Theo phương thức tiếp cận khách hàng, hệ thống phân phối của ngân hàng chia thành kênh phân phối truyền thống (hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng) và kênh phân phối hiện đại (giao dịch với khách hàng qua các kênh mang tính tự động, không cần trụ sở và nhân viên phục vụ).
Năng lực hệ thống phân phối thể hiện qua: số lượng các chi nhánh, điểm giao dịch, đơn vị trực thuộc; tính hợp lý của sự phân bổ hệ thống phân phối; quản lý, giám sát hoạt động chi nhánh.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân
hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Tên gọi : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Tên giao dịch quốc tế : VIETNAM TECHNOLOGICAL AND COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Tên viết tắt : TECHCOMBANK
Trụ sở chính : 191 Bà Triệu, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại : (84.4) 3944 6368
Website : www.techcombank.com.vn
Logo:
Vốn điều lệ: 8,848,078,710,000 VND
Giấy phép thành lập : 0040/NH -GP (06/08/1993) Giấy phép kinh doanh : 055697 (07/09/1993) Mã số thuế : 0100230800
Ngành nghề kinh doanh: - Tín dụng doanh nghiệp - Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro
- Dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế - Dịch vụ bao thanh toán, dịch vụ bảo lãnh - Bảo lãnh phá thành trái phiếu doanh nghiệp
2.1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Kỹ Thương Thương
Lịch sử hình thành
Được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trải qua 22 năm phát triển, giờ đây Techcombank đã là một ngân hàng vô cùng lớn mạnh tại Việt Nam với số vốn điều lệ lên tới gần 9000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt trên 175.000 tỷ đồng (tính đến hết quý 3/2015)2, như ban đầu ngân hàng chỉ có một chi nhánh tại Hà Nội thì giờ đây Techcombank sở hữu một mạng lưới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 315 chi nhánh và 1229 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến bậc nhất. Ngân hàng còn tiến hành hợp tác với những công ty lớn có tên tuổi trên thị trường như HSBC, Vietnam Airline nhằm làm nâng cao khả năng hoạt động của mình trong lĩnh vực ngân hàng. Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng khá là đa dạng, phong phú như huy động và nhận tiền gửi từ các cá nhân và tổ chức, cung cấp tín dụng để phục vụ cho hoạt động đầu tư phát triển của các nhân và tổ chức, thực hiện góp vốn, mua cổ phần và đầu tư kinh doanh trái phiếu, cổ phiếu. Giờ đây ngân hàng đã không ngừng mở rộng, lực lượng nhân sự trên 7300 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, phục vụ cho hơn 3,7 triệu khách hàng cá nhân và 45,368 khách hàng doanh nghiệp.
Bằng chính những hoạt động kinh doanh đầy khả quan trong thời gian qua, Techcombank đã chứng tỏ được lòng tin đối với khách hàng, và được Moody’s3 hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s[29]. Techcombank còn là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy
2 Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên
3 1 trong 3 công ty đánh giá xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới, gồm Standard & Poor's (S&P), Moody's, và Fitch Group
nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
Tầm nhìn:
Techcommbank đang nổ lực trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Sứ mệnh:
Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.
Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt.
Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Giá trị cốt lõi:
Giá trị mà Techcombank cam kết mang lại cho khách hàng trong nhiều năm qua đó là:
Khách hàng là trên hết, có nghĩa là mỗi việc chúng ta làm chỉ có giá trị khi thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng, đồng nghiệp.
Liên tục cải tiến để luôn dẫn đầu.
Tinh thần phối hợp vì ở Techcombank, sẽ không có kết quả tốt nếu không phối hợp.
Phát triển nhân lực vì con người với năng lực cao sẽ tạo lợi thế cạnh tranh và thành công vượt trội cho tổ chức.
Một số thành tích và giải thưởng Năm 2012 :
Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam – The Asian Banker Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam – The Asset
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng Quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam,… - Finance Asia
…..
Năm 2013
Ngân hàng điện tử tốt nhất Việt Nam – The Global Banking & Finance Sao vàng Đất Việt – Doanh nghiệp trẻ Việt Nam
…
Năm 2014
Thương hiệu Quốc gia – Bộ Công Thương
Sản phẩm/ dịch vụ chất lượng ASEAN, Thương hiệu được yêu thích ASEAN - Hiệp hội doanh nghiệp Đông Nam Á
Top 5 Ngân hàng được quan tâm nhất 2014 - Vnexpress
Năm 2015
Ngân hàng tốt nhất Việt Nam trong 4 năm liên tiếp (Best Bank in Vietnam 2015) - Global Finance Magazine
Lần thứ 5 nhận giải thưởng uy tín Sao vàng Đất Việt Top 100 thương hiệu tiêu biểu Việt Nam 2015
…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng
Hiện tại, tính đến năm 2015, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) triển khai cơ cấu như sau:
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Techcombank
Nguồn : Báo cáo thường niên TCB 2014
Với cơ cấu tổ chức trên ta nhận thấy nó vừa mang tính trực tuyến vừa mang tính liên hoàn giữa các khối. Cơ cấu này giúp cho việc truyền tải thông tin từ cấp trên xuống và việc phản hồi của cấp dưới lên được thực hiện , diễn ra vô cùng nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Sự trao đổi thông tin giữa các khối chức năng cũng xảy ra rất thuận tiện và kịp thời, đáp ứng được cho các hoạt động của ngân hàng. Đây là mô hình tổ chức rất phù hợp với ngành ngân hàng
2.2 Phân tích hoạt động kinh doanh của TCB
Bảng 2.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TCB 2012 – 2014
Đơn vị : tỷ đồng Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012 2014 - 2013 2014 - 2012
1. Thu nhập lãi và các khoản thu
nhập tương tự 12,932 13,281 17,623 -349 -4,691 2. Chi phí lãi và các chi phí tương
tự 7,159 8,946 12,507 -1,787 -5,348
I. Thu nhập lãi thuần 5,773 4,336 5,116 1,437 657
3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,665 1,150 1,051 515 614 4. Chi phí hoạt động dịch vụ 543 414 486 129 57
II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
dịch vụ 1,123 736 565 387 558
III. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
kinh doanh ngoại hối và vàng 23 -122 -139 145 162
IV. Lãi/lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán kinh doanh 97 105 3 -8 94
V. Lãi/lỗ thuần từ mua bán
chứng khoán đầu tư 78 161 -175 -83 253
5. Thu nhập từ hoạt động khác 986 739 618 247 368 6. Chi phí hoạt động khác 977 325 256 652 721
VI. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động
khác 8 414 362 -406 -354
VII. Thu nhập từ góp vốn, mua
cổ phần 5 17 30 -12 -25
VIII. Chi phí hoạt động 3,431 3,356 3,294 75 137
IX. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (I+II+III+IV+V+VI+VII-VIII)
3,675 2,292 2,467 1,383 1,208
X. Chi phí dự phòng rủi ro tín
dụng 2,258 1,414 1,449 844 809
XI. Tổng lợi nhuận trước thuế
(IX-X) 1,417 878 1,018 539 399
7. Chi phí thuế TNDN hiện hành 324 213 253 111 71
8. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 11 6 -1 5 12
XIII. Lợi nhuận sau thuế (XI-
XII) 1,082 659 766 423 316
XIV. Lợi ích của cổ đông thiểu
số 0 0
XV. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của Ngân hàng mẹ (XIII- XIV)
1,082 659 766 423 316
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(BCTC) (VNÐ) 983 600 700 383 283
Nguồn : Tác giả tự tính toán từ BCTC của TCB
Theo số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính, đầu tiên phải kể đến thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự giảm dần qua các năm, từ năm 2012 đến 2014, khoản thu nhập này đã giảm tới 4691 tỷ đồng. Thu nhập lãi thuần năm 2014 tăng so với 2013 1437 tỷ đồng, và tăng 657 tỷ đồng so với năm 2012, bởi vì mặc dù thu nhập giảm nhưng TCB cũng đã cắt giảm được chi phí lãi nên thu nhập lãi thuần theo đó cũng tăng, nhưng mức tăng không đáng kể. Cụ thể, ngân hàng đang có lãi từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, nhưng lại lỗ từ việc mua bán chứng khoán kinh doanh hay chứng khoán đầu tư.
Tổng lợi nhuận trước thuế 2013 của TCB giảm còn 878 tỷ đồng, thấp hơn 14% so với 2012, sau đó tăng trở lại. Kết quả kinh doanh sụt giảm chủ yếu do ngân hàng đã có chính sách trích lập dự phòng rủi ro thận trọng hơn, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng hiệu quả hoạt động của TCB về thu nhập ngoài lãi có phần yếu kém, giảm một nửa so với 2012 trong khi chi phí hoạt động tăng nhằm phục vụ mở rộng quy mô hoạt động. Đến 2014, TCB ghi nhận LNTT đạt 1417 tỷ đồng tăng 60% so với 2013. Tăng trưởng LNTT chủ yếu do thu nhập lãi tăng và rủi ro tín dụng giảm.
Bảng 2.2 Tóm tắt kết quả kinh doanh của TCB lũy kế 9 tháng đầu năm 2015 Đơn vị : tỷ đồng 9T/2014 9T/2015 Chênh lệch % Tổng doanh thu 8432 12953 4521 53.6 Tổng LNTT 1163 1552 389 33.4 Tổng chi phí 8910 8753 -157 -1.8 Lợi nhuận ròng 902 1699 797 88.4
Nguồn : Tác giả tự tính toán từ BCTC của TCB
Tính tới thời điểm hiện tại, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận ròng của TCB đã đạt được 1699 tỷ đồng, tăng 88.4% so với cùng kì năm 2014. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là nhờ vào mức tăng 53.6% từ doanh thu (bao gồm doanh thu thuần hàng hóa & dịch vụ, doanh thu tài chính và doanh thu khác) tương ứng mức tăng 4521 tỷ đồng, trong khi chi phí giảm
Tóm lại, tình hình tăng trưởng kinh doanh của TCB không đều, lợi nhuận lúc tăng, lúc giảm; tuy nhiên nhìn chung TCB vẫn hoạt động hiệu quả và có lợi nhuận dương. Trong khi nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, mất khả năng chi trả, dư nợ xấu quá nhiều thì mặc dù chưa có báo cáo cụ thể cho hết năm tài chính, nhưng theo số liệu được công bố tới hết quý 3, năm 2015 có lẽ là năm kinh doanh thuận lợi của TCB, dự báo ngân hàng vẫn hoạt động tốt cho đến năm 2016
2.3 Đánh giá các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Techcombank Techcombank
2.3.1 Yếu tố vĩ mô
Nhân tố kinh tế
Theo đánh giá của Tổng cục Thống Kê - GSO 4, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát cũng đã được kiểm soát
Tính đến thời điểm 19/6/2015, tăng trưởng tín dụng đạt 6,28% so với tháng 12 năm trước, kết quả có nhiều cải thiện so với mức tăng 2,03% của cùng thời điểm năm 2014. Trong 6 tháng đầu năm nay, huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng 4,58%, thấp hơn mức tăng 5,26% của cùng kỳ năm trước; tổng phương tiện thanh toán tăng 5,09%, thấp hơn mức tăng 6,37% của cùng kỳ năm 2014. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống. Tỷ giá ngoại tệ tăng hết biên độ cho phép 2% của năm 2015[14]
Hệ thống luật pháp, đặc điểm văn hóa, chính trị, xã hội
Trong năm 2015, nhà nước đang thực hiện triển khai và có hiệu quả các văn bản pháp quy quan trọng trong hoạt động đầu tư: Luật đầu tư công, Luật đầu tư (sửa đổi), Luật doanh nghiệp (sửa đổi), Luật đấu thầu, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)... đã góp phần tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư. [15]
Môi trường pháp lý đầu tư được đổi mới và từng bước hoàn thiện góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI theo hướng nâng cao chất lượng nguồn vốn, khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh và tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, ưu tiên các dự án phát triển công nghệ phụ trợ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. [15] Điều này làm cho tình hình kinh doanh tại các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, các hoạt động của ngân hàng theo đó cũng khởi sắc.
Cũng theo như báo cáo này, năng suất lao động xã hội 5 đã có sự tăng đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm, giai đoạn 2011 – 2015 tăng 4,2%/năm. Đời sống dân cư cả nước nhìn chung ổn định. Niềm tin của cộng đồng quốc tế vào Việt Nam đang tăng lên, việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) hay Cộng đồng kinh tế ASEAN đang giúp Việt Nam hội nhập hiệu quả với thế giới [15]
Nhân tố công nghệ
Trình độ công nghệ kỹ thuật của Việt Nam ngày càng phát triển, theo đó hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân hàng theo đó cũng được nâng cấp và trang bị hiện đại. Các công nghệ mới ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng như ATM, POS (point of sales ), Internet banking, call center,… và đặc biệt là hệ thống ngân hàng lõi (core banking) để đảm bảo hoạt động hiệu quả và bảo mật thông tin đã ảnh hưởng đến nhận thức về vai trò của công nghệ đối với ngân hàng.
Hiện nay, ngân hàng nào càng nắm bắt, đầu tư được công nghệ mới, ngân hàng đó sẽ càng có ưu thế vượt trội hơn trong quá trình cạnh tranh phát triển
2.3.2 Môi trường vi mô
Tác nhân là các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Hiện tại, không chỉ riêng TCB mà tất cả các ngân hàng khác cũng đều chịu tác động đến năng lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn. Các đối thủ đó có thể là các ngân hàng nước ngoài, các NHTM nội địa mới tham gia thị trường hoặc các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác ,… Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhiều nguy cơ hiện nay nhất có thể kể đến là các NHNNg
Theo báo cáo của NHNN, đến đầu năm 2015, Việt Nam đã có 47 chi nhánh NHNNg, có 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh6 và số lượng lớn các văn phòng đại diện. Một số NHNNg lớn hiện nay như HSBC, ANZ, Standard Chartered, CitiBank,… đều đang hoạt động rất hiệu quả,