2014 - 2019
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 đã thông qua định hướng hoạt động nhiệm kỳ 2014-2019. Trong 5 năm tới, Techcombank sẽ tiếp tục kiên định với định hướng chiến lược chuyển đổi đã được khẳng định đúng đắn, và có những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với yêu cầu mới, đồng thời, tiếp tục tập trung xây dựng nguồn lực, và phát triển năng lực kinh doanh cốt lõi, góp phần không ngừng nâng cao vị thế, quy mô của Ngân hàng, và sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Mục tiêu dài hạn cụ thể tới cuối năm 2018, tăng gần 75% tổng tài sản lên 275.656 tỷ đồng, tăng gần 3 lần dư nợ và tăng gấp đôi huy động. Tăng trưởng về huy động và cho vay sẽ tập trung nhiều ở phân khúc khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng tỷ lệ sinh lời ROA và ROE lên 1,65% và 18.22% vào cuối năm 2018; đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm tăng cơ cấu doanh thu từ thu nhập từ phí (13% lên 19%); đồng thời tiếp tục duy trì chính sách cho vay thận trọng, quản lý chặt chất lượng tín dụng, đảm bảo nợ xấu duy trì ở mức dưới 3% tổng dư nợ. [21]
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của TCB
3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính, giảm thiểu rủi ro hoạt động động
Giải pháp tăng vốn
Đối với NHTM, vốn đóng vai trò chi phối và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của ngân hàng, ngân hàng cần tăng vốn để tăng độ vững mạnh của tài sản, có vốn mở rộng hoạt động, xử lý nợ xấu…. Vốn chính là cơ sở để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh.
thương mại phải chịu sự chi phối của các quy định pháp luật, mà cụ thể ở đây dựa trên căn cứ là quy mô vốn tự có. Theo quy định của Luật các TCTD11 : Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM đối với một khách hàng và không quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan. Tăng vốn tự có sẽ làm tăng các giới hạn liên quan tới cấp tín dụng cho khách hàng, thêm nguồn vốn trung, dài hạn để tài trợ cho các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Thêm nguồn vốn đề đầu tư vào các giải pháp để củng cố và nâng cao hệ thống nền tảng như đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất và hệ thống quản trị rủi ro [16]. Vì vậy, điều cần thiết để Techcombank có thể tăng khả năng cho vay, mở rộng quy mô hoạt động đó là tăng vốn tự có. Vốn tăng thêm có thể sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định, xây dựng cơ bản, mua sắm công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động của ngân hàng và các chi nhánh của ngân hàng, phần còn lại để bổ sung nguồn vốn trung dài hạn mở rộng hoạt động kinh doanh và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của ngân hàng.
Khi thực hiện tăng vốn thì NHTM sẽ phải chịu áp lực tăng trưởng các chỉ tiêu kinh doanh (doanh thu, lợi nhuận, chỉ số an toàn vốn tối thiểu CAR…), việc ngân hàng mải chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng vốn… mà lợi nhuận lại giảm, nợ xấu ngày càng nguy hiểm.
Một số giải pháp tăng vốn : Tăng vốn điều lệ:
Tăng vốn từ nguồn nội bộ mà cụ thể là từ lợi nhuận để lại, đây là nguồn bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Dựa vào tình hình phân tích tài chính của TCB các năm qua thì TCB có thể giữ lại một phần lợi nhuận hợp lý để bổ sung vốn tự có, tương ứng với tốc độ tăng trưởng của ngân hàng. Từ lần tăng vốn điều lệ năm 2010 đến nay, TCB chưa từng tăng vốn, vì thế trong giai đoạn tiếp theo, giải pháp tăng vốn điều lệ có thể phù hợp với bối cảnh của ngân hàng, mà việc tăng vốn từ lợi nhuận giữ lại là một đề xuất hợp lý
Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: Biện pháp này có thể làm tăng năng lực đòn bẩy tài chính của ngân hàng trong tương lai nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và làm loãngquyền sở hữu
Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: Là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, nhưng về bản chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.
Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Khi áp dụng biện pháp này đểtăng vốn, thì Ngân hàng có lợi thế là chỉ trả mức lãi suất thấp hơn trái phiếu thông thường, và chủ động trong việc quyết định thời gian, tỷ lệ chuyển đổi tuỳ theo nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình
Dù thực hiện tăng vốn điều lệ bằng bất kỳ cách nào thì TCB cũng cần thận trọng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và chiến lược phát triển trong tương lai
Tăng huy động vốn:
Để nâng cao hiệu quả huy động vốn, biện pháp mà ngân hàng có thể áp dụng đối với khách hàng là chức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng gửi lớn, gửi nhiều, khách hàng truyền thống thông qua cơ chế huy động.
Cán bộ công nhân viên của ngân hàng cũng chính là nguồn vốn lớn ngân hàng có thể huy động được. Thực hiện chính sách ưu đãi lớn khi nhân viên có người thân , bạn bè gửi tiết kiệm tại TCB, với số lượng 7.242 cán bộ nhân viên vào năm 201412 , mỗi cán bộ nhân viên huy động ít nhất 1 tỷ VND thì số tiền ngân hàng huy động được không hề nhỏ
Giải pháp xử lý nợ xấu
Ngân hàng cần chủ động tăng mức trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, hiện mức trích lập của TCB trong quý 1/2015 gần 1,390 tỷ đồng, bằng 60% của cả năm 2014 (quý 1/2014 chỉ trích lập 79 tỷ đồng) [20]. Việc trích lập
DPRR này sẽ làm lợi nhuận giảm xuống, có khi thua lỗ, nhưng sẽ làm tăng khả năng tài chính bên trong của ngân hàng
Ngoài việc bán nợ xấu cho VAMC13 (Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) thì TCB cần chủ động tự thực hiện cải tiến các chính sách quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, phối hợp xử lý nợ cùng chủ nợ, hợp tác hỗ trợ khách hàng cải thiện công việc kinh doanh. Công ty Quản lí nợ và Khai thác tài sản (Techcombank AMC) cần thể hiện vai trò của mình nhiều hơn nữa trong quá trình quản lý nợ xấu.
3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị điều hành
Trên cơ sở lộ trình tái cơ cấu ngân hàng 2015-2016, TCB đang ngày càng tăng cường năng lực quản lý điều hành tập trung, đặc biệt là cơ cấu hệ thống tại Hội sở chính, nhằm xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, theo hướng hiện đại, đặt khách hàng là trên hết (customer first) là những tiêu chí khi TCB thực hiện tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, năng lực cạnh tranh của ngân hàng
3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
Yếu tố nhân lực chính là điểm khác biệt của TCB so với các ngân hàng khác. Hằng năm, tại TCB luôn chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp cho tương lai.
Về công tác tuyển dụng:
Hiện tại TCB đang thực hiện công tác này rất tốt, khi mà 1 năm có tới 5-6 đợt tuyển dụng tập trung, từ đó chọn ra được rất nhiều ứng viên xuất sắc cho toàn hệ thống 315 chi nhánh của mình. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là chi phí tuyển dụng như vậy khá tốn kém và mất nhiều thời gian. Ví dụ như thay vì sau vòng loại hồ sơ, các ứng viên sẽ tập trung về Hội sở để làm bài test IQ. Thì thay vì tập trung khối lượng lớn ứng viên như vậy về cùng 1 địa điểm là Hội sở sẽ tốn nhiều chi phí tổ chức và kiểm soát, vì ngân hàng rất quan trọng an ninh, hơn nữa cũng sẽ
13Tính đến 31/12/2014, tổng số nợ TCB đã bán sang VAMC là 3,8 nghìn tỷ đồng , nguồn Báo cáo thường niên (2014)
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các bộ phận khác, TCB có thể áp dụng hình thức làm bài test online. Bài test sẽ đủ các phần kiểm tra IQ, khả năng tính toán cũng như năng lực ngoại ngữ khi toàn bộ nội dung bài test đều bằng tiếng Anh. Sau đó sẽ là phần làm bài luận cũng bằng tiếng Anh online, ngoài kiểm tra được khả năng tiếng Anh, qua bài test còn biết được trình độ tin học của ứng viên như thế nào. Đây đều là các yếu tố rất cần thiết đối với một nhân viên ngân hàng
Kênh tuyển dụng khác cũng không kém phần hiệu quả đó là TCB nên liên kết nhiều hơn với các trường đại học. Tạo điều kiện để các trường giới thiệu những bạn sinh viên xuất sắc có cơ hội được thực tập tại TCB
Quá trình đào tạo
Chương trình quản trị viên tập sự của TCB hiện đang thực hiện rất tốt, các MT được đào tạo hết sức bài bản, chuyên nghiệp. TCB có thể áp dụng mô hình này rộng hơn đối với các chương trình thực tập sinh khác, để các thực tập sinh có nhiều cơ hội hiểu rõ hơn về hệ thống ngân hàng, tìm ra mảng nghiệp vụ phù hợp, từ đó đào tạo chuyên môn được tốt hơn.
Đối với nhân viên tân tuyển, cần đào tạo chuyên sâu hơn về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Bộ phận sản phẩm nên viết bộ cẩm nang sản phẩm, hoặc các cây sản phẩm đầy đủ, đưa đến từng chuyên viên bán, hoặc chi nhánh. Chính việc nắm bắt sản phẩm tốt, có hiệu quả, theo hệ thống sẽ giúp bán được sản phẩm tốt hơn, không những thế còn có thể bán chéo (cross selling) , bán kèm (upsale) giữa các sản phẩm. Ví dụ, các chuyên viên khách hàng doanh nghiệp (RM) khi tiếp cận doanh nghiệp ngoài bán các sản phẩm chuyên biệt được thiết kế riêng cho doanh nghiệp, RM có thể bán chéo sang các sản phẩm các nhân cho giám đốc doanh nghiệp,... Nếu có cẩm nang sản phẩm hoặc cây sản phẩm phù hợp, việc bán chắc chắn sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn.
Ngoài ra, điều cần thiết là cần tổ chức đào tạo kỹ năng theo các cấp độ rõ ràng: như chuyên viên khách hàng ưu tiên, chuyên viên KHDN, chuyên viên KHCN, bán qua điện thoại Teller, ....
Đối với nhân viên cũ thì định kì hằng năm cần hoàn thành các khóa học E- Learning để luôn luôn làm mới kiến thức, nâng cao trình độ, tránh tình trạng chênh lệch giữa kinh nghiệm và chuyên môn quá lớn với nhân viên mới.
Hiện tại cơ cấu nhân sự ở Techcombank đa số là trình độ đại học và trên đại học, cũng có rất nhiều xuất phát từ các trường đại học uy tín ở nước ngoài. Vì vậy, việc hỗ trợ nhân viên học nâng cao trình độ như thạc sĩ, tiến sĩ hay đi du học nước ngoài bằng các hình thức như hỗ trợ vay lãi suất thấp, cấp học bổng toàn phần, bán phần,.... sau khóa học, nhân viên sẽ về tiếp tục cống hiến cho TCB như cam kết ban đầu trong hợp đồng. Đây cũng là một trong rất nhiều cách trong quá trình đào tạo nhân lực cho TCB
Phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động
Ở Techcombank có đội ngũ RED là những người trẻ, tài năng, nhiệt huyết, là những hạt giống đỏ luôn mang trong mình trọng trách gắn kết tổ chức đúng với tinh thần “vững vàng nội lực, nâng cánh thành công” của TCB. Đội ngũ RED luôn đi đầu trong các phong trào, như luôn thực thi quy tắc 5S (1.SÀNG LỌC – 2.SẮP XẾP – 3.SẠCH SẼ – 4.SĂN SÓC – 5.SẴN SÀNG) của người Nhật để tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp đến toàn bộ công ty. Bằng phương pháp này, lôi kéo được sự tham gia của tất cả mọi người trong tổ chức, cải tiến môi trường làm việc và nâng cao năng suất.
Để tạo môi trường năng động, chuyên nghiệp, TCB cần xây dựng các câu lạc bộ, có thể là các câu lạc bộ tiếng Anh vào các buổi sáng thứ 7 cuối tuần, vừa để nâng cao trình độ tiếng Anh của nhân viên công ty, vừa tạo được mối quan hệ đồng nghiệp team-work tốt, hiệu quả làm việc nhất định sẽ được tăng lên.
Techcombank cũng cần thực hiện thi đua giữa các bộ phận, các khối,.. nghiêm ngặt hơn để đánh giá thực trạng thực hiện các quy tắc của công ty mỗi tháng, mỗi quý. Vì ngoài đến công sở làm việc, nhân viên cũng cần có một nơi để vui chơi và sinh hoạt tập thể, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vô cùng cần thiết
Ngân hàng cần phát triển nhiều chương trình như vậy nữa để nâng cao ý thức kỷ luật trong cơ quan, cán bộ công nhân viên cũng tự hào về nơi làm việc của mình và tất nhiên năng lực cạnh tranh của TCB cũng sẽ được nâng cao hơn
3.2.4 Giải pháp về marketing
Công tác truyền thông luôn là hoạt động quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp nào. Đối với ngân hàng, đặc biệt là với riêng TCB, hoạt động truyền thông sẽ giúp đưa các thông tin đến khách hàng nhanh chóng hơn về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, nâng cao lòng tin của khách hàng đối với TCB, định vị thương hiệu TCB trong lòng mỗi khách hàng. Hằng năm, tổng chi phí cho marketing không được vượt quá 1% TOI (tổng thu nhập hoạt động) của ngân hàng, tức là khoảng 150 tỷ đồng/năm14 cho cả ngân hàng. Vì chi phí có hạn mà chính sách của ngân hàng luôn muốn tiết kiệm chi phí, ngân sách marketing cho năm 2016 sẽ giảm xuống nên ngân hàng cần có những chính sách mới vừa có thể cắt giảm chi phí, vừa đạt được hiệu quả marketing như ý muốn
Giải pháp mà ngân hàng có thể thực hiện như :
Thay vì tiếp cận khách hàng một cách tràn lan, riêng lẻ thì TCB có thể tập trung tài trợ cho các hiệp hội doanh nghiệp, ví dụ như Hiệp hội doanh nghiệp Nhựa (VPA) , Hiệp hội doanh nghiệp Dược (VNPCA), Hiệp hội doanh nghiệp Dệt may (VITAS),... Tài trợ cho các hiệp hội này, Techcombank có thể trực tiếp marketing các sản phẩm của mình đến với doanh nghiệp thông qua các buổi họp mặt thường niên của hội viên hiệp hội. Trong một lúc có thể tiếp cận hàng trăm khách hàng tiềm năng như vậy thì đây là một cách marketing rất tốt để TCB có thể tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
3.2.5 Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
Để hoạt động marketing cũng như hoạt động bán của của ngân hàng thực sự có hiệu quả thì việc cốt lõi chính là ngân hàng phải có một hệ thống sản phẩm, dịch vụ thật sự hiệu quả và khác biệt. Sản phẩm, dịch vụ có thật sự tốt thì ngân hàng mới có thể cạnh tranh tốt được. TCB luôn chú trọng các hoạt động phát
triển sản phẩm, với định hướng rõ ràng không cạnh tranh về lãi suất, TCB luôn chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm của mình trên nguyên tắc có quy trình rõ ràng, thủ tục đơn giản, thân thiện, dễ tiếp cận và đáp ứng linh hoạt các nhu cầu của khách hàng. Ở mảng cá nhân thì tập trung các sản phẩm mũi nhọn như payroll (sản phẩm chi lương), vay tiêu dùng tín chấp, cho vay trung và dài hạn, vay mua nhà, mua ô tô,... Mảng doanh nghiệp thì tập trung tài trợ hợp đồng đầu vào đầu ra, bảo lãnh, bao thanh toán, ....
Với ưu thế vốn là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam15 cộng với sựu dẫn dắt của ông Murat Yuldashev (Tổng giám đốc TCB) với nhiều năm kinh nghiệm đảm nhiệm những vị trí quản lý cấp cao trong các công ty đầu tư và ngân hàng