5. Cơ cấu của đề tài
2.2.1. Thanhtra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạtđộng ngân hàng
hàng51.
NHNN Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng của mình, thông qua thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng của các đối tượng Thanh tra Ngân hàng.
Hoạt động thanh tra do NHNN tiến hành là hoạt động được tiến hành thường xuyên, định kì của NHNN Việt Nam. Tính chất này bắt nguồn từ tính đặc thù của kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng, lĩnh vực kinh doanh có độ rủi ro cao.
50Khoản 2, Điều 57 Luật Thanh tra 2010.
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 43 SVTH: Lê Trang Yến Quyên
Mục tiêu của hoạt động này là đảm bảo các đối tượng Thanh tra Ngân hàng tuân thủ các quy định pháp luật khi kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, điều này bảo đảm an toàn của cả hệ thống TCTD.
Việc chấp hành pháp luật về tiền và hoạt động ngân hàng là việc chấp hành những yêu cầu cơ bản của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng sau:
Yêu cầu của pháp luật về giấy phép thành lập và hoạt động của đối tượng Thanh tra Ngân hàng. Thanh tra NHNN tiến hành xem xét các đối tượng thanh tra có hoạt động theo quy định ghi trong giấy phép kinh doanh không hay triển khai hoạt động khi chưa được cấp có thẩm quyền chuẩn y điều lệ; mặt khác, TCTD, tổ chức khác được hoạt động ngân hàng muốn được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng ngoài việc đáp ứng về hồ sơ, thủ tục theo quy định, thỏa điều kiện quy định pháp luật ở từng hoạt động kinh doanh tiền và dịch vụ ngân hàng cụ thể, còn phải đáp ứng được quy định pháp luật tại Điều 20 Luật các TCTD 2010, về điều kiện về cấp giấy phép như: về vốn pháp định, vốn điều lệ, điều kiện của chủ sở hữu, người quản lý điều hành của TCTD, có Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật, có đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống TCTD; không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống TCTD.
Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng có tính rủi ro cao, mang tính dây truyền, mà NHNN bắt buộc các tổ chức kinh tế muốn kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật, nhằm đảm bảo các tổ chức được cấp phép hoạt động an toàn và hiệu quả, không ảnh hưởng đến hệ thống TCTD, ổn định được thị trường tài chính phức tạp và nhiều biến động hiện nay. Chính vì những lý do trên, mà hành vi cho mượn, cho thuê hoặc chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hay tẩy xoá, sửa chữa giấy phép, hoạt động ngân hàng không có giấy phép, hay tiếp tục hoạt động ngân hàng khi đã bị đình chỉ, bị tước giấy phép hoặc giấy phép đã hết thời hạn là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro do NHNN không quản lý được các đối tượng trên. Qua đây, ta thấy việc thanh tra phát hiện kịp thời, xử lý các hành vi trên, đảm bảo các đối tượng thanh tra hoạt động theo đúng quy định pháp luật và đặt dưới sự quản lý của NHNN, giữ vững an toàn cho hệ thống tài chính là rất cần thiết.
Yêu cầu của pháp luật về quản trị, điều hành, kiểm toán đối với đối tượng Thanh tra Ngân hàng...Do đó, Thanh tra NHNN phải tiến hành xem xét các đối tượng thanh tra có đáp ứng được quy định pháp luật về quản trị, điều hành của TCTD như điều lệ hoạt động52, cơ cấu tổ chức quản lý của TCTD53, tiêu chuẩn, điều
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 44 SVTH: Lê Trang Yến Quyên
kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của TCTD54, quy định những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ, hay trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương củaTCTD55,…
Các đối tượng Thanh tra Ngân hàng có thực hiện đúng quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán độc lập nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm về tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ, chương trình kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật…
NHNN thông qua kết luận thanh tra có biện pháp xử lý và điều chỉnh về hoạt động quản trị, điều hành, bởi lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm, tìm ẩn nhiều rủi ro, bị ảnh hưởng nhiều từ thị trường tài chính quốc tế, do đó, cần có một đội ngũ lãnh đạo điều hành có đủ năng lực, đạo đức, đảm bảo các TCTD hoạt động có hiệu quả. Công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ được tiến hành đúng quy định, bảo đảm hiệu quả và an toàn trong hoạt động, bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời. Có thể nói đây là nội dung thanh tra quan trọng của NHNN nhằm giảm bớt gánh nặng quản lý của NHNN khi đối tượng thanh tra đã có cơ chế tốt trong vấn đề quản trị, điều hành, kiểm toán, và kiểm soát nội bộ.
Yêu cầu của pháp luật về huy động vốn, cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu và cho thuê tài chính. Hoạt động huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân, phát hành giấy tờ có giá như chúng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, để huy động vốn của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Chính sách khống chế lãi suất trần theo Điều 1 Thông tư 15/2013/TT-NHNN quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tỏ ra không mấy hiệu quả bởi trên thực tế nhiều TCTD thông qua các công ty con, công ty liên kết để thỏa thuận ngầm với khách hàng để huy động vốn với mức lãi suất cao hơn lãi suất trần của NHNN Việt Nam.
Mặt khác, Thanh tra NHNN còn xem xét hoạt động cho vay của đối tượng Thanh tra Ngân hàng. Thống đốc NHNN vừa điều chỉnh cho phép nhiều ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng năm 2013 lên 20%56, việc khống chế mức tăng
53Điều 33 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
54Điều 50 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
55Điều 33, 34 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
56Theo Bùi Nhơn, Nhiều ngân hàng thương mại được tăng trưởng tín dụng 20%.
http://phapluattp.vn/20131016111457242p0c1014/nhieu-ngan-hang-thuong-mai-duoc-tang-truong-tin-dung- 20.htm, truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2013.
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 45 SVTH: Lê Trang Yến Quyên
trưởng tín dụng như hiện nay, các TCTD bị hạn chế các hoạt động cho vay nên việc các TCTD muốn mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng lợi nhuận, các TCTD thông qua các công ty con, công ty liên kết của TCTD để lách luật đối phó với quy định của NHNN Việt Nam về tăng trưởng tín dụng.
Với sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh các TCTD đã tận dụng các công ty con, công ty liên kếtcủa TCTD để đẩy mạnh hoạt động cho vay mà không làm cho tỉ lệ tăng trưởng tín dụng vượt quá quy định hay vi phạm tỷ lệ an toàn khác do NHNN quy định. Vì thế, các TCTD không thể trực tiếp đẩy mạnh hoạt động cho vay và không thể ủy thác vốn qua công ty con trực thuộc của TCTD vì khi thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất sẽ bị NHNN phát hiện, do đó để tránh sự phát hiện của NHNN, TCTD sẽ ủy thác cho công ty liên kết thực hiện. Việc đẩy mạnh hoạt động cho vay như trên của tổ chức tín tìm ẩn rất nhiều rủi ro cho hệ thống TCTD.
Ở một khía cạnh khác, nếu tình hình tăng trưởng cho vay của các TCTD vẫn chưa khả quan thì áp lực về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là rất lớn. Nhưng cái khó của ngành ngân hàng vẫn là phải đẩy được vốn ra nền kinh tế, việc đẩy vốn vẫn là bài toán nan giải trong bối cảnh sức cầu yếu, doanh nghiệp không tha thiết mở rộng kinh doanh. Hiện nay có tới 70-80% doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu vay vốn. Vì vậy, nếu muốn đẩy tín dụng ra, thì chỉ có cách hạ chuẩn tín dụng, mà đây là điều không thể nên đành phải đẩy ra cho vay tiêu dùng.
Do đó các TCTD chuyển qua chương trình vay cá nhân. Tuy vậy, loại hình này luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Khi khách hàng “nhắm mắt” vay bằng mọi giá thì chắc chắn khả năng thu hồi vốn sẽ khó khăn, nợ xấu khó xử lý vì không có tài sản thế chấp. TCTD đang đứng trước áp lực tăng trưởng tín dụng nên tìm mọi cách đẩy vốn ra, trong đó có phát triển cho vay tiêu dùng. Đây có thể là mầm mống của rủi ro và nó có thể xảy ra sau vài năm tới. Qua đây, thông qua hoạt động của Thanh tra NHNN, đảm bảo hoạt động huy động vốn, cho vay, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu và cho thuê tài chính theo đúng quy định pháp luật, hạn chế rủi ro cho hệ thống TCTD.
NHNN tiến hành thanh tra các đối tượng thanh tra có tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của pháp luật về quản lý ngoại hối, quản lý kinh doanh vàng và có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm quy định như: Hành vi niêm yết công khai tỷ giá mua và bán ngoại tệ tại địa điểm giao dịch theo quy định của cấp có thẩm quyền; mua, bán, thanh toán ngoại tệ đối với khách hàng hoặc chi trả ngoại tệ của khách hàng gửi từ nước ngoài về Việt Nam, tỷ giá giao dịch theo quy định của NHNN; cho vay, cho thuê tài chính hoặc trả nợ trong nước bằng ngoại tệ; chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam; thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ với người
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 46 SVTH: Lê Trang Yến Quyên
nước ngoài; mua, bán, thanh toán, cho vay ngoại tệ với nhau hoặc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ.
Hay TCTD không chấp hành đúng quy định của pháp luật về trạng thái ngoại tệ hoặc trạng thái đồng Việt Nam; tổ chức có nguồn thu ngoại tệ chấp hành không đúng quy định của pháp luật về việc bán ngoại tệ thu được cho TCTD; tổ chức không chấp hành đúng quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài, về bảo lãnh và tái bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài; cá nhân, tổ chức mua, bán, sử dụng vàng tiêu chuẩn quốc tế không đúng quy định của pháp luật; cá nhân, tổ chức che giấu hoặc đồng lõa với hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối; cá nhân, tổ chức có nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài chấp hành không đúng quy định của pháp luật về việc chuyển ngoại tệ về nước; cá nhân, tổ chức hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc giấy phép hoạt động ngoại hối đã hết thời hạn hoặc bị đình chỉ; tổ chức không phải là TCTD thực hiện dịch vụ kiều hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp phép; cá nhân, tổ chức hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, vàng mà không có giấy phép của NHNN Việt Nam.
NHNNViệt Nam thanh tra việc chấp hành yêu cầu pháp luật về bảo đảm an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra như: Thanh tra việc chấp hành mở tài khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHNN; đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, bảo lãnh, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính; về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD như tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; về giới hạn góp vốn, mua cổ phần, chẳng hạn TCTD có hành vi góp vốn, mua cổ phần vào một doanh nghiệp hoặc tổng mức góp vốn, mua cổ phần trong tất cả các doanh nghiệp vượt mức tối đa theo quy định của pháp luật, TCTD cổ phần sử dụng vốn điều lệ và các quỹ để mua cổ phần, góp vốn với các cổ đông của chính TCTD cổ phần đó; về dự phòng rủi ro như phân loại tài sản "Có" hoạt động ngân hàng và trích lập dự phòng rủi ro, không trích lập dự phòng rủi ro hoặc sử dụng dự phòng rủi ro không đúng quy định, về trích lập và sử dụng các quỹ, về bảo hiểm tiền gửi…Đảm bảo cho TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả.
2.2.2.Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng Thanh tra Ngân hàng57.
Hoạt động thanh tra của NHNN tiến hành xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng Thanh tra Ngân hàng là thanh tra những vấn đề trong nội bộ của đối tượng thanh tra như sau:
GVHD: Lê Huỳnh Phương Chinh 47 SVTH: Lê Trang Yến Quyên
Về “vốn tự có” bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản “Nợ” khác của TCTD theo quy định của NHNN Việt Nam; tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD có duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ58; giới hạn tín dụng đối với khách hàng; tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh toán ngay (tại mọi thời điểm) và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian mộttháng tiếp theo, tỷ lệ tối thiểu bằng một giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian bảy ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy ngày làm việc tiếp theo; tình hình nợ xấu và phương pháp xử lý của đối tượng Thanh tra Ngân hàng.
Thanh tra NHNN sử dụng phương pháp đo lường, phương pháp định lượng nhằm xác định sự tác động của các chỉ tiêu đặc trưng đến rủi ro để đánh giá các loại rủi ro trong hệ thống TCTD, bao gồm rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.Rủi ro được hiểu là những biến cố có thể xảy ra nhưng không lường trước được. Khi thanh tra, việc nhận diện, đánh giá đúng về khả năng tồn tại, mức độ trọng yếu của rủi ro do gian lận, sai sót sẽ giúp xác định đúng đối tượng, phạm vi, nội dung thanh tra, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng thanh tra của NHNN Việt Nam.
Mục tiêu của thanh tra là kiểm tra và xác nhận mức độ tin cậy của các báo cáo mà đối tượng thanh tra gửi cho NHNN, cần phải phát hiện ra sai phạm, đặc biệt là những sai phạm trọng yếu. Việc nhận diện, đánh giá đúng các loại rủi ro là công việc cần thiết, bắt buộc đối với hoạt động thanh tra của NHNN.
TCTD cũng giống như các tổ chức kinh doanh khác, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Nhưngnội dung kinh doanh của TCTDrất đặc biệt,đối tượng kinh doanh là tiền tệ, và hình thức kinh doanh là bằng cách thu hút tiền tệ trong xã hội để cho vay. Hoạt động chính của TCTD là: Huy động vốn; cho vay; sử dụng vốn và thực hiện các dịch vụ trung gian như thu hộ, chi hộ khách hàng có tài khoản tiền gửi tại TCTD; dịch vụ chuyển khoản ở cùng một TCTD hay ở hai TCTD khác nhau; dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng, dịch vụ giữ hộ chứng từ, vật quý giá, dịch vụ chi lương cho các doanh nghiệp có nhu cầu; dịch vụ khấu trừ tự động…
TCTD là một trung gian tài chính, nên có thể “hứng chịu” rủi ro đến từ hai phía. Để nhận biết rủi ro trong ngân hàng cần quan sát và phân tích các hoạt động mà ngân hàng đang thực hiện. Hoạt động ngân hàng có đặc điểm như sau:
Đại bộ phận tiền vốn mà ngân hàng sử dụng trong kinh doanh không phải là