NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.4.1. Số lượng và cơ cấu lao động theo giới tính
Nhân tố lao động luôn được Nông trường coi trọng vì con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Đảm bảo về số lượng, chất lượng lao động luôn được Nông trường đưa lên hàng đầu. Để đạt được hiệu quả cao trong lao động sản xuất và khai thác mũ cao su cần phải hình thành được một lực lượng lao động tối ưu và phân công, bố trí lao động hợp lý. Hiện nay, Nông trường vẫn không ngừng bố trí sắp xếp sao cho có được đội ngũ cán bộ CNV chính quy, nòng cốt, có đủ trình độ văn hóa khoa học, kỹ thuật và tay nghề cao, có đủ sức khỏe để đảm bảo
những công việc Nông trường giao phó. Có thể nói lao động là nguồn lực vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất của bất cứ doanh nghiệp nào. Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương thì lao động là một trong những nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất.
Để hiểu về đặc điểm lao động của Nông trường Phú Xuân, ta đi xem xét các biểu thống kê về lao động sau đây:
Bảng 3.1: Tình hình lao động qua các năm nghiên cứu
ĐVT: lao động
Chỉ tiêu Năm 2013/2012 2014/2013
2012 2013 2014 (+/-) % (+/-) %
1. Lao động nam 214 244 255 30 14,02 11 4,5
2. Lao động nữ 344 353 365 9 2,62 12 3,4
3. Lao động gián tiếp 37 28 45 (9) (24,32) 17 60,7 4. Lao động trực tiếp 521 569 575 48 9,21 6 1,05
Tổng 558 597 620 39 6,99 23 3,85
Nguồn: Phòng tổ chức-hành chính
Nhận xét: Qua bảng trên, ta thấy tổng số lao động của Nông trường năm 2013 là 597 người tăng 6,99% so với năm 2012, năm 2014 lại có xu hướng tăng 3,85% so với năm 2013, tổng lao động trong Nông trường năm 2014 là 620 lao động. Lao động trực tiếp chiếm đa số trong tổng lao động của Nông trường. Trong đó nữ chiếm trung bình 59% tổng số lao động của Nông trường trong 3 năm. Do tính chất đặc thù của công việc nên số lao động nữ nhiều hơn số lượng nam. Điều này cũng gây mất cân đối cề cơ cấu giới tính trong Nông trường, gây khó khăn trong các hoạt động văn hóa chung của Nông trường. Lao động trực tiếp và gián tiếp của Nông trường được trả lương theo các hình thức khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ sự chênh lệch giới tính qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ quy mô lao động theo giới tính giai đoạn 2012-2014