Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạtđộng của Thanhtra Ngân

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 78 - 90)

5. Cơ cấu của đề tài

3.2.2.Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạtđộng của Thanhtra Ngân

Ngân hàng Nhà nước:

Thứ nhất, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động thanh tra do NHNN Việt Nam thực hiện.

Nhanh chóng ban hành Nghị định hướng dẫn luật Luật NHNN Việt Nam 2010, trong lĩnh vực Thanh tra Ngân hàng cần ban hành nghị định mới để thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04/09/1999 về tổ chức và hoạt động của thanh tra NHNN theo quy định tại khoản 2, Điều 49, Luật NHNN Việt Nam “Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.”

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 71 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

Cần xem xét một số vấn để như sau: Nghiên cứu tổ chức mô hình Thanh tra Ngân hàng ở cả trung ương và địa phương phù hợp với nguyên tắc đối, đối tượng, nội dung Thanh tra Ngân hàng và các biện pháp xử lý đối tượng Thanh tra Ngân hàng. Mặt khác cần quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ cho từng đối tượng thanh tra, bởi ở mỗi nhóm đối tượng thanh ngân hàng có những đặc thù riêng. Nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc áp dụng các biện pháp xử lý đối tượng Thanh tra Ngân hàng, tùy theo tính chất mức độ rủi ro theo Khoản 2, Điều 59, Luật NHNN Việt Nam 2010, “Tuỳ theo tính chất, mức độ rủi ro, NHNN còn áp dụng các biện pháp xử lý sau đây đối với đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng:…”

Khoản 2 Điều 52 Luật NHNN Việt Nam 2010, quy định:

“Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;”

Khi các hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng, cũng như số lượng các tổ chức kinh tế tham gia vào thị trường tài chính tiền tệ ngày càng nhiều. Thì quy định các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng mà không phải TCTD chỉ được NHNN cho phép hoạt động khi có hoạt động về ngoại hối, kinh doanh vàng, thông tin tín dụng, cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xem ra chưa hợp lý. Nên cần có quy định cụ thể hơn về các điều kiện mà các tổ kinh tế không phải là TCTD cần đạt được để tham gia hoạt động ngân hàng, đồng thời mở rộng thêm các hoạt động ngân hàng mà các tổ chức này được thực hiện không chỉ các hoạt động nêu trên là cần thiết.

Hoạt động thanh tra do NHNN Việt Nam thực hiện, mà công cụ hữu hiệu của NHNN là thông qua hoạt động của Thanh tra NHNN. Do đó việc quy định cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của thanh tra NHNN là rất cần thiết tránh việc lạm quyền gây sách nhiễu đồng thời nâng cao vị thế của Thanh tra NHNN giúp hoạt động Thanh tra Ngân hàng đạt được mục đích đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.

Rà soát lại các quy định tại Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định của Thống đốc NHNN về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để xử lý phù hợp; bảo đảm về tổ chức và hoạt động của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các đơn vị thuộc cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được thiết kế phù hợp với quy định của Luật NHNN 2010 về thanh tra, giám sát ngân hàng.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 72 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

Thống đốc NHNN cần kịp thời nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trình tự thủ tục Thanh tra Ngân hàng theo Khoản 5, Điều 51 Luật NHNN Việt Nam 2010, “Thống đốc NHNN quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng.”

Tăng cường công tác thanh tra của NHNN theo chỉ thị số 03 của NHNN ngày 22/04/2008 về việc tăng cường công tác thanh tra, giám sát của NHNN Việt Nam.

Quá trình hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Thanh tra ngân hàng phải được thực hiện theo lộ trình nhất định. Theo đó, phải lên kế hoạch, chương trình xác định cho từng công việc cũng như cho cả quá trình hoàn thiện đã hoạch định sẵn.

Quá trình hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Thanh tra ngân hàng cần đồng bộ. Pháp luật về hoạt động của Thanh tra NHNN còn cần chú trọng đến vấn đề thống nhất khi hoàn thiện.

Thứ hai, hoàn thiện bộ máy tổ chức Thanh tra NHNN.

Hiện nay, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được thành lập trực thuộc NHNN Việt Nam, các đơn vị Thanh tra Ngân hàng thuộc tổ chức bộ máy của chi nhánh NHNN vẫn phải chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và sự quản lý hành chính của NHNN chi nhánh. Mô hình trên hiện nay là phù hợp, vì Việt Nam là nước đang phát triển, thị trường tài chính chưa sôi động.

Tuy nhiên, thời gian tới, môi trường hoạt động ngân hàng sẽ thay đổi nhanh chóng, trong khi đó bộ máy tổ chức của NHNN hiện tại đang thể hiện sự bất hợp lý, đòi hỏi sự điều chỉnh một cách tương ứng bộ máy tổ chức NHNN. Theo đó, cần tăng cường tính hệ thống, tập trung thống nhất của bộ máy NHNN bằng cách tổ chức sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh NHNN hiện có, hình thành một số chi nhánh khu vực tại những trung tâm kinh tế- tài chính của đất nước.

Cùng với quá trình này, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và mạng lưới chi nhánh gồm một số đơn vị Thanh tra Ngân hàng khu vực trực thuộc. Các đơn vị Thanh tra Ngân hàng độc lập với NHNN và chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn về công tác, tổ chức, cán bộ và chuyên môn nghiệp vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Quy định về xử lý mối quan hệ mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố về phân cấp trách nhiệm thanh tra, giám sát và quan hệ chỉ đạo điều hành.

Việc nâng cao tính độc lập của Thanh tra Ngân hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng, với định hướng tổ chức lại hệ thống NHNN gọn nhẹ hơn theo khu vực, xóa bỏ được tình trạng cục bộ địa phương, sự thiếu nhất quán trong đánh giá, trong phương pháp và cách thức giám sát. Mặc khác, tổ chức hệ thống thanh tra theo

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 73 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

ngành dọc giúp việc phân bổ các nguồn lực thanh tra, giám sát một cách chủ động hơn, thanh tra Chi nhánh NHNN không thực hiện công tác giám sát từ xa mà nhiệm vụ này chỉ để Thanh tra NHNN thực hiện đối với Hội sở chính của các TCTD.

Hiện tại các phòng thanh tra tại chỗ thực hiện thanh tra theo nhóm ngân hàng thương mại được phân chia theo hình thức sở hữu. Để tiến tới áp dụng các chẩn mực của Basel 2, cơ cấu tổ chức của thanh tra NHNN nên phân thành các khối thanh tra theo loại hình rủi ro (rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp,…), như vậy tính chuyên môn hóa của thanh tra tại chỗ được nâng cao.

Thứ ba, đổi mới phương thức Thanh tra Ngân hàng.

Thời gian tới, công tác thanh tra, giám sát cần đổi mới theo hướng kiện toàn mô hình tổ chức thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ Thanh tra, giám sát; hoàn thiện khung pháp lý về giám sát ngân hàng; đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan giám sát tài chính trong nước và quốc tế.Về phương pháp, cần coi giám sát từ xa là phương thức thanh tra, giám sát chủ yếu để giúp cảnh báo sớm, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Để giúp nâng cao chất lượng công tác giám sát từ xa, cần đưa ra một “danh mục” hệ thống hạ tầng cơ sở dữ liệu cần phải xây dựng với nền tảng công nghệ thông tin hiện đại: Hệ thống “Giám sát an toàn vi mô”; Hệ thống “Giám sát an toàn vĩ mô”; Hệ thống “Cảnh báo sớm”; Hệ thống “Quản lý tiến trình thanh tra giám sát”; Hệ thống “chấm điểm và xếp hạng TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS”79.

Ngoài ra, Hoạt động thanh tra do NHNN thực hiện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai phương thức thanh tra là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Giám sát từ xa cung cấp thông tin cho thanh tra tại chỗ; giám sát theo dõi các TCTD một cách thường xuyên giữa các kỳ thanh tra tại chỗ...Còn thanh tra tại chỗ sẽ kiểm toán các thông tin đầu vào của giám sát từ xa, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị qua giám sát từ xa. Để vận hành tốt cơ chế phối hợp đó cần phải đổi mới nhận thức mối quan hệ giữa hai phương thức này. Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi của từng phương thức sao cho thông tin đầu ra của bộ phận này sẽ là đầu vào của bộ phận kia và ngược lại. Việc quy định thành hai bộ phận là để có điều kiện chuyên môn hóa về kỹ năng, nhưng phải thống nhất trong một công nghệ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thứ tư, đổi mới phương pháp Thanh tra Ngân hàng:

Hiện nay, hệ thống chuẩn mực về thanh tra, giám sát ngân hàng do Ủy ban Basel đề xuất được nhiều quốc gia áp dụng để nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

79Theo Đỗ Lê - Thời báo ngân hàng, Giải pháp nâng hiệu quả thanh tra giám sát ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://vinacorp.vn/news/giai-phap-nang-hieu-qua-thanh-tra-giam-sat-ngan-hang/in-549409, truy cập vào ngày 25 tháng 11 năm 2013.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 74 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

thanh tra, giám sát ngân hàng. Mục tiêu bao trùm nhất trong hoạt động của cơ quan này là đảm bảo sự hoạt động an toàn có hiệu quả của hệ thống các TCTD. Đảm bảo cho hoạt động của Cơ quan thanh tra giám sát theo mô hình mới, một yêu cầu đặt ra đối với các TCTD (đối tượng của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) là việc đưa vào áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng, đặc biệt là 25 nguyên tắc cơ bản của Basel đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, đây là những nguyên tắc tối thiểu và được xem là tài liệu cốt lõi để các cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng và các nhà quản lý tài chính tham khảo lựa chọn và áp dụng. Việc áp dụng đồng nhất nguyên tắc Basel tại mỗi nước sẽ là một bước quan trọng trong việc nâng cao tính ổn định tài chính của mỗi quốc gia và toàn cầu. Xây dựng hệ thống phương pháp thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế và các nguyên tắc của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel nhằm nâng cao năng lực cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Phương pháp thanh tra dựa trên rủi ro chủ yếu tập trung vào xem xét, đánh giá các rủi ro của TCTD; chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro của TCTD và khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD. Để thực hiện phương thanh tra trên, ngân hàng cần:

NHNN Việt Nam cần vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam, đi đôi với nó là thực hiện cải cách hệ thống chính sách, quy định pháp luật liên quan, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng..., và cần phải mất một thời gian dài để có thể áp dụng được đầy đủ các nguyên tắc này.

Xây dựng, phát triển, ứng dụng và cập nhật quy trình giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro; kết hợp các nguồn thông tin khác nhau như thông qua kiểm toán độc lập, phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo giám sát từ xa, các cuộc tiếp xúc với ngân hàng..., để tìm hiểu kỹ hơn về các TCTD, trên cơ sở đó có phân tích, đánh giá để đưa ra quyết định thanh tra tại chỗ hay có biện pháp giám sát;

Nâng cao năng lực trình độ của thanh tra viên. Việc thanh tra trên cơ sở tuân thủ không đòi hỏi cán bộ thanh tra phải tư duy nhiều. Tuy nhiên, phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro đòi hỏi cán bộ thanh tra phải nâng cao hơn nữa nghiệp vụ, thực sự có trình độ mới có thể đưa ra những phân tích, đánh giá chính xác về những rủi ro tiềm ẩn mà TCTD đang gặp phải. Vì vậy quá trình chuyển đổi phương pháp thanh tra phải gắn liền với quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNN nói chung và Thanh tra NHNN nói riêng.

Cần có quy định cho phép Thanh tra NHNN có quyền yêu cầu kiểm toán độc lập thực hiện các công việc kiểm toán báo cáo về giới hạn tín dụng, hệ thống thông tin quản trị và các chỉ têu về an toàn hoạt động nhằm hỗ trợ hoạt động Thanh tra Ngân hàng.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 75 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

Thứ năm, tổ chức tốt việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra, nâng cao chất lượng của kết luận thanh tra:

Kiến nghị sau thanh tra cần rõ ràng, cụ thể về thời gian, không gian và đối tượng thực hiện. Các kết luận và kiến nghị thanh tra ngoài việc gửi cho NHNN và Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố cần đồng gửi cho giám đốc, tổng giám đốc các TCTD được thanh tra để nắm bắt được và chỉ đạo chỉnh sửa.

Yêu cầu giám đốc, tổng giám đốc các TCTD được thanh tra phải giao trách nhiệm cho các phòng ban có liên quan lập kế hoạch và có biện pháp chỉnh sửa cụ thể sau thanh tra. Kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng cho từng thời gian, cán bộ và phòng nghiệp vụ. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc chỉnh sửa sau thanh tra.

Kết thúc thời hạn chỉnh sửa theo yêu cầu. Thanh tra tổng hợp và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Xử lý nghiêm, đúng pháp luật những trường hợp đối tượng thanh tra không nghiêm túc chỉnh sửa, chỉnh sửa thiếu trách nhiệm hoặc còn để tái phạm. Làm được như vậy thì chắc chắn vai trò và vị thế của Thanh tra NHNN, hiệu quả thanh tra sẽ được nâng cao.

Thứ sáu, tăng cường sự phối hợp hoạt động của thanh tra NHNN với các bộ phận có liên quan khác và với bộ phận kiểm soát nội bộ của các TCTD;

Tăng cường sự phối hợp giữa Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và thanh tra, giám sát NHNN trong quá trình giám sát các TCTD và xử lý các vấn đề khó khăn, rủi ro của các TCTD. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin và phối hợp hoạt động giữa Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và thanh tra NHNN trên nguyên tắc tập trung vào một đầu mối để tránh sự chồng chéo, trùng lặp, gây phiền hà cho TCTD và lãng phí nguồn lực trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra các TCTD; Thanh tra cung cấp cho Bảo hiểm Tiền gửi danh mục xếp hạng các TCTD hàng năm và thông báo cho Bảo hiểm Tiền gửi các TCTD có nguy cơ lâm vào tình trạng mất an toàn, dẫn đến phá sản được phát hiện thông qua thanh tra. Ngược lại, Bảo hiểm Tiền gửi có trách nhiệm báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của thanh tra và kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm;

Phối hợp giữa các đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD với Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng. Cần có quy định cho phép Thanh tra NHNN có quyền yêu cầu đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các TCTD phối hợp cung cấp các thông tin về TCTD đó; tăng cường vai trò của kiểm soát nội bộ trong mối quan hệ với thanh tra, giám sát. Hoạt động thanh tra, giám sát có mối quan hệ nhất định với hoạt động kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các TCTD còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Phần lớn chất lượng cán bộ của bộ phận kiểm soát nội bộ tại các TCTD còn chưa đáp ứng được yêu cầu,

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 76 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

vì vậy, thanh tra NHNN cần tăng cường chỉ đạo và phối hợp nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các TCTD;

Tăng cường sự phối hợp với Thanh tra Chính phủ, thanh tra các tỉnh, thành phố và các cơ quan có liên quan theo hướng: Thanh tra NHNN gửi chương trình công tác thanh tra năm cho Thanh tra tỉnh, thành phố, chủ động phối hợp để hoạt động thanh tra của Thanh tra NHNN và Thanh tra tỉnh, thành phố không chồng

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 78 - 90)