5. Cơ cấu của đề tài
3.2.1.2. Sự phát triển của thị trường tài chính và mở cửa thị trường tài chín hở
Việt Nam phải đối mặt với thách thức từ xu hướng tự do hóa tài chính - ngân hàng. Đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính, cụ thể là trong lĩnh vực ngân hàng. Đây có thể được coi như một thách thức của các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.
Những thách thức trong nước đến từ các hạn chế của hệ thống các TCTD. Việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng tuy đã có những tiến bộ nhưng vẫn ở mức thấp. Nếu so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới nói chung thì khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam còn chưa cao, mức độ phân bố các chi nhánh và phòng giao dịch chưa đồng đều.
Những thách thức đến từ bên ngoài xuất phát từ việc các nước phát triển muốn đẩy mạnh, mở cửa hơn nữa trong khi các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) tỏ ra thận trọng hơn do lo ngại các vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Sự khác biệt đáng kể về sự phát triển của hệ thống tài chính giữa các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó khu vực tài chính của một số nước ASEAN còn thiếu tính đa dạng, thiếu các công cụ hạn chế rủi ro, tiềm lực tài chính và năng lực quản trị ngân hàng còn yếu, hệ thống giám sát thận trọng, hiệu quả chưa được thiết lập...Những hạn chế này không chỉ tác động tới khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước, mà còn là rào cản đối với việc hội nhập và phát triển bền vững của khu vực. Do vậy, đẩy mạnh hợp tác, mở cửa cho
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 69 SVTH: Lê Trang Yến Quyên
phép các hoạt động tài chính - ngân hàng diễn ra ở tầm khu vực trong điều kiện trên đây sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ đối với một quốc gia mà còn đối với toàn bộ khu vực.
Thập kỷ qua, cùng với quá trình đổi mới và hội nhập, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng. Sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và việc loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã khiến mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, buộc các ngân hàng Việt Nam phải tái cấu trúc để tiếp tục phát triển. Hai trong số năm Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa và chính thức hoạt động theo mô hình đa sở hữu được gần hai năm. Các ngân hàng thương mại cổ phần một mặt đang cấu trúc lại, có sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài77cùng lộ trình tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu là 3.000 tỉ VND78. Tất cả các động thái này nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập quốc tế hiện là xu thế tất yếu của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới. Đối với Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức đối Việt Nam nói chung và các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng nói riêng, khi phải đối mặt với những thách thức từ phía các ngân hàng nước ngoài - những ngân hàng không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cùng với sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng hiện đại ở Việt Nam tuy đã có những thay đổi tích cực song vẫn còn khá manh mún, chưa mang tính đồng bộ. Do đó, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn giữa các tổ chức tài chính trong nước với tổ chức tài chính nước ngoài nước.
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính và xu hướng hợp tác hóa, toàn cầu hóa thị trường tài chính. Đặt các TCTD nước ta đứng trước thách thức về khả năng cạnh tranh.
Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng một môi trường pháp lý ngân hàng trong nước hấp dẫn với các cơ chế chính sách nhất quán, có quy định quyền sở hữu rõ ràng, công tác thanh tra giám sát an toàn với mức độ độc lập cao, chế độ báo cáo và kiểm toán minh bạch, tạo lập một sân chơi bình đẳng và hỗ trợ
77 Ví dụ như: ANZ, HSBC, Standar chertered, OCBC,UOB, DeutscheBank, Sumitomo Mitsui là các nhà đầu tư chiến lược của Sacombank; Teachcombank; ACB; VPBank; Phương Nam Bank; Habubank và Eximbank.
78Nghị định số 10/2011/NĐ – CP ngày 26/01/2011 quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 141/2006/nđ-cpngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 70 SVTH: Lê Trang Yến Quyên
cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng (trong nước và nước ngoài) phát triển.
Trong đó, hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động của Thanh tra NHNN là nhiệm vụ cấp bách bởi thông qua hoạt động của Thanh tra NHNN, NHNN nắm bắt được thực trạng tình hình tài chính thường xuyên của các TCTD trongvà ngoài nước, để kịp thời đưa ra những cảnh báo và can thiệp kịp thời giúp ngăn chặn, phòng tránh rủi ro; đánh giá việc tuân thủ các quy định về tiền tệ và hoạt động ngân hàng như về lãi suất, huy động vốn, cho vay, quản trị, điều hành, kiểm toán…Đảm bảo tính tuân thủ và khả năng cạnh tranh của TCTD nước ta với TCTD mạnh về khả năng tài chính và năng lực quản trị điều hành.
Xem xét để vốn sở hữu nhà nước chi phối trong các ngân hàng cần được nắm giữ ở mức phù hợp sao cho không ảnh hưởng tới mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, nếu các ngân hàng có sở hữu nhà nước chi phối thì các ngân hàng này cần phải có khả năng hoạt động như một pháp nhân độc lập. Bởi trong môi trường mở của thị trường tài chính hiện nay, một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao.
Từ những phân tích trên, ta thấy NHNN thông qua hoạt động của thanh tra NHNN nắm bắt được thường xuyên thực trạng, tình hình tài chính của các TCTD, để kịp thời đưa ra những cảnh báo và can thiệp kịp thời giúp ngăn chặn, phòng tránh rủi ro, ổn định thị trường tài chính tiền tệ và phát triển kinh tế. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trong thì trường tài chính biến đổi hàng ngày và quá trình mở cửa thị trường tài chính.
Do đó, cần phải hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động của thanh tra NHNN nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ và thống nhất để hoạt động của Thanh tra NHNN có hiệu quả và trở thành công cụ hữu hiệu để ngân hàng nhà nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng và tiền tệ.