Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanhtra Ngân hàng Nhà

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 59 - 62)

5. Cơ cấu của đề tài

2.3 Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanhtra Ngân hàng Nhà

Nhằm thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về ngân hàng, Thanh tra NHNN được trao những nhiệm vụ và quyền hạn tương đối cụ thể và chuyên biệt.

Với Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27 tháng 05 năm 2009 của thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam. Sau khi quyết định này ra đời ngày 30 tháng 07 năm 2009, NHNN đã tổ chức công bố quyết định thành lập Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Đến ngày 01/08/2009, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chính thức đi vào hoạt động theo quyết định này. Trên cơ sở hợp nhất 04 đơn vị của NHNN Việt Nam, gồm: Thanh tra ngân hàng, Vụ các ngân hàng, Vụ các TCTD hợp tác, Trung tâm thông tin phòng, chống rửa tiền. Tiếp đến ngày 16/06/2010 Luật NHNN Việt Nam được Quốc hội thông qua, tiếp tục khẳng định vị trí vai trò của cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN trên tinh thần Quyết định 83/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 52 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

 Nhiệm vụ của thanh tra NHNN được quy định theo Quyết định 83/2009/QĐ- TTg ngày 27 tháng 05 năm 2009 của thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam được quy định như sau:

Thanh tra NHNN tiến hành hoạt động chuyên ngành về ngân hàng theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước61:

Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD, tổ chức tài chính quy mô nhỏ và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Thanh tra xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro, tình hình tài chính và hoạt động của đối tượng Thanh tra Ngân hàng. Thực hiện công tác giám sát thường xuyên và tiến hành thanh tra trực tiếp về tổ chức và hoạt động của tổ chức và hoạt động của TCTD, hoạt động ngân hàng của tổ chức khác, về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng thuộc chức năng quản lý của NHNN Việt Nam nhằm phát hiện ngăn chặn các vi phạm; kiến nghị biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Thanh tra NHNN kiến nghị Thống đốc NHNN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, hủy bỏ những quy định trái pháp luật hoặc ảnh hưởng đến an toàn hoạt động ngân hàng”62:

Kiến nghị Thống đốc NHNN Việt Nam áp dụng các biện pháp xử lý như: Đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, đình chỉ một số hoạt động ngân hàng của TCTD và tổ chức có hoạt động ngân hàng khác; thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của TCTD, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện thông qua công tác Thanh tra Ngân hàng. Thanh tra NHNN đề nghị Thống đốc NHNN chấp thuận hoặc không chấp thuận tổ chức kiểm toán vào kiểm toán TCTD trong quá trình thanh tra.

61Khoản 4 Điều 2 Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam.

62Điểm g Khoản 5 Điều 2 Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 53 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

Thanh tra NHNN có nhiệm vụ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính63.

Xử phạt theo thẩm quyền và kiến nghị xử phạt vi phạm hành chính ngoài thẩm quyền trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Thanh tra NHNN có nhiệm vụ tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN64.

Tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị của các cấp có thẩm quyền xử lý các khiếu nại, tố cáo liên quan đến ngành ngân hàng; tham mưu cho Thống đốc NHNN về chỉ đạo kiểm tra việc phòng ngừa đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng;

Trong quá trình thanh tra, Thanh tra NHNN thực hiện nhiệm vụ trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia Đoàn thanh tra NHNN65.

Ngoài ra, Thanh tra Ngân hàng còn tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ, công chức, thuộc hệ thống Thanh tra NHNN. Đảm bảo đội ngũ cán bộ Thanh tra NHNN có chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc về lĩnh vực ngân hàng và tiền tệ, ngoài ra còn có phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng vai trò của thanh tra NHNN.

 Để đảm bảo đúng pháp luật, hoạt động đúng nguyên tắc, phát huy đúng vai trò của mình thì Thanh tra NHNN cần có những quyền hạn nhất định. Theo quy định của pháp luật hiện hành khi tiến hành thanh tra, Thanh tra NHNNcó các quyền hạn sau đây:

Trong quá trình thanh tra, thanh tra NHNN có quyền “yêu cầu đối tượng thanh tra và các bên liên quan cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin tài liệu theo yêu cầu và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra”66. Khi tiến hành thanh tra để phục vụ cho quá trình thanh tra có hiệu quả ngoài việc tự thân Thanh tra NHNN sử dụng kỹ năng nghiệp vụ của mình để tiến hành thu thập các tài liệu cần thiết cho quá trình thanh tra, thanh tra NHNN còn có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liêu cần thiết phát sinh trong quá thanh tra, trả lời các nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra, tăng khả năng đối thoại giữa Thanh

63Khoản 6 Điều 2 Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam.

64Khoản 10 Điều 2 Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam.

65Điểm g Khoản 4 Điều 2 Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05/2009 của thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam.

66Khoản 1 Điều 7 Nghị định 91/1999/NĐ-CP nghị định của chính phủ số 91/1999/nđ-cp ngày 04 tháng 9 năm 1999 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 54 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

tra NHNN và đối tượng Thanh tra Ngân hàng, nâng cao tinh thần hợp tác và trách nhiệm của đối tượng Thanh tra Ngân hàng bởi các đối tượng Thanh tra Ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin tài liệu theo yêu cầu và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin tài liệu đã cung cấp theo Khoản 1 Điều 160 Luật các TCTD 2010.

Thanh tra NHNN tiến hành “Lập biên bản thanh tra và kiến nghị biện pháp giải quyết”67.

Khi phát hiện sai phạm của đối tượng Thanh tra Ngân hàng có quyền lập biên bản và tiến hành xử lý theo thẩm quyền của pháp luật, trong trường hợp không thuộc thẩm quyền của mình Thanh tra NHNN kiến nghị với Thống đốc NHNN hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan để có các biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu các rủi ro từ sai phạm của đối tượng Thanh tra Ngân hàng.

Trong phạm vi thẩm quyền của mình đối tượng thanh tra “Áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật”68.

Việc phân quyền cho Thanh tra NHNN tiến hành ngăn chặn, xử lý các vi phạm hành chính theo quy định pháp luật, tăng tính chủ động và hiệu quả cho quá trình thanh tra, kịp thời khắc phục, giảm thiểu rủi ro do hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra.

Thanh tra NHNN có quyền “Được bảo lưu ý kiến, nếu thủ trưởng cơ quan NHNN cùng cấp không nhất trí với kết luận của Thanh tra ngân hàng và chịu trách nhiệm về ý kiến đó, đồng thời phải báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thanh tra”69

Quyền này của Thanh tra NHNN bắt nguồn từ nguyên tắc Thanh tra Ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Qua đó, ta nhận thấy các ý kiến, quyết định của thanh tra NHNN chỉ tuân theo pháp luật, không chịu ảnh hưởng từ quan điểm của cơ quan cấp trên, đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động của Thanh tra NHNN. Đây được xem là một quyền quan trọng của Thanh tra NHNN đảm bảo tính trung thực, khách quan, hiệu quả của quá trình thanh tra do NHNN Việt Nam tiến hành.

2.4 Quy định của pháp luật về các phương pháp thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi tiến hành hoạt động thanh tra.

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)