 tỷ đồng.
Thứ ba: Những năm gần đây, do kinh doanh có lãi nên Công ty đã trả dần
được khoản nợ gốc, tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn. Tuy nhiên, Công ty chưa thực sự tính toán cơ cấu vốn cụ thể để có thể sử dụng đòn bẩy tài chính, nhất là khi lãi suất cho vay của ngân hàng đã giảm như hiện nay.
Thứ tư: Vòng quay các khoản phải thu trong 3 năm đã giảm dần. Như vậy
công tác thu nợ của Công ty chưa đạt hiệu quả. Với loại hình kinh doanh cho thuê nhà ở, việc cấp thời hạn tín dụng cho khách thuê hầu như không có. Theo hợp đồng thuê, khách thuê phải trả trước kỳ thuê. Như vậy, vốn của Công ty đã bị chiếm dụng, Công ty đã chưa tận dụng triệt để nguồn tài chính này để tăng thu nhập từ hoạt động tài chính.
Công ty khá dồi dào. Điều này giúp Công ty luôn chủ động được vốn lưu động thường xuyên, thậm chí còn dư như đã phân tích ở phần 4.2.2.1. Xét về hiệu quả sử dụng vốn, Công ty chưa sử dụng triệt để nguồn tiền mặt trong tài khoản ngân hàng để tăng doanh thu từ hoạt động tài chính. Hiện tại nguồn vốn này chỉ sử dụng để gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên hiệu quả chưa cao. Công ty có thể tìm kiếm thêm những giải pháp khác nhằm tăng doanh thu từ hoạt động tài chính như mua chứng khoán, trái phiếu.
Thứ sáu: Tổng chi phí trong 3 năm có xu hướng tăng và tốc độ tăng chi phí
nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này đòi hỏi Công ty cần phải xem xét, tìm hiểu nguyên nhân của việc tăng chi phí để từ đó để ra các biện pháp quản lý chi phí chặt chẽ, tránh lãng phí, gây thất thoát nguồn vốn.
Thứ bảy: Công tác quản lý doanh thu chưa thực sự được quan tâm. Về cơ
bản, chỉ có mảng hoạt động kinh doanh chính là dự báo khá chính xác tình hình hình doanh thu hàng năm. Doanh thu khác và doanh thu từ hoạt động tài chính chưa được tính toán cụ thể và chưa có biện pháp để tăng doanh thu.
Thứ tám: Công tác quản lý tài chính của Công ty hiện nay mới chỉ dừng ở
mức độ ghi chép, chưa tiến hành thực hiện công tác kế toán quản trị để phân tích và hoạch định những hướng đi sao cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Đây là công việc mà các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm.
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ