Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu quản lý lương (Trang 39 - 41)

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu bộ máy quản lý

Giám đốc Nông trường:

Là người lãnh đạo cao nhất ở Nông trường, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Nông trường nhằm thực hiện hoàn thành kết quả sản xuất được giám đốc công ty giao và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Bộ phận bảo vệ Bộ phận HC- NS Bộ phận KT - SX Bộ phận Kế toán- tài vụ

Xây dựng các chính sách chất lượng trong Nông trường, cung cấp đầy đủ nguồn lực để duy trì hệ thống chất lượng. Đồng thời, theo dõi đánh giá hệ thống chất lượng nhằm nâng cao tính hiệu qủa của hệ thống quản lý chất lượng.

Điều hành toàn bộ hoạt động của Nông trường, ra quyết định sản xuất kế hoạch tài chính, lao động tiền lương, chế độ khen thưởng trong Nông trường trên cơ sở kế hoạch sản xuất, kế hoach tài chính được giám đốc công ty giao.

Đánh giá toàn bộ công tác của các phòng ban, đơn vị trực thuộc Nông trường, tham gia ý kiến trong công tác tổ chức quản lý của công ty và có quyền đề nghị đào tạo, khen thưởng, kỷ luật với cán bộ công nhân viên trong toàn bộ Nông trường.

Phó giám đốc:

Phó giám đốc phụ trách kỹ thật sản xuất chịu trách nhiệm thừa lệnh giám đốc điều hành và quản lý các nội dung công việc.

Phó giám đốc là người đại diện lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo phân công trực tiếp của giám đốc Nông trường.

Phó giám đốc là người điều hành đánh giá toàn bộ nhiệm vụ mà giám đốc Nông trường giao, tham gia ý kiến trong công tác tổ chức.

Bộ phận kế toán – tài vụ:

Là bộ phận trực tiếp hạch toán kết quả sản xuất và các hoạt động về tài chính như các chính sách lương bổng, trả lương…

Chịu trách nhiệm ghi chép, lập chứng từ ban đầu theo đúng quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm tổng hợp chứng từ theo một trình tự hợp lý, tổng hợp thực hiện kế hoạch sản xuất, lập bảng tổng kết tài sản, các báo cáo về kế toán (bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ…).

Phân tích tình hình tài chính của đơn vị để tham mưu cho giám đốc về công tác đầu tư thâm canh vườn cây, công tác sử dụng vốn, tài sản một cách có hiệu quả theo kế hoạch hàng tháng, hàng quý.

Bộ phận kỹ thuật – sản xuất:

Lập các kế hoạch sản xuất và các vấn đề kỹ thuật trong Nông trường.

Kiểm tra chất lượng vườn cây, theo dõi quá trình thực hiên kế hoạch định mức, kiểm tra tình hình khai thác, chất lượng mủ, tay nghề của công nhân khai thác.

Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong quá trình khai thác, đề xuất tham mưu cho lãnh đạo Nông trường về các biện pháp thâm canh vườn cây tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Tổ chức hướng dẫn cho công nhân lao động thi tay nghề nâng bậc lương theo quy định của luật lao động.

Kết hợp với các bộ phận khác xây dựng kế hoạch sản lượng hàng tháng, hàng quý, hàng năm… Hoàn thành báo cáo tiến độ thực hiện theo yêu cầu của giám đốc Nông trường.

Bộ phận tổ chức – hành chính:

Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự và tiếp nhận nhân sự khi có sự đồng ý của giám đốc.

Có chức năng quản lý và tham mưu cho ban giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tuyển chọn cán bộ công nhân viên, đề suất và giải quyết các vấn đề chinh sách, chế độ phân công và đào tạo cán bộ.

Xây dựng các định mức lương lao động, chế độ tiền lương và chế độ công tác thi đua khen thưởng.

Bộ phận bảo vệ:

Chịu trách nhiệm tăng cường công tác bảo vệ mủ trên lô, kịp thời trấn áp bọn tội phạm và gây rối cho Nông trường.

Phải hợp tác với công an xã tổ chức tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước với công nhân lao động.

Tổ chức công tác tuần tra canh gác và bảo vệ tính mạng cho công nhân lao động và nhân dân trên địa bàn Nông trường đang quản lý.

Một phần của tài liệu quản lý lương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w