Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TECHCOMBANK (Trang 57 - 60)

Yếu tố nhân lực chính là điểm khác biệt của TCB so với các ngân hàng khác. Hằng năm, tại TCB luôn chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cho tương lai.

Về công tác tuyển dụng:

Hiện tại TCB đang thực hiện công tác này rất tốt, khi mà 1 năm có tới 5-6 đợt tuyển dụng tập trung, từ đó chọn ra được rất nhiều ứng viên xuất sắc cho toàn hệ thống 315 chi nhánh của mình. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chi phí tuyển dụng như vậy khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Ví dụ như thay vì sau vòng loại hồ sơ, các ứng viên sẽ tập trung về Hội sở để làm bài test IQ. Thì thay vì tập trung khối lượng lớn ứng viên như vậy về cùng 1 địa điểm là Hội sở sẽ tốn nhiều chi phí tổ chức và kiểm soát, vì ngân hàng rất quan trọng an ninh, hơn nữa cũng sẽ

13Tính đến 31/12/2014, tổng số nợ TCB đã bán sang VAMC là 3,8 nghìn tỷ đồng , nguồn Báo cáo thường niên (2014)

ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các bộ phận khác, TCB có thể áp dụng hình thức làm bài test online. Bài test sẽ đủ các phần kiểm tra IQ, khả năng tính toán cũng như năng lực ngoại ngữ khi toàn bộ nội dung bài test đều bằng tiếng Anh. Sau đó sẽ là phần làm bài luận cũng bằng tiếng Anh online, ngoài kiểm tra được khả năng tiếng Anh, qua bài test còn biết được trình độ tin học của ứng viên như thế nào. Đây đều là các yếu tố rất cần thiết đối với một nhân viên ngân hàng

Kênh tuyển dụng khác cũng không kém phần hiệu quả đó là TCB nên liên kết nhiều hơn với các trường đại học. Tạo điều kiện để các trường giới thiệu những bạn sinh viên xuất sắc có cơ hội được thực tập tại TCB

Quá trình đào tạo

Chương trình quản trị viên tập sự của TCB hiện đang thực hiện rất tốt, các MT được đào tạo hết sức bài bản, chuyên nghiệp. TCB có thể áp dụng mô hình này rộng hơn đối với các chương trình thực tập sinh khác, để các thực tập sinh có nhiều cơ hội hiểu rõ hơn về hệ thống ngân hàng, tìm ra mảng nghiệp vụ phù hợp, từ đó đào tạo chuyên môn được tốt hơn.

Đối với nhân viên tân tuyển, cần đào tạo chuyên sâu hơn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Bộ phận sản phẩm nên viết bộ cẩm nang sản phẩm, hoặc các cây sản phẩm đầy đủ, đưa đến từng chuyên viên bán, hoặc chi nhánh. Chính việc nắm bắt sản phẩm tốt, có hiệu quả, theo hệ thống sẽ giúp bán được sản phẩm tốt hơn, không những thế còn có thể bán chéo (cross selling) , bán kèm (upsale) giữa các sản phẩm. Ví dụ, các chuyên viên khách hàng doanh nghiệp (RM) khi tiếp cận doanh nghiệp ngoài bán các sản phẩm chuyên biệt được thiết kế riêng cho doanh nghiệp, RM có thể bán chéo sang các sản phẩm các nhân cho giám đốc doanh nghiệp,... Nếu có cẩm nang sản phẩm hoặc cây sản phẩm phù hợp, việc bán chắc chắn sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, điều cần thiết là cần tổ chức đào tạo kỹ năng theo các cấp độ rõ ràng: như chuyên viên khách hàng ưu tiên, chuyên viên KHDN, chuyên viên KHCN, bán qua điện thoại Teller, ....

Đối với nhân viên cũ thì định kì hằng năm cần hoàn thành các khóa học E- Learning để luôn luôn làm mới kiến thức, nâng cao trình độ, tránh tình trạng chênh lệch giữa kinh nghiệm và chuyên môn quá lớn với nhân viên mới.

Hiện tại cơ cấu nhân sự ở Techcombank đa số là trình độ đại học và trên đại học, cũng có rất nhiều xuất phát từ các trường đại học uy tín ở nước ngoài. Vì vậy, việc hỗ trợ nhân viên học nâng cao trình độ như thạc sĩ, tiến sĩ hay đi du học nước ngoài bằng các hình thức như hỗ trợ vay lãi suất thấp, cấp học bổng toàn phần, bán phần,.... sau khóa học, nhân viên sẽ về tiếp tục cống hiến cho TCB như cam kết ban đầu trong hợp đồng. Đây cũng là một trong rất nhiều cách trong quá trình đào tạo nhân lực cho TCB

Phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động

Ở Techcombank có đội ngũ RED là những người trẻ, tài năng, nhiệt huyết, là những hạt giống đỏ luôn mang trong mình trọng trách gắn kết tổ chức đúng với tinh thần “vững vàng nội lực, nâng cánh thành công” của TCB. Đội ngũ RED luôn đi đầu trong các phong trào, như luôn thực thi quy tắc 5S (1.SÀNG LỌC – 2.SẮP XẾP – 3.SẠCH SẼ – 4.SĂN SÓC – 5.SẴN SÀNG) của người Nhật để tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp đến toàn bộ công ty. Bằng phương pháp này, lôi kéo được sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất.

Để tạo môi trường năng động, chuyên nghiệp, TCB cần xây dựng các câu lạc bộ, có thể là các câu lạc bộ tiếng Anh vào các buổi sáng thứ 7 cuối tuần, vừa để nâng cao trình độ tiếng Anh của nhân viên công ty, vừa tạo được mối quan hệ đồng nghiệp team-work tốt, hiệu quả làm việc nhất định sẽ được tăng lên.

Techcombank cũng cần thực hiện thi đua giữa các bộ phận, các khối,.. nghiêm ngặt hơn để đánh giá thực trạng thực hiện các quy tắc của công ty mỗi tháng, mỗi quý. Vì ngoài đến công sở làm việc, nhân viên cũng cần có một nơi để vui chơi và sinh hoạt tập thể, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vô cùng cần thiết

Ngân hàng cần phát triển nhiều chương trình như vậy nữa để nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan, cán bộ công nhân viên cũng tự hào về nơi làm việc của mình và tất nhiên năng lực cạnh tranh của TCB cũng sẽ được nâng cao hơn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TECHCOMBANK (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)