Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TECHCOMBANK (Trang 54 - 57)

2014 - 2019

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 đã thông qua định hướng hoạt động nhiệm kỳ 2014-2019. Trong 5 năm tới, Techcombank sẽ tiếp tục kiên định với định hướng chiến lược chuyển đổi đã được khẳng định đúng đắn, và có những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với yêu cầu mới, đồng thời, tiếp tục tập trung xây dựng nguồn lực, và phát triển năng lực kinh doanh cốt lõi, góp phần không ngừng nâng cao vị thế, quy mô của Ngân hàng, và sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Mục tiêu dài hạn cụ thể tới cuối năm 2018, tăng gần 75% tổng tài sản lên 275.656 tỷ đồng, tăng gần 3 lần dư nợ và tăng gấp đôi huy động. Tăng trưởng về huy động và cho vay sẽ tập trung nhiều ở phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng tỷ lệ sinh lời ROA và ROE lên 1,65% và 18.22% vào cuối năm 2018; đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm tăng cơ cấu doanh thu từ thu nhập từ phí (13% lên 19%); đồng thời tiếp tục duy trì chính sách cho vay thận trọng, quản lý chặt chất lượng tín dụng, đảm bảo nợ xấu duy trì ở mức dưới 3% tổng dư nợ. [21]

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của TCB

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro hoạt động động

Giải pháp tăng vốn

Đối với NHTM, vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng, ngân hàng cần tăng vốn để tăng độ vững mạnh của tài sản, có vốn mở rộng hoạt động, xử lý nợ xấu…. Vốn chính là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh.

thương mại phải chịu sự chi phối của các quy định pháp luật, mà cụ thể ở đây dựa trên căn cứ là quy mô vốn tự có. Theo quy định của Luật các TCTD11 : Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM đối với một khách hàng và không quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan. Tăng vốn tự có sẽ làm tăng các giới hạn liên quan tới cấp tín dụng cho khách hàng, thêm nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Thêm nguồn vốn đề đầu tư vào các giải pháp để củng cố và nâng cao hệ thống nền tảng như đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và hệ thống quản trị rủi ro [16]. Vì vậy, điều cần thiết để Techcombank có thể tăng khả năng cho vay, mở rộng quy mô hoạt động đó là tăng vốn tự có. Vốn tăng thêm có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định, xây dựng cơ bản, mua sắm công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động của ngân hàng và các chi nhánh của ngân hàng, phần còn lại để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn mở rộng hoạt động kinh doanh và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

Khi thực hiện tăng vốn thì NHTM sẽ phải chịu áp lực tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, chỉ số an toàn vốn tối thiểu CAR…), việc ngân hàng mải chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng vốn… mà lợi nhuận lại giảm, nợ xấu ngày càng nguy hiểm.

Một số giải pháp tăng vốn :  Tăng vốn điều lệ:

 Tăng vốn từ nguồn nội bộ mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Dựa vào tình hình phân tích tài chính của TCB các năm qua thì TCB có thể giữ lại một phần lợi nhuận hợp lý để bổ sung vốn tự có, tương ứng với tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Từ lần tăng vốn điều lệ năm 2010 đến nay, TCB chưa từng tăng vốn, vì thế trong giai đoạn tiếp theo, giải pháp tăng vốn điều lệ có thể phù hợp với bối cảnh của ngân hàng, mà việc tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại là một đề xuất hợp lý

 Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm loãngquyền sở hữu

 Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.

 Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Khi áp dụng biện pháp này đểtăng vốn, thì Ngân hàng có lợi thế là chỉ trả mức lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường, và chủ động trong việc quyết định thời gian, tỷ lệ chuyển đổi tuỳ theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình

Dù thực hiện tăng vốn điều lệ bằng bất kỳ cách nào thì TCB cũng cần thận trọng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai

 Tăng huy động vốn:

Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng đối với khách hàng là chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi nhiều, khách hàng truyền thống thông qua cơ chế huy động.

Cán bộ công nhân viên của ngân hàng cũng chính là nguồn vốn lớn ngân hàng có thể huy động được. Thực hiện chính sách ưu đãi lớn khi nhân viên có người thân , bạn bè gửi tiết kiệm tại TCB, với số lượng 7.242 cán bộ nhân viên vào năm 201412 , mỗi cán bộ nhân viên huy động ít nhất 1 tỷ VND thì số tiền ngân hàng huy động được không hề nhỏ

Giải pháp xử lý nợ xấu

Ngân hàng cần chủ động tăng mức trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, hiện mức trích lập của TCB trong quý 1/2015 gần 1,390 tỷ đồng, bằng 60% của cả năm 2014 (quý 1/2014 chỉ trích lập 79 tỷ đồng) [20]. Việc trích lập

DPRR này sẽ làm lợi nhuận giảm xuống, có khi thua lỗ, nhưng sẽ làm tăng khả năng tài chính bên trong của ngân hàng

Ngoài việc bán nợ xấu cho VAMC13 (Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) thì TCB cần chủ động tự thực hiện cải tiến các chính sách quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, phối hợp xử lý nợ cùng chủ nợ, hợp tác hỗ trợ khách hàng cải thiện công việc kinh doanh. Công ty Quản lí nợ và Khai thác tài sản (Techcombank AMC) cần thể hiện vai trò của mình nhiều hơn nữa trong quá trình quản lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam TECHCOMBANK (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)