Chức năng của Marketing ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 25 - 26)

5. Bố cục luận văn

1.3.2. Chức năng của Marketing ngân hàng

Các mục tiêu, nhiệm vụ và công việc mà bộ phận Marketing phải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của mình chính là các chức năng của Marketing ngân hàng.

Thứ nhất, làm cho các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thích ứng với nhu cầu của thị trường:

Marketingtạo ra các sản phẩm dịch vụ tài chính tiện ích, hấp dẫn, mang lại sự thuận tiện và luôn đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng tạo ra lợi thế trong cạnh tranh cho ngân hàng.Thông qua việc nghiên cứu thị trƣờng xác định nhu cầu, mong muốn và những xu thế thay đổi nhu cầu và mong muốn của khách hàng; định hƣớng ngân hàng trong việc tạo ra sản phẩm tài chính gì, cung cấp cho đối tƣợng nào và vào lúc nào thì phù hợp nhất.

17

Thứ hai, thực hiện chức năng phân phối:

Đó chính là toàn bộ quá trình tổ chức đƣa thông tin và sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới các nhóm khách hàng đã chọn. Quá trình này bao gồm: Tìm hiểu và lựa chọn địa điểm triển khai sản phẩm dịch vụ; Thiết kế các tài liệu hƣớng dẫn tới khách hàng; Thu thập thông tin từ phản hồi từ khách hàng; Tổ chức các hoạt động hỗ trợ, phục vụ khách hàng; Nghiên cứu phát triển và cải tiến hệ thống kênh phân phối sản phẩm hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Thứ ba, thực hiện chức năng định hướng các hoạt động tiêu thụ, giao dịch trực tiếp:

Tiêu thụ sản phẩm dịch vụ ngân hàng phụ thuộc vào nhiều nhân tố, nhƣng quan trọng nhất là chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, sự hợp lý về giá và trình độ nghệ thuật bán hàng của các nhân viên giao dịch trực tiếp. Điều nay đòi hỏi các ngân hàng phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, định hƣớng một tiến trình bán hàng mà các nhân viên giao dịch cần phải tuân thủ: Tìm hiểu khách hàng; Chuẩn bị tiếp xúc với khách hàng; Tiếp cận khách hàng; Giới thiệu sản phẩm dịch vụ và hƣớng dẫn thủ tục sử dụng; Xử lí hợp lí những trục trặc xảy ra; Tiếp xúc cuối cùng với khách hàng.

Thứ tư, thực hiện chức năng yểm trợ:

Là chức năng hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt 3 chức năng trên và nâng cao khả năng an toàn của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Một số hoạt động điển hình nhƣ: Tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm; Quảng cáo, tuyên truyền; Xúc tiến bán hàng; Quan hệ công chúng; Hội chợ, hội nghị khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động marketing tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)