Quy định pháp luật về đối tượng của hoạt động thanhtra do Ngân hàng

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 37)

5. Cơ cấu của đề tài

2.1 Quy định pháp luật về đối tượng của hoạt động thanhtra do Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam thực hiện:

Theo thông lệ quốc tế, đối tượng của thanh tra NHNN là tất cả các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên, theo các văn bản luật áp dụng tại nước ta, đối tượng của Thanh tra NHNN Việt Nam rộng hơn.

Theo Luật NHNN Việt Nam 2010, NHNN Việt Nam tiến hành thanh tra những đối tượng sau đây:

- TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

- Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN Việt Nam.

2.1.1.Tổ chức tín dụng:

2.1.1.1. Các loại hình tổ chức tín dụng là đối tượng của hoạt động Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đây được nhận định là đối tượng Thanh tra Ngân hàng chủ yếu và quan trọng của NHNN Việt Nam. Bởi thông qua hệ thống các TCTD phần lớn các chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đi vào thực tiễn, cụ thể hóa được mục đích quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 30 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.29”

 Ngân hàng là: “loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”30.

 TCTD phi ngân hàng “là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác”31.

 Tổ chức tài chính vi mô là “loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”32.

 Quỹ tín dụng nhân dân là TCTD do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật Hợp tác xã33 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống34. Từ những phân tích ở trên ta có thể thấy các loại hình của TCTD rất đa dạng, mỗi loại hình có có những hoạt động ngân hàng đặt thù riêng, nhưng nhìn chung chúng đều là doanh nghiệp, hoạt động một, một số hay tất cả các hoạt động ngân hàng. Mặt khác lĩnh vực kinh doanh của các TCTD mang tính đặc trưng riêng như là: Hoạt động ngân hàng hàm chứa nhiều rủi ro, đối tượng kinh doanh chính là tiền tệ, nguồn vốn chủ yếu để hoạt động kinh doanh chính là nguồn vốn huy động, lĩnh vực kinh doanh mang tính hệ thống cao và phải chịu sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước. Từ những lý do trên, NHNN Việt Nam tiến hành các hoạt động quản lý Nhà nước về hoạt động ngân hàng để đảm bảo hệ thống các TCTD hoạt động trong quỹ đạo, tính thanh khoản cao và hạn chế rủi ro, ổn định thị trường tài chính tiền tệ rất nhiều biến động.

Quy định tại khoản 1, Điều 52 Luật NHNN Việt Nam, ngoài các TCTD, NHNN còn thanh tra các đối tượng sau:

29Khoản 1 Điều 4 Luật các TCTD 2010.

30Khoản 2 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010

31Khoản 4 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

32Khoản 5 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

33 Luật Hợp tác xã 2012.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 31 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

“Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.”

 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng nước ngoài, không có tư cách pháp nhân, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ, cam kết của chi nhánh tại Việt Nam35.

 Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam36.

 Tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là tổ chức được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài và được kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây37:

 Nhận tiền gửi;

 Cấp tín dụng;

 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Cũng theo khoản 1 Điều 52 Luật NHNN Việt Nam 2010, quy định:

“Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;”

Công ty con, công ty liên kết của TCTD được định nghĩa như thế nào và tại sao trong những trường hợp cần thiết NHNNyêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra đối với các đối tượng trên.

Khái niệm công ty con, công ty liên kết của TCTD quy định tại khoản 29, 30 Điều 4 Luật các TCTD 2010, như sau:

Công ty con của TCTD là công ty mà ở đó:“Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết”38.

“Công ty liên kết của tổ chức tín dụng là công ty trong đó tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 11% vốn điều lệ hoặc trên 11% vốn cổ phần có quyền biểu quyết, nhưng không phải là công ty con của tổ chức tín dụng đó”39.

35Khoản 9 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

36Khoản 7 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại việt nam.

37Khoản 9 Điều 2 Thông tư 40/2011/TT-NHNN, quy định về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại việt nam.

38Điểm a Khoản 30 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 32 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

Khi tiến hành thanh tra trong trường hợp cần thiết NHNN yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của TCTD. Bởi trước hết theo quy định của pháp luật hiện hành thì có những hoạt động TCTD có thể trực tiếp kinh doanh nhưng cũng có những hoạt động mà TCTD muốn tiến hành kinh doanh thì bắt buộc phải thông qua các công ty con, công ty liên kết của TCTD. Như vậy bên cạnh hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh chính, chủ yếu, thường xuyên và mang tính nghề nghiệp của TCTD, các TCTD còn có thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác thông qua các công ty con, công ty liên kết như kinh doanh vàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm, tư vấn tài chính, môi giới tiền tệ… Thông qua đây giúp các TCTD sử dụng nguồn vốn huy động được có hiệu quả, giải ngân nguồn vốn, đầu tư trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm tăng lợi nhuận trong kinh doanh (đặc biệt trong điều kiện các TCTD bị NHNN khống chế mức tăng trưởng tín dụng).

Mặt khác, thông qua việc thành lập các công ty con, công ty liên kết góp phần giúp các TCTD tăng khả năng huy động vốn, có thể đảm bảo thanh khoản hoặc cho vay khi việc huy động vốn của TCTD gặp khó khăn. Hơn nữa, các công ty con, công ty liên kết cũng giúp các TCTD sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vốn có (như là vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn nhân lực…), để phát triển, mở rộng kinh doanh, tăng khả năng tài chính cho các hoạt động kinh doanh về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của TCTD.

Bên cạnh các mặt tích cực của hệ thống công ty con, công ty liên kết của TCTD, vẫn cồn tồn tại khá nhiều bất cập như sau:

Trước hết việc đua nhau thành lập các công ty con, công ty liên kết, đầu tư dàn trải ra quá nhiều ngành đôi khi vượt quá trình độ quản lý của TCTD, dẫn đến các công ty hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động chính của TCTD. Ngoài ra trong bối cảnh mà thị trường chứng khoán, bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, thị trường vàng bất ổn định thì việc các ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh nói trên, nguy cơ gặp rủi ro là rất cao. Tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo với sự "bắt tay" của ngân hàng - chứng khoán - bảo hiểm đang khiến dòng chảy đồng tiền trong hệ thống tài chính méo mó.

Ngoài ra, những hạn chế về tính minh bạch, cung cấp thông tin và chuẩn mực kế toán...,đang tạo điều kiện để sở hữu chéo, đầu tư chéo phát huy mặt tiêu cực. Sở hữu chéo, đầu tư chéo tiềm ẩn rủi ro và bóp méo cạnh tranh. Khi các TCTD liên kết thành một “mạng nhện” sẽ nảy sinh độc quyền nhóm. Liên minh TCTD này có thể đủ sức mạnh để chi phối lãi suất, tỷ giá và kể cả chính sách về tài chính, dẫn đến

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 33 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

nhiều rủi ro mang tính hệ thống. Điều này có thể gây xáo trộn thị trường tài chính và làm thiệt hại cho nền kinh tế.

Hơn nữa, sở hữu chéo, đầu tư chéo làm gia tăng nguy cơ rủi ro chéo giữa các khu vực trên thị trường tài chính quốc gia. Chẳng hạn, việc các TCTD bơm vốn cho công ty con hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và ngược lại công ty con thực hiện các giao dịch phục vụ lợi ích của TCTD, làm tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao và khả năng lan truyền rủi ro giữa các khu vực thị trường tài chính.

Bên cạnh đó, việc NHNN khống chế mức tăng trưởng tín dụng, các TCTD đã tận dụng các công ty con, con công ty liên kết để đẩy mạnh cho vay mà không làm cho tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vượt quá quy định pháp luật hay vi phạm các tỷ lệđảm bảo an toàn khác do NHNN quy định. Hay thông qua các công ty liên kết, TCTD có thể lách được quy định hạn chế cấp tín dụng của một TCTD đối với các quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật các TCTD 201040. Việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư không chỉ làm tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế bị bóp méo mà thực tế đang tìm ẩn một nguy cơ rủi ro lớn cho hệ thống TCTD.

Từ những phân tích trên, về phía NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động thanh tra nhằm phát hiện kịp thời và xử lý các rủi ro tìm ẩn từ hoạt động của các công ty con, công ty liên kết của TCTD trong trường hợp cần thiết. Hoạt động thanh tra do NHNN tiến hành, phải đảm bảo cho TCTD sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư vào các công ty này và an toàn cho TCTD trong hoạt động mở rộng kinh doanh thông qua công ty con, công ty liên kết của TCTD đó, góp phần ổn định và phát triển thị trường tài chính nhiều biến động hiện nay.

Nhìn chung, các TCTD là đối tượng thanh tra thường xuyên và quan trọng của NHNN Việt nam. Bởi thông qua chúng NHNN thực hiện được phần lớn các chính sách quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Nhưng mặt khác các đối tượng Thanh tra Ngân hàng cũng là các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Do đó, để các đối tượng thanh tra trên cởi mở với hoạt động thanh tra của Thanh tra NHNN Việt Nam tiến hành. Pháp luật cần có những quy định cụ

40 1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

a) Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; c) Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập;

d) Doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó;

đ) Người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng;

e) Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 34 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

thể về quyền, nghĩa vụ để các TCTD thấy được lợi ích và trách nhiệm pháp lý của chúng trong hoạt động thanh tra của Thanh tra NHNN Việt Nam.

2.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng khi là đối tượng của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo điều 53 Luật NHNN Việt Nam 2010, Quyền, nghĩa vụ của đối tượng Thanh tra Ngân hàng được chỉ được quy định như sau:

“Thực hiện kết luận thanh tra; thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật”.

Ngoài quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra quy định tại điều 53 Luật NHNN Việt Nam 2010, thì tại Điều 160 Luật các TCTD 2010, có quy định như sau:

Đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật phải “Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nướctrong quá trình thanh tra, giám sát, đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp”41.

Từ quy định trên, ta nhận định việc cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu của Thanh tra NHNN trong quá trình Thanh tra Ngân hàng là nghĩa vụ của TCTD. Khi Thanh tra NHNN yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ quá trình thanh tra thì TCTD phải cung cấp đầy đủ, chính xác, để phục vụ cho quá trình thanh tra được tiến hành một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Việc cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu sẽ giúp cho quá trình thanh tra đánh giá đúng được mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro, tình hình tài chính và hoạt động của TCTD. Trên cơ sở đó, Thống đốc NHNN có thể áp dụng biện pháp xử lý đối với đối tượng Thanh tra Ngân hàng có hành vi vi phạm pháp luật hoặc hoạt động không an toàn; có thể áp đặt, chấm dứt tình trạng giám sát đặc biệt, kiểm soát đặc biệt; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro; đưa ra các khuyến nghị, kiến nghị. Các đối tượng thanh tra sẽ nhận được sự kiểm soát từ NHNN, với những biện pháp hỗ trợ, giúp TCTD khắc phục những yếu kém, nhận sự hỗ trợ, tạo tính thanh khoản cao, ổn định trong kinh doanh.

Từ những phân tích trên, ta thấy việc TCTD hợp tác với Thanh tra NHNN trong việc cung cấp thông tin, tài liệu chính xác, kịp thời là rất cần thiết. Việc cố

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)