Sơ lược quá trình phát triển hoạt động của Thanhtra Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 31 - 33)

5. Cơ cấu của đề tài

1.3 Sơ lược quá trình phát triển hoạt động của Thanhtra Ngân hàng Nhà nước

hết sức quan trọng của hoạt động Thanh tra NHNN.

1.3 Sơ lược quá trình phát triển hoạt động của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Việt Nam:

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công của chủ tịch Hồ Chí minh đã ký sắc lệnh số 64/SL thành lập ban thanh tra đặc biệt nay là Thanh tra NHNNViệt Nam.

Năm 1956 (sau 5 năm thành lập ngành Thanh tra Ngân hàng) theo Nghị định số 169/NĐ-VP ngày 12 tháng 5 năm1956 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, quyết định thành lập ban Thanh tra Ngân hàng .

Từ năm 1963 đến năm 1967, do yêu cầu phát triển của tổ chức, mạng lưới hoạt động ngân hàng cũng như yêu cầu của các cuộc vận động lớn của Đảng và Chính phủ, các ban thanh tra chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phố được thành lập. ỞNHTW, ban thanh tra được bổ sung thêm nhiều cán bộ được điều động từ các vụ cục, các chi nhánh NHNN địa phương, điều là những cán bộ có trình độ, năng lực, thực hiện nhiệm vụ của ban Thanh tra NHNN Việt Nam.

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 24 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

Đầu những năm 1990 trở lại đây, căn cứ vào công bố Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội, hệ thống ngân hàng đã được thay đổi từ hệ thống ngân hàng 1 cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp bao gồm NHTW, các chi nhánh tại 61 tỉnh thành và hệ thống các TCTD gồm các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh, Ngân hàng Cổ phần, Ngân hàng liên doanh, công ty tài chính…Cùng với các Pháp lệnh nói trên, Hội đồng Nhà nước cũng ban hành Pháp lệnh thanh tra, Pháp lệnh khiếu nại của nông dân, từng bước đổi mới công tác thanh tra ở nước ta nói chung và công tác Thanh tra Ngân hàng nói riêng về nội dung hoạt động cũng như xử lý vi phạm.

Thời kỳ triển khai mô hình tổ chức Ngân hàng theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26 tháng 12 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng, do nhận thức không đúng về quản lý nhà nước về kinh doanh tiền tệ, do chưa tiếp cận với cơ chế thị trường nên cho rằng tự chủ kinh doanh là tự lo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm là chính, nên công tác thanh tra bị buôn lỏng. Trong cơ cấu của NHNN, các cấp bố trí rất ít cán bộ làm công tác thanh tra.

Ngày 02 tháng 12 năm 1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa X, chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 1998. Trên cơ sở quy định của Luật NHNN Việt Nam 1997, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngân hàng.

Về cơ cấu tổ chức, theo Nghị định số 91/1999/NĐ-CP, Hệ thống tổ chức Thanh tra Ngân hàng bao gồm: Thanh tra NHNN; Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra chi nhánhNHNN); hoạt động của Thanh tra Ngân hàng là nhằm góp phần bảo đảm an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ Quốc gia.

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1997 (sửa đổi, bổ sung 2003), tiếp tục khẳng định vị thế của Thanh tra Ngân hàng với 6 Điều quy định về Thanh tra Ngân hàng, được đề cập tại chương V.

Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 27 tháng 05 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được thành lập dựa trên cơ sở tổ chức lại 4 đơn vị trực thuộc NHNN bao gồm: Thanh tra Ngân hàng, Vụ các ngân hàng, Vụ các TCTD hợp tác và Trung tâm phòng chống rửa tiền. Thành lập Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được coi là một công cuộc cải tổ đáng kể của NHNN nhằm tăng cường khả

GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 25 SVTH: Lê Trang Yến Quyên

năng thanh tra, giám sát của hệ thống tài chính ngân hàng. Theo quyết định này, các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng gồm27:

• Vụ Thanh tra các TCTD trong nước (gọi tắt là Vụ I) • Vụ Thanh tra các TCTD nước ngoài (gọi tắt là Vụ II)

• Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Vụ III).

• Vụ Giám sát Ngân hàng (gọi tắt là Vụ IV)

• Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V).

• Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ VI). • Văn phòng.

• Cục Phòng, chống rửa tiền.

Ngày 16 tháng 6 năm 2010, Quốc hội đã thông qua Luật NHNN 2010, thay thế Luật NHNN 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung 2003. Tiếp tục khẳng định vị trí vai trò của Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN trên tinh thần Quyết định 83/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó đã dành trọn chương V, với 13 điều quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo đó:

“Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chốngrửa tiền.28”

Một phần của tài liệu pháp luật về hoạt động của thanh tra ngân hàng nhà nước việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)